Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Nghiên cứu phát triển cây Sì to (Valeriana jatamansi Jone) làm thuốc an thần, giảm đau và antistress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.75 MB, 210 trang )


BỘ Y TẾ
VIỆN DƯỢC LIỆU
W¹X


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY SÌ TO
(VALERIANA JATAMANSI JONES) LÀM THUỐC
AN THẦN, GIẢM ĐAU VÀ ANTISTRESS

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN DUY THUẦN
Cơ quan chủ trì đề tài :
VIỆN DƯỢC LIỆU






7403
09/6/2009


Hà Nội - 2008


BỘ Y TẾ
VIỆN DƯỢC LIỆU
W¹X



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN CÂY SÌ TO
(VALERIANA JATAMANSI JONES) LÀM THUỐC
AN THẦN, GIẢM ĐAU VÀ ANTISTRESS





Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Duy Thuần
Cơ quan chủ trì đề tài : Viện Dược Liệu
Cấp quản lý : Bộ Y Tế
Thời gian thực hiện : 30 tháng (6/2006 - 12/2008)
Kinh phí thực hiện đề tài: 350 triệu đồng (SNKH)


BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ

Tên đề tài: “Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana jatamansi Jones) làm
thuốc an thần, giảm đau và antistress”.
1. Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Duy Thuần
2. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Dược liệu
3. Cơ quan quản lý đề tài: Bộ Y tế
4. Danh sách những người thực hiện chính:
TT Họ và tên
1 TS. Nguyễn Duy Thuần
2. TS. Phạm Thanh Huyền
3 DS. Nguyễn Kim Phượng

4 DS. Nguyễn Kim Bích
5 ThS. Ngô Quốc Luật
6 TS. Ph
ạm Văn Thanh
7 TS. Lê Kim Loan
8 KS. Đinh Văn Mỵ
9 ThS. Nguyễn Chiến Binh
10 ThS. Nguyễn Thị Phương
11 ThS. Ngô Đức Phương
12 ThS. Lê Thanh Sơn
13 ThS. Nguyễn Quỳnh Nga
14 KS. Vũ Thị Tuyết Mai

5. Thời gian thực hiện đề tài:
Từ tháng 6 năm 2006 đến 12 năm 2008.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTP Bán thành phẩm
dd Dung dịch
DĐVN Dược điển Việt Nam
dl dược liệu
PE Polyethylen
SKĐ Sắc ký đồ
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TB Trung bình
TCCS Tiêu chuẩn cơ sở
TP Toàn phần




MỤC LỤC


Trang
Đặt vấn đề

1
I. Tổng quan
3
1. Giới thiệu về chi Valeriana L.
3
2. Các nghiên cứu về hóa học
4
3. Các nghiên cứu về dược lý và chế phẩm
7
II. Nguyên vật liệu, địa điểm và phương pháp nghiên cứu

12
2.1. Nguyên liệu, địa điểm và thiết bị dùng trong nghiên cứu

12
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
12
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
12
2.1.3. Thiết bị, hóa chất và động vật dùng trong nghiên cứu
12
2.2. Phương pháp nghiên cứu


14
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu nông học
14
2.2.2. Phương pháp định tính thành phần hóa hoc, chiết xuất và kiểm nghiệm 14
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính
17
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu dạng bào chế
24
2.2.5. Phương pháp xử lý kết quả
24
III. Kết quả nghiên cứu

25
3.1. Kết quả nghiên cứu phát triển nguồn nguyên liệu sì to (Valeriana
jatamansi Jones)

25
3.1.1. Khả năng nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính
25
3.1.2. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách và phân bón đến sinh trưởng phát
triển cây sì to

26
3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ, khoảng cách và phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất sì to

27
3.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển cây sì to
29
3.1.5. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến năng suất dược liệu

31
3.1.6. Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đế năng suất dược liệu
…………… ……… 32
3.1.7. Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng sì to
32
3.1.8. Triển khai trồng si to từ 2006 – 2008
34
3.2. Kết quả nghiên cứu hóa học, chiết xuất và phân tích kiểm nghiệm
… …… 36
3.2.1. Định tính các nhóm chất có trong thân rễ sì to
36
3.2.2. Kết quả định lượng và phân tích tinh dầu
37
3.2.3. Kết quả nghiên cứu về chiết xuất
39
3.2.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất BTP-bột “valeseda”
… ………. 40
3.2.5. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và bột BTP “valeseda”
45
3.2.5.1. Định tính 45
3.2.5.2. Định lượng
46
3.2.5.3. Đánh giá phương pháp định lượng đã xây dựng
48
3.2.5.4. Xây dựng chỉ tiêu đánh giá định lượng của TCCS dược liệu và bột
BTP “valeseda”
50
3.3. Kết quả nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính
52
3.3.1. Nghiên cứu tác dụng an thần, giảm đau và antistress

52
3.3.1.1. Tác dụng ức chế hoạt động tự nhiên của chuột
52
3.3.1.2. Tác dụng kéo dài giấc ngủ của thuốc ngủ barbiturat
53
3.3.1.3. Tác dụng giảm đau trên mô hình gây đau bằng acid acetic
53
3.3.1.4. Tác dụng giảm đau bằng nghiệm pháp đo độ chịu đau bằng tấm nóng
của sì to Việt Nam so sánh với bột Valeriane của Pháp
55
3.3.1.5. Tác dụng ức chế quá trình hình thành phản xạ có điều kiện
57
3.3.1.6. Nghiên cứu tác dụng antistress
58
3.3.2. Nghiên cứu độc tính
60
3.3.2.1. Xác định độc tính cấp LD
50
60
3.3.2.2. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn
60
3.3.2.2.1. Kết quả sinh hóa và huyết học
60
3.3.2.2.2. Kết quả xét nghiệm mô học
66
3.4. Nghiên cứu bào chế viên nang Valeseda
72
3.4.1. Nghiên cứu quy trình bào chế
72
3.4.2.Theo dõi độ ổn định của thuốc

73
IV. Bàn luận

75
V. Kết luận và đề nghị

83
Tài liệu tham khảo

85
Phần phụ lục

Phụ lục 1: TCCS thân rễ sì to
Phụ lục 2: TCCS bột BTP “valeseda”
Phụ lục 3: Quy trình bào chế viên nang valeseda
88
93
97



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Tỷ lệ ra chồi mới của sì to trồng ở Sa Pa và Tam Đảo
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách, phân bón NPK đến sự sinh trưởng và phát
triển của sì to sau 12 tháng trồng
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ khoảng cách và liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu
thành năng suất của sì to trồng ở Sa Pa và Tam Đảo
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của thờ
i vụ đến sinh trưởng phát triển và yếu tố cấu thành năng suất sì

to sau 12 tháng trồng ở Sa Pa - Lào Cai
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển và yếu tố cấu thành năng suất sì
to trồng ở Tam Đảo - Vĩnh Phúc
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của thời gian thu hoạch đến năng suất dược liệu sì to
Bảng 3.7. Kết quả trồng sì to trong giai đoạ
n 2006 - 2008
Bảng 3.8. Kết quả phân tích định tính thành phần hoá học (những nhóm chất chính).
Bảng 3.9. Hàm lượng tinh dầu thân rễ sì to thu hoạch năm 2006
Bảng 3.10. Hàm lượng tinh dầu thân rễ sì to thu hoạch năm 2007
Bảng 3.11. Kết quả phân tích tinh dầu bằng phương pháp GC/MS.
Bảng 3.12. Nghiên cứu xác định hiệu suất chiết xuất
Bảng 3.13. Kết quả nghiên cứu khảo sát chiết xuất trong môi trường kiềm khác nhau
Bảng 3.14. K
ết quả khảo sát độ pH cần thiết khi trung hòa kiềm.
Bảng 3.15. Khảo sát hiệu suất chiết xuất ở quy mô bán pilot
Bảng 3.16. Chiết xuất ở quy mô 5kg / mẻ với dược liệu thu ở Sa Pa
Bảng 3.17. Chiết xuất ở quy mô 5kg / mẻ với dược liệu thu ở Tam Đảo
Bảng 3.18. Xác định khoảng tuyến tính
Bảng 3.19: Xác định độ lặp lại
Bảng 3.20. Kết qu
ả khảo sát định lượng
Bảng 3.21. So sánh mức độ giảm hoạt động của các lô thử thuốc với lô đối chứng, với liều
uống của các lô = 200 mg bột chiết/kg thể trọng
Bảng 3.22. So sánh thời gian ngủ của bột Valeseda và bột "Valeriane" (liều 150 và 200mg
bột/kg thể trọng) với lô đối chứng
Bảng 3.23. So sánh tác dụng giảm đau của bột Valeseda với lô đối chứng, tham chiếu với bột
"Valeriane"
Bảng 3.24. So sánh mức độ giảm đau của bột Valeseda với với bột "Valeriane" (%)
Bảng 3.25: Thời gian chịu nóng trung bình của chuột ( đ.v: giây) ở các thời điểm khác nhau
B

ảng 3.26: So sánh thời gian chịu nóng sau khi uống thuốc với trước khi uống thuốc giữa lô
chứng với lô thử thuốc và lô tham chiếu
Bảng 3.27. Nghiên cứu thời gian để hình thành phản xạ có điều kiện
Bảng 3.28. Nghiên cứu thời gian để dập tắt phản xạ có điều kiện
Bảng 3.29. Mật độ quang của các lô thử (D)
Bảng 3.30. So sánh tác dụng antistress của Valeseda và Valeriane
Bảng 3.31. Số
chuột sống, chết trong các lô thí nghiệm
Bảng 3.32. So sánh các chỉ số sinh hoá và huyết học sau khi uống 15 ngày, 30 ngày và sau
khi ngừng uống 15 ngày với trước khi uống (lô uống bột Valeseda với liều 20
mg/kg)
Bảng 3.33: So sánh các chỉ số sinh hoá và huyết học sau khi uống 15 ngày, 30 ngày và sau
khi ngừng uống 15 ngày với trước khi uống (lô uống bột Valeseda với liều 200
mg/kg)
Bảng 3.34. So sánh các chỉ số sinh hoá và huyết học sau khi uống 15 ngày, 30 ngày và sau
khi ngừng uống 15 ngày v
ới trước khi uống ( lô đối chứng - uống nước)
Bảng 3.35. So sánh các chỉ số sinh hoá và huyết học giữa lô đối chứng và các lô thử
Valeseda vào các thời điểm: sau khi uống 15 ngày, 30 ngày và sau khi ngừng
uống 15 ngày
Bảng 3.36. Ảnh hưởng của dược rã đến chất lượng viên nang.
Bảng 3.37. Chất lượng viên sau thời gian bảo quản.
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Ruộng thí nghiệm trồng sì to
Hình 3.2. Thân rễ sì to
Hình 3.3. Mầm giống tách từ khóm sau khi thu hoạch thân rễ
Hình 3.4. Sắc ký đồ định tính dược liệu và sản phẩm BTP “valeseda”
Hình 3.5. Sắc ký đồ định lượng dược liệu (DL), bán thành phẩm (BTP- bột “valeseda)
Hình 3.6. Đồ thị xác định khoảng tuyến tính acid valerenic

Hình 3.7. Sắc ký đồ đo mật độ (densitometry) tính theo diện tích pic của acid valerenic, bước
sóng 500nm
Hình 3.8. Sắc ký đồ đo mật độ (densitometry) tính theo di
ện tích pic của dược liệu sì to,
bước sóng 500nm
Hình 3.8. Hình ảnh tế bào gan của thỏ lô chứng, sau 30 ngày uống nước
Hình 3.9. Hình ảnh tế bào gan của thỏ lô uống valeseda (20 mg/kg), sau 30 ngày uống thuốc
Hình 3.10. Hình ảnh tế bào gan của thỏ lô uống valeseda (200 mg/kg), sau 30 ngày uống
thuốc
Hình 3.11. Hình ảnh tế bào gan của thỏ lô uống valeseda (20 mg/kg) sau 15 ngày ngừng
thuốc
Hình 3.12. Hình ảnh tế bào gan của thỏ lô uống valeseda (200 mg/kg) sau 15 ngày ngừng
Hình 3.13. Hình ảnh tế bào thận của th
ỏ lô chứng, sau 30 ngày uống
Hình 3.14. Hình ảnh tế bào thận của thỏ lô uống valeseda (20 mg/kg) sau 30 ngày uống
thuốc
Hình 3.15. Hình ảnh tế bào thận của thỏ uống valeseda 200 mg/ kg, sau 30 ngày uống thuốc
Hình 3.16. Hình ảnh tế bào thận lô uống valeseda 20 mg/ kg, sau 15 ngày ngừng thuốc
Hình 3.17. Hình ảnh tế bàothận thỏ lô uống valeseda 200 mg/ kg, sau 15 ngày ngừng thuốc





1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Valeriana L. là một chi khá lớn, gồm khoảng hơn 200 loài phân bố chủ
yếu ở các vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật

Bản, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Lào ), châu Âu (Đức, Pháp, Áo, Anh,
Thụy Sĩ ) và châu Mỹ. Một số loài thuộc chi này đã được sử dụng làm thuốc
cách đây ít nhất 2000 năm. Chúng được phát hiện và được sử dụng như là một
thuốc an thần, chống co thắt, ch
ống co giật cơ bắp, hạ sốt.
Valeriana officinalis L. là loài cây thuốc được quan tâm nghiên cứu chi
tiết hơn cả. Trong nhiều năm qua, Valeriana officinalis L. luôn là một trong 10
thảo dược có doanh thu cao nhất trên thị trường thế giới, ví dụ: riêng tại Pháp
người ta ước tính hàng năm tiêu thụ được khoảng 50 tấn Valeriana officinalis
L Bên cạnh đó, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Java, Boelman và Ấn Độ, nước sắc
từ rễ của hai loài
V. hardwickii Wall. và V. jatamansi Jones cũng có tác dụng
dược lý tương tự như loài V. officinalis L. ở châu Âu.
Hiện nay, các chế phẩm từ V. officinalis L. đang được sử dụng rộng rãi,
đặc biệt ở một số nước châu Âu. Các chế phẩm từ Valeriana được đánh giá là
thuốc an thần, gây ngủ an toàn và hiệu quả, không gây nghiện và đã được đưa
vào Dược Điển của nhiều nước trên thế giới như
Đức, Pháp, Anh, Mỹ, Áo,
Italy, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc,…
Ở Việt Nam có hai loài gồm V. hardwickii Wall. được gọi là "Nữ lang";
và loài V. jatamansi Jones gọi là "Sì to", chúng đều được dùng làm thuốc an
thần, giảm đau trong trường hợp trẻ em bị sốt cao, quấy khóc, chữa đau họng,
chống co thắt, chữa bệnh tim và dùng cho phụ nữ sau khi sinh. Do trữ lượng ít,
phân bố hạn hẹp, nên trong nhiều năm nay hai loài cây này được đưa vào Sách
đỏ Vi
ệt Nam và đối tượng ưu tiên cần bảo tồn.


2


Sau một thời gian nghiên cứu bảo tồn và phát triển, loài sì to (V.
jatamansi Jones) đã được chúng tôi lựa chọn để triển khai các nghiên cứu phát
triển thuốc mới với tên đề tài
"Nghiên cứu phát triển cây sì to (Valeriana
jatamansi Jones) làm thuốc an thần, giảm đau và antistress".
Với mục tiêu:

- Nghiên cứu trồng cây sì to - Valeriana jatamansi Jones, phát triển
nguồn nguyên liệu làm thuốc.
- Nghiên cứu phân tích thành phần hoá học, xây dựng qui trình chiết
xuất nhóm hoạt chất; Xây dựng các tiêu chuẩn nguyên liệu, bán thành
phẩm chiết được.
- Nghiên cứu chứng minh tác dụng an thần, giảm đau, antistress và tính
an toàn của nhóm hoạt chất chiết được từ cây sì to - Valeriana
jatamansi Jones.









3

I. TỔNG QUAN

1. Giới thiệu về chi Valeriana L.
1.1. Nghiên cứu về thực vật

Chi Valeriana L. thuộc họ Valerianaceae, là một chi khá lớn, gồm hơn 200
loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm và cận nhiệt đới châu Á, châu Âu và
châu Mỹ [8], [9], [34], [36].
Ở Trung Quốc có 17 loài và 2 thứ, phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Nam, Hồ
Nam, Tứ Xuyên, Quí Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Tây Tạng [36]
Ấn Độ có 4 loài, đáng lưu ý là cả 4 loài này đều được dùng làm thuốc
trong đó có 3 loài phát triển rộng rãi và được dùng nhiều là Valeriana
officinalis L., V. hardwickii Wall. và V. jatamasi Jones [17], [18], [27], [30],
[32], [34].
Rất nhiều loài trong chi này được sử dụng làm thuốc như: Valeriana
celtica L., V. dioica L., V. montana L., V. officinalis L., V. saliunca All., V.
jatamasi Jones, V. hardwickii Wall., V. ceratophylla H.B.K., V. capensis
Thunb… [32].
Ở Việt Nam, theo các tài liệu hiện có hai loài là Valeriana hardwickii
Wall. được gọi là "Nữ lang" và Valeriana jatamansi Jones gọi là "Sì to". Cả hai
loài đều được dùng làm thuốc giảm đau, an thần trong trường hợp trẻ em bị sốt
cao, quấy khóc, chữa đau họng, chống co thắt, chữa bệnh tim và dùng cho phụ
nữ sau khi sinh [1], [5], [16], [22], [26], [34] . Do trữ lượng ít, phân bố hạn hẹp
nên nữ lang và sì to đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây
thuốc Việt Nam và hiện nay cả hai loài này đều là các đối tượng ưu tiên bảo tồn
[10], [19], [22].
Theo một số tài liệu đã công bố, hai loài nữ lang và sì to chỉ thấy phân bố ở
các tỉnh miền núi. Loài nữ lang tập trung nhi
ều hơn ở một số điểm giáp biên

4

giới phía Bắc như: Lào Cai (Sa Pa, Mường Khương, Bắc Hà); Hà Giang (Đồng
Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ); Lai Châu (Phong Thổ) ngoài ra còn phân bố ở vùng
núi cao các tỉnh phía Nam như Quảng Nam (Trà My); Kon Tum (Đắc Tô) và

Lâm Đồng (Đà Lạt). Còn loài sì to có phân bố hẹp hơn, hiện chỉ mới ghi nhận
được một số điểm thuộc vùng núi cao phía Bắc như: Nghệ An (Mường Lống);
Lào Cai (Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát) và Hà Giang (Đồng Văn, Mèo Vạc) [7], [16],
[28], [33], [34].
Đặc điểm hình thái của 2 loài này có th
ể tóm tắt như sau:
- V. hardwickii Wall.
Cây thảo, cao 60 -200 cm. Thân rễ ngắn. Thân thẳng, rỗng, có gân dọc,
phần sát gốc thường có ít lông thô. Lá ở gốc phần lớn chia thành 3 – 5 (7) thùy
lông chim sâu hoặc nông, ít khi có dạng không phân thùy. Khi phân thuỳ lông
chim thì thùy đỉnh to, hình trứng hoặc hình mác dạng trứng, dài 3,5 – 7 cm,
rộng 1,5 – 3 cm, chóp thuôn nhọn, gốc gần tròn, mép có răng, các thuỳ bên
tương đối nhỏ, cuống lá nhỏ và dài. Càng lên trên lá càng nhỏ dần, cuống lá
ngắn, phiến lá thường có lông ngắn. Cụm hoa sim tán dạng chùy tròn ở đỉ
nh
hoặc ở nách. Lá bắc thường dạng sợi lá bắc nhỏ hình trứng hơi hình tam giác,
mép nguyên hoặc có răng tù, ở trên cùng lá bắc nhỏ bằng 1/2 chiều dài quả
hoặc ngắn hơn. Hoa dạng loa kèn rộng nhỏ, trắng, tràng hoa dài 1,5 - 2,5 (3,5)
mm, thùy hình trứng thường dài bằng 1/2 tràng hoặc hơi thò. Quả nang hình
trứng, dài 2 - 2,5 mm, rộng 1 - 1,2 mm, quả có túm lông [15].
- V. jatamansi Jones
Cây thân thảo, cao 20 – 70 cm. Thân rễ to, có nhiều đốt ngắn và mọc ra
nhiều rễ chùm , có mùi nồng đặc biệt. Thân mộ
t hoặc nhiều mọc thành cụm. Lá
ở gốc phát triển, phiến lá hình tròn dạng tim đến hình tim dạng trứng, dài 2 – 9
cm, rộng 3 – 8 cm; mép có răng thưa dạng sóng, có lông ngắn; cuống lá dài gấp
2 - 3 lần phiến lá. Lá phần trên thường gồm hai dạng: dạng tim tròn gần như

5


không cuống, và những lá sát cụm hoa thường phân thuỳ lông chim, không
cuống. Cụm hoa sim tán ở đỉnh, lá bắc và lá bắc nhỏ hình dùi dài, sườn ở giữa
nhìn rõ; ở đỉnh có lá bắc nhỏ. Hoa trắng hoặc hơi phớt hồng, tạp tính, hoa cái
nhỏ, dài 1,5 mm, chỉ nhị cực ngắn đính ngay họng ống tràng, nhuỵ thò ra ngoài
tràng, đầu nhuỵ 3 thuỳ, hoa lưỡng tính tương đối to, dài 3 – 4 mm, nhị và nhuỵ
dài bằng tràng hoa. Quả nang hình trứng dài, quả có túm lông [15].
Cho đến tr
ước năm 2001, ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên
cứu nào đề cập đến việc trồng cây sì to để tạo nguyên liệu. Từ năm 2001 đến
năm 2003, Viện Dược liệu đã tiến hành nghiên cứu di thực cây sì to từ tự nhiên
vào trồng trọt. Kết quả cho thấy, việc nhân giống sì to bằng hạt là rất khó thực
hiện. Trong khi đó, việc nhân giống bằng vô tính (tách nhánh) lại cho kết quả
rất kh
ả quan. Qua quá trình nghiên cứu cũng đã khẳng định lượng bón phân
NPK có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây, cũng
như năng suất dược liệu. Với lượng phân bón 1.000 kg/ha đã cho kết quả tốt
nhất [12].
2. Các nghiên cứu về hoá học
Là một cây thuốc được dùng rất phổ biến, các loài trong chi Valeriana L.
đã được nghiên cứu rất kỹ về mặt hóa học, đặc biệt là loài
Valeriana officinalis
L.
 V. officinalis L. có chứa tinh dầu, sesquiterpenoid (acid valerenic), ester
epoxy iridoid (các hợp chất valepotriate) và alcaloid ngoài ra cũng có một
lượng nhỏ các acid phenolic, acid malic, đường, tanin, flavonoid, acid cafeic,
β-sitosterol, sáp, chất béo, nhựa, tinh bột , trong đó có các nhóm chất quan
trọng gồm:
- Tinh dầu và các sesquiterpen: (volatile oil) chiếm 0,2-2,8%: với thành
phần chủ yếu là bornyl acetat, valerianol, valerenal…, sesquiterpen có 3 loại
cấu trúc với cấu trúc căn bản là cyclopentane-sesquiterpenoids (acid valerenic,

acid acetoxyvalerenic, kessyl alcohol, kessyl acetat…) [20].

6


R
1
R
2
R1
R2
H
COOH Acid valerenic
OH COOH Acid hydroxyvalerenic
OAc
COOH Acid acetoxy valerianic
H CHO Valerenal

- Các ester epoxy iridoid (valepotriate): Chiếm tỷ lệ thấp từ 0,05%-0,67%,
các valepotriate là những alcolcó cấu trúc iridoid cyclopenta – (C) – pyran có
gắn với một cầu oxy (valtrate, isovaltrate, 12 chất liên quan), trong đó valtrate
và isovaltrate (90%) đó được chứng minh có tác dụng chống động kinh, an
thần, gây ngủ. Đây là nhóm hoạt chất có tác dụng dược lý quan trọng nhất và
thường được có mặt trong các sản phẩm thương mại [20].



- Công thức cấu tạo chung nhóm ester
epoxy iridoid



- Các alcaloid
Rễ khô chứa 0,05% đến 0,1% alkaloid đó là các valerianin, valerin,
actinidin… [24]
 Một số tài liệu cũng đã công bố thành phần hóa học của loài V. jatamansi
Jones và một số loài khác cũng tương tự thành phần hóa học của V. officinalis
O
O
R 1
O
R 2
O
R 3
O
H
O
R
H

kessyl alcohol (R=OH)
kessyl acetat (R=OAc)


7

L. nghĩa là trong thân rễ của chúng có nhiều thành phần trong đó có các nhóm
chính là tinh dầu, các dẫn chất của acid valerenic và các esters epoxy iridoid
(valepotriate) nhưng hàm lượng có khác nhau [21], [25]. Năm 2002 và 2003,
Marder M và cộng sự đã lần lượt phân lập được 2 flavonoid mới từ Valeriana
wallichii (tên đồng nghĩa của loài Valeriana jatamansi) là 6-methylapigenin và

2S (-)- hesperidin. [29].
Ở Việt Nam, trong nghiên cứu sơ bộ về thành phần hóa học của nữ lang
và sì to đã cho thấy, trong rễ nữ lang (Valeriana hardwickii Wall.) có tinh dầu,
flavonoid, alcaloid, coumarin, saponin, phytosterol. Trong thân rễ sì to, ngoài
các thành phần nh
ư của loài nữ lang còn có tanin. Đã xác định hàm lượng các
chất tan trong dầu, lần lượt trong nữ lang và sì to là 10,84% và 8,12%. Tuy
nhiên, đây chỉ là những kết quả nghiên cứu sơ bộ về 2 loài cây thuộc chi
Valeriana ở Việt Nam [12].
3. Nghiên cứu về dược lý và các chế phẩm
Trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Âu và châu Á đã dùng phổ biến
Valeriana officinalis L., như là một loại thuốc cổ truyền từ thế kỷ thứ nh
ất sau
công nguyên. Bắt đầu từ thế kỷ 17 nó được biết đến như là loại thảo dược có tác
dụng an thần, đến thế kỷ 19 chúng được chấp nhận một cách rộng rãi để điều trị
chứng mất ngủ, co giật. Hiện nay loài Valeriana officinalis L. đặc biệt được
quan tâm, là một trong 10 thảo dược có doanh thu cao nhất trên thị trường thế
giới. Loài này có nguồn gốc châu Âu và châu Á. Ở Trung Quốc ng
ười ta dùng
nó dưới dạng nước sắc và dung dịch cồn của rễ cây làm thuốc chống co thắt,
làm dịu sự co giật cơ bắp, sự quá kích động, giảm sốt. Các chế phẩm từ
Valeriana rất phong phú, đa dạng: dưới dạng chè thuốc, thực phẩm chức năng,
thuốc viên (viên nang, viên nhộng); dạng bột bán thành phẩm với tên
“valeriane” cũng được bán phổ biến trên thị trường.
Bên cạnh đ
ó, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Java và Ấn Độ, người ta đã dùng
nước sắc từ rễ của hai loài V. hardwickii Wall. và V. jatamansi Jones với tác

8


dụng bổ thần kinh và an thần tương tự như loài V. officinalis L. ở châu Âu [18],
[33], [34], [35].
Như đã nói ở trên, trong thành phần của Valeriana wallichii (tên đồng
nghĩa của V. jatamansi) có 2S (-)- hesperidin và 6-methylapigenin (MA).
Hesperidin là một flavonoid có đặc tính an thần, giảm đau và gây ngủ. MA có
đặc tính chống lo âu và giúp đặc tính gây ngủ của hesperidin trở nên có hiệu lực
[29]. Hesperidin có tương tác hợp đồng với diazepam (1 loại thuốc an thần),
qua đó mở ra hướng sử dụng hesperidin để giả
m liều trị bệnh hiệu quả của
benzodiazepin [23].
Valeriana hardwickii Wall. được nhân dân Ấn Độ dùng làm thuốc khá
phổ biến dưới tên biệt dược là Taggar, thuốc này có tác dụng tương tự như
thuốc làm từ Valeriana jatamansi Jones, trong thành phần của thuốc chứa 1%
tinh dầu (chủ yếu valerenic acid), 3,13% tanin [32]. Một tài liệu khác đã công
bố dịch chiết methanol của rễ cây V. fauriei (Japanese Valerian) cũng được
dùng làm thuốc giảm đau [31].
Đã có nhiều nghiên c
ứu về dược lý của từng thành phần hoạt chất có
trong các loài thuộc chi Valeriana, chủ yếu tập trung vào tác dụng an thần,
chống co thắt và đi đến kết luận rằng tác dụng an thần gây ngủ của Valeriana
không do một đơn chất quyết định, nó là tổng hợp các chất trong dịch chiết
quyết định. Trong đó hợp chất quan trọng nhất là các sesquiterpen (acid
valerenic, dẫn chất của acid valerenic). Những h
ợp chất này có đặc tính chống
co thắt, chống co giật, hạ huyết áp, an thần, gây ngủ. Ngày nay, nhiều tác giả
khẳng định sesquiterpen (acid valerenic, dẫn chất của acid valerenic) và các
iridoid ester (valepotriate) là thành phần có tác dụng dược lý [37].
Thuốc từ Valeriana không chỉ dừng lại ở thử nghiệm dược lý mà đã
nghiên cứu trên lâm sàng ở qui mô lớn, kết quả thử nghiệm đảm bảo độ tin cậy
cao.


9

Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với placebo trên lâm sàng ở
một nhóm bệnh nhân bị bệnh rối loạn giấc ngủ được dùng thuốc Hop-Valeriana
và benzodiazepin, sau một đợt điều trị khoảng 2 tuần kết quả cho thấy chất
lượng giấc ngủ, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống cải thiện rõ rệt ở chế phẩm
thuốc từ Valeriana.
Một nghiên cứ
u mù đôi, có đối chứng với placebo, có kiểm tra chéo trên
128 bệnh nhân tình nguyện, dùng dịch chiết nước khô rễ Valeriana (3:1) và
placebo kết quả: dịch chiết Valeriana có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cũng trong một thí nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên có đối chứng với placebo
trên 27 bệnh nhân tình nguyện (nam và nữ trưởng thành) bị mất ngủ, dùng
thuốc Valeriana-Natt
®
và placebo, có 89% cải thiện giấc ngủ tốt, trong đó 44%
có được giấc ngủ sâu, so với placebo thì bệnh nhân dùng thuốc có hiệu quả hơn
khoảng 78%, không có thông báo về tác dụng phụ.
Một nghiên cứu khác trên 14 bệnh nhân nữ cao tuổi mất ngủ kéo dài trên
7 ngày, 8 bệnh nhân dùng thuốc Valeriane -Nat
®
3v/ ngày x 3lần, 6 bệnh nhân
dùng placebo, kết quả nhóm được điều trị bằng thuốc cải thiện chất lượng giấc
ngủ tốt.
Ngoài ra những nghiên cứu khác được tiến hành trên 80 bệnh nhân cao
tuổi mắc chứng mất ngủ do căn nguyên thần kinh, điều trị bằng Valdispert
6v/24h và placebo dựa trên những đánh giá khách quan và chủ quan nhóm được
điều trị bằng thuốc cải thiện được tình trạng bệ
nh rất tốt sau một đợt điều trị 14

ngày. Cũng một nghiên cứu lâm sàng trên hơn một nghìn bệnh nhân trong đó có
người già, trẻ em, phụ nữ, người trưởng thành, được điều trị bằng thuốc
Baldrian-Dispert trong 10 ngày các triệu chứng đều tiến triển theo chiều hướng
tốt. Tuy nhiên, có 8 bệnh nhân được thông báo có tác dụng phụ như kích ứng dạ
dày, đau đầu. So với dùng các thuốc ngủ thông thường khác việ
c dùng
Valeriane không gây giảm tỉnh táo sau buổi sáng, vì vây thuốc này rất tốt cho
người làm công việc vận hành máy móc hoặc công việc cần tập trung cao. Bệnh
nhân dùng Valeriane không bị thay đổi về các chỉ số sinh hoá, cân nặng, huyết

10

áp, máu và cũng không có bất kỳ thông báo nào về độc tính cấp khi điều trị
bằng Valeriane.
Valeriane có thể dùng dạng đơn hoặc kết hợp với một số loại dược liệu
khác nhau để cho các sản phẩm khác nhau, mỗi sản phẩm có tác dụng dược lý
khác nhau [22]. Chẳng hạn, kết hợp với cây hoa bia (Humulus lupulus L.
Cannabinaceae) thay thế benzodiazepin trong điều trị chứng mất ngủ do lo âu,
buồn phiền, hoặc sả
n phẩm phối hợp với cây ban (Hypericum perforatum) để
thay thế Diazepam hoặc là sản phẩm kết hợp với long não (Cinnamomum
camphora L.); ngoài ra Valeriane còn kết hợp với lạc tiên, tinh dầu lá chanh,
tinh dầu bạc hà.
Có rất nhiều dạng sản phẩm thuốc từ Valeriana officinalis L. như: nước
sắc, cao cồn pha trong sữa, nước hoa quả và dạng dịch ngâm lạnh, chè thuốc
hoà tan, cồn thuốc, dịch nước ép, viên nén, viên nén bao phim dưới nhiều tên
thương mại khác nhau như:
- Viên nén Valeriana Natt
®
: 100mg bột valeriane, 45 mg bột chiết từ hoa

bia (hops), 25mg tinh dầu lá chanh (≈ 162mg lá khô) và tá dược
- Viên nén bao phim Valdsipert
®
forte: 45mg bột Valeriane (tương đương
270mg rễ khô)
- Beruhigungstee I (Sedative Tea I): 40% rễ valerian, 20% hoa bia, 15%
tinh dầu lá chanh, 15% tinh dầu bạc hà, 10% vỏ cam.
Ngoài ra, còn có các sản phẩm: Valerian PE 0,8% (có 0,8% acid
valerenic), viên nén bao phim: Baldrian–Planzeesaft Nerventrost
®
, Valdispert
®

Dragee’, chè an thần tác dụng dịu thần kinh: Nerven-und Schlaf-Tea N, Species
Sedativae AB [22].
Các sản phẩm từ chi Valeriana L. hiện đang bán trên thị trường chiếm ưu
thế thường có nguồn gốc từ Bỉ, Pháp, sau đó là Nga, Trung Quốc. Ngày nay
chúng chính thức được đưa vào dược điển các nước như Áo, Pháp, Đức, Anh,
Hungary, Nga, Thuỵ Sĩ, châu Âu, một số quốc gia khác (BP, 1998; Bradley,

11

1992; DAB,1997; Newall et al., 1996; OAB, 1981; Ph. Fr X, 1990; Ph. Eur. 3,
1997; Ph. Helv. VII, 1987; Ph. Hg, 1986; USR X, 1973; Wichtl and Bisset,
1994). Rễ của loài V. fauriei Briquet) đã được chính thức đưa vào Dược Điển
Nhật (JP XII, 1993) và rễ của loài V. jatamansi Jones cũng đã được đưa vào
Dược điển Ấn Độ.
Từ năm 2001 đến 2003, đã tiến hành chiết cao toàn phần từ thân rễ sì to
bằng cồn ethylic và thử tác dụng của cao này trên hoạt động tự nhiên và tác
dụng kéo dài giấc ng

ủ gây bởi thiopental ở chuột nhắt. Kết quả là với liều cao
chiết tương đương 16,2g dược liệu/kg thân rễ sì to là giảm hoạt động của chuột
đến 81,2% (đạt ý nghĩa thống kê) và kéo dài giấc ngủ của chuột gây ngủ bằng
thiopental 188,5% (đạt ý nghĩa thống kê) [12].
Tóm lại: Kể từ thập niên 60 của thế kỷ 20 trở lại đây có hơn 200 công
trình nghiên cứu khoa học về chi Valeriana L Điều này chứng tỏ giá trị chữa
bệnh và giá trị thương mại của chúng là rất lớn.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch chiết Valeriana có tác dụng an thần,
chống stress, chống lại sự lo âu, hỗ trợ và cải thiện giấc ngủ, chống co giật, hạ
huyết áp, chống lợi niệu, chống hoại tử gan và tác dụng kháng khuẩn, chống co
thắt, điều tr
ị sốt nhẹ. Loài Valeriana officinalis L., đã được nghiên cứu rất đầy
đủ và đã được dùng làm thuốc bán dưới nhiều tên thương mại. Đây là một trong
những tiền đề quan trọng giúp chúng ta nghiên cứu và khai thác, sử dụng những
loài khác trong chi Valeriana L., cụ thể ở nước ta hiện nay có hai loài phổ biến
là loài Valeriana jatamansi Jones và Valeriana hardwickii Wall.
Trong phạm vi nghiên cứu của để tài này, chúng tôi nghiên cứu phát triển
toàn diện về loài Valeriana jatamansi Jones để làm thuốc.


12

II. NGUYÊN VẬT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu, địa điểm và thiết bị dùng trong nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
- Cây giống sì to được thu mua từ địa phương (Sa Pa – Lào Cai) tháng 8/2006
và từ các ruộng trồng nghiên cứu tại Sa Pa và Tam Đảo vào tháng 8-9 các năm
2007 và 2008 (được tách từ các khóm cây đến mùa thu hoạch).
- Thân rễ của cây 1 năm tuổi thu vào tháng 8 của các năm 2007 và 2008, dùng
cho nghiên cứu hóa học, chiết xuất, phân tich kiểm nghiệm và bào chế.

- Bột "valeseda" bán thành phẩ
m (BTP): cung cấp cho nghiên cứu kiểm
nghiệm, dược lý và bào chế thuốc.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu về trồng trọt:
- Xã Bản Khoang và thị trấn Sa Pa (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai).
- Trại nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo - Viện Dược liệu (Vĩnh
Phúc)
+ Nghiên cứu về hóa học, dược lý và bào chế: Khoa Hóa thực vật, Khoa Hóa
phân tích - Tiêu chuẩn, Khoa Dược lý - Sinh hóa và Khoa Bào chế - Viện Dược
liệu, 3B Quang Trung, Hà Nộ
i
2.1.3. Thiết bị, hóa chất và động vật dùng trong nghiên cứu
+ Thiết bị dùng trong nghiên cứu:
- Các dung môi, hoá chất dùng trong chiết xuất, loại kỹ thuật (P) và
dùng trong các kỹ thuật sắc ký loại tinh khiết (PA).
- Thuốc thử dùng trong các phản ứng hoá học, nhuộm vi phẫu đạt tiêu
chuẩn theo DĐVNII.
- Bản mỏng silica gel F
245
bản nhôm tráng sẵn (Merck).
- Máy cất quay Biichi (Thuỵ Điển) loại: 2 lít và 20 lít.

13

- Hệ thống chiết pha rắn LiChropher 12 với các cột chiết pha rắn khác
nhau, Máy sắc ký lỏng cao áp Shimadzu phân tích và điều chế LC
10AT vp, detector chuỗi diod SPD-M10Avp.
- Máy sắc ký khí khối phổ Shimadzu GCMS –QP2010.
- Máy Scanner SKLM Camag Reprostar 3.

- Kính hiển vi AXIOSKOP 40 chụp ảnh kỹ thuật.
- Bơm tiêm có kim cong đầu tù
- Các bộ kít định lượng GOT (ASAT), GPT (ALAT), Ure, Creatinin,
Protein toàn phần, Bilirubin toàn phần do hãng Human cung cấp
- Các bộ kít đếm Hồng cầu, Bạch cầu, Hemoglobin, do hãng Sysmex
cung cấp.
- Đồng hồ bấm giây
- Máy định lượng sinh hoá bán tự động Scout – Italia.
- Máy phân tích máu tự động Sysmex KX 21 – Mỹ.
- Máy gây phản xạ có điều kiện, sản phẩm của hãng Ugo - Basile
- Máy ghi hoạt động tự nhiên của chuột
+ Động vật thí nghiệm:
- Chuột nhắt trắng, cả chuột đực và chuột cái, trọng lượng từ 20 - 22g,
khoẻ mạnh đạt tiêu chuẩn thí nghiệm, do Viện V
ệ sinh dịch tễ cung cấp
- Chuột cống trắng còn non, cả chuột đực và chuột cái, khoẻ mạnh, đạt
tiêu chuẩn thí nghiệm, trọng lượng 50 - 60g
- Thỏ trưởng thành, cả thỏ đực và thỏ cái, trọng lượng từ 2,0 – 2,l4kg, thỏ
khoẻ mạnh, đạt tiêu chuẩn thí nghiệm
+ Thuốc ngủ Barbiturat: Thiopental dạng tiêm - Sản phẩm của Germany
+ Dung dịch NaCl 0,9% tiệt trùng
+ Mẫu thử:
- Bột bán thành phẩm chiết t
ừ rễ sì to (Valeseda).
- Bột "Valeriane" - của hãng DELPECH (Pháp) và viên nang Valeriane
của hãng Arkopharma (Pháp) dùng để nghiên cứu so sánh.
- Acid valerenia tinh khiết (chuẩn).

14


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Các phương pháp nghiên cứu nông học
Các thí nghiệm được tiến hành theo Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
(Phạm Chí Thành, 1976) [11] và Kỹ thuật trồng cây thuốc (Viện Dược liệu,
1976) [14]:
- Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên,
nhắc lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm 9 m
2
.
+ Đánh giá sự ảnh hưởng của mật độ khoảng cách, phân bón NPK đến sự
sinh trưởng phát triển và năng suất của sì to. Triển khai trồng sì to trên nền phân
chuồng (10 tấn / ha), phân vi sinh Sông Gianh (300 kg / ha), tro và mùn núi
theo các các công thức: CT1 - 30 x 30cm: 1000kg NPK / ha; CT2 - 30 x 30 cm:
không bón NPK; CT3 - 40 x 40 cm: 1000kg NPK / ha; CT4 - 40 x 40 cm:
không bón NPK.
+ Đánh giá sự ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sự sinh trưởng phát triển và
năng suất của sì to
- Ở Sa Pa: trồng vào 3 thời vụ: 12 / 8, 12 / 9 và 10 / 10 / 2006 trên nền
phân chuồ
ng, phân vi sinh, tro và mùn núi với các công thức thí nghiệm
nêu trên.
- Ở Tam Đảo: trồng vào 3 thời vụ: 12 / 10, 12 / 11 và 12 / 12 / 2007 trên
nền phân chuồng, phân vi sinh, tro và mùn núi với các công thức thí
nghiệm nêu trên.
2.2.2. Phân tích định tính thành phần hoá học, chiết xuất và kiểm nghiệm:
(theo các tài liệu hoá học và DĐVN III)
• Nghiên cứu định tính:
Sử dụng các phản ứng màu, kết tủa, những phản ứng đặc trưng khác với các
nhóm chất và phương pháp phân tích bằng sắc kí lớp m
ỏng .

• Nghiên cứu về phương pháp chiết xuất:

15

- Dựa vào độ tan của các thành phần hoạt chất trong các loại dung môi có
độ phân cực khác nhau để lựa chọn dung môi sử dụng chiết xuất.
- Dựa vào khả năng hoà tan của các tạp chất trong các dung môi để tìm
phương pháp và tìm dung môi loại tạp.
Nghiên cứu ở qui mô phòng thí nghiệm: với qui mô chiết một mẻ nghiên
cứu là từ 100- 200g.
Các yếu tố cần quan tâm:
- Loại dung môi sử dụng.
- Tỉ lệ giữa dung môi và d
ược liệu.
- Nhiệt độ chiết xuất
- Thời gian chiết.
Và so sánh hiệu suất chiết xuất và sắc kí đồ của sắc kí lớp mỏng.
Nghiên cứu ở qui mô bán pilôt: ở qui mô này sẽ chiết mỗi mẻ khoảng
2kg- 5 kg dược liệu:
+ Sử dụng thiết bị chiết có dung tích 20 lít- 50 lít.
+ Các thiết bị lọc, tủa, sấy tương tự điều kiện sản xuất sản xuấ
t.
+ Khi tiến hành chiết xuất sử dụng các điều kiện tối ưu.
• Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn dược liệu và sản phẩm Valeseda
+ Mô tả đặc điểm hình thái, đặc điểm vi phẫu và bột dược liệu (Dược
liệu): thể hiện đặc trưng của loài, dược liệu.
+ Định tính: Xây dựng vân tay SKLM định hướng xác định nhóm hoạt
chất sesquiterpen- acid (acid valerenic), gồm có các bước kh
ảo sát như
sau:

Chuẩn bị mẫu chấm sắc ký: tiến hành khảo sát lựa chọn dung môi chiết phù hợp
để chiết được tối đa thành phần nhóm chất định hướng phân tích và loại tạp
chất. Các dung môi được áp dụng khảo sát gồm có: methanol, chloroform,
dichlormethan.

16

Phương pháp loại tạp được áp dụng: chiết nhóm sesquiterpen-acid trong các
môi trường có PH khác nhau để loại tạp.
Lớp mỏng: Silica gel G Merck (Bản tráng sẵn).
Hệ dung môi sắc ký: Tiến hành khảo sát lựa chọn hệ dung môi sắc ký phù hợp.
Một số hệ dung môi được áp dụng tách các thành phần terpenoid:
1. N hexan - ethylacetat (2 : 1)
2. Toluen – ethylacetat – aceton - acid formic (10 : 2 : 2 : 1)
3. N hexan - ethylacetat - acid acetic glacial (65 : 35 : 0,5)
4. Toluen: ethylacetat - acid acetic glacial (75 : 20 : 5)
5. Toluen: ethylacetat - acid acetic glacial (75 : 25 : 0,5)
6. Toluen - ethylacetat (75 : 25 ) và amoniac bão hoà
7. Chloroform - methanol (95 : 5)
Phát hiện: Một số thuốc thử
được áp dụng phát hiện terpenoid: Anisaldehyd-
acid sulphuric, vanilin - acid sulphuric, acid sulphuric, phosphomolipdic acid.
Sau phản ứng với các loại thuốc thử trên, các sản phẩm được tạo thành có màu
sắc khác nhau thể hiện đặc trưng cho mỗi thành phần terpenoid của dược liệu.
+ Định lượng: Xây dựng phương pháp định lượng TLC-SCANNER xác
định thành phần hoạt chất thuộc nhóm sesquiterpen- acid của dược liệu và sản
phẩm sì to, tính theo acid valerenic.
Kỹ thuật TLC-SCANNER được tiến hành theo qui định như đã ghi trong

TQ 2000. Tiến hành khảo sát xây dựng phương pháp định lượng gồm có các

bước như sau:
Chuẩn bị mẫu chấm sắc ký : Được tiến hành khảo sát giống như chuẩn bị mẫu ở
mục định tính.
Lớp mỏng : Silica gel G Merck (Bản tráng sẵn)
Hệ dung môi sắc ký: Được tiến hành khảo sát giống như đã ghi ở mục định tính
Phát hiện : Tiến hành khảo sát lựa chọn cách phát hi
ện phù hợp: về loại thuốc
thử, điều kiện tạo sản phẩm dẫn xuất với thuốc thử (nhiệt độ thời, gian phản
ứng), chọn bước sóng đo.

×