Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Một số bài viết nói về cây chùm ngây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.56 KB, 2 trang )

Một số bài viết về cây chùm ngây
Từ Mỹ, TS Trần Tiễn Khanh và bà xã của ông, Nguyễn Khoa Diệu Lê gửi về cho chúng tôi một bì
hạt giống. Hóa ra không chỉ giúp VN theo dõi các dự báo khí tượng thủy văn tại website
vnbaolut.com mà ông bà còn muốn giúp các vùng nghèo khó vươn lên.
Cây Moringa, được một số nhà khoa học gọi là "cây phép lạ - miracle tree" vì nó có thể giúp chống
nạn thiếu dinh dưỡng và nhiều chứng bệnh khắp trên thế giới, nhất là ở những vùng đang phát triển
ở châu Á và châu Phi. Ngay ở Mỹ và các nước ở châu Âu cũng có bán các
loại nước uống, thuốc viên vitamin được chế biến từ cây thần diệu này. Ước
tính đã có 1,3 tỉ người thường xuyên dùng các sản phẩm của Moringa.
Người ta đầy cảm hứng với Moringa. Ở châu Phi, Nam Mỹ các nghệ nhân
thường dùng biểu tượng Moringa để làm hoa văn chủ đạo trên các tác phẩm
gốm.
Cây có tên khoa học Moringa Olefera. Cây này đã được biết đến và dùng
nhiều từ hơn nghìn năm nay ở các nước với nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý
và Ấn Độ. Dầu được biết đến từ thời xa xưa nhưng đến ngày nay, khoa học
hiện đại mới chứng minh đầy đủ các hiệu quả hữu ích của cây Moringa. Vì
thế hiện nay đang có chương trình khuyến khích trồng cây Moringa ở trên
80 quốc gia trên toàn thế giới.
Theo bà Nguyễn Khoa Diệu Lê, người đã trồng Moringa trong chậu tại
nhà riêng ở Nevada (Mỹ), cây Moringa rất dễ trồng và chóng lớn. Cây đã được trồng ở những vùng
đất xấu như ở miền núi, biển. Cây cao đến tám mét với tàng lá rộng gần một mét. Sau khoảng tám
tháng, cây có hoa thơm màu trắng và trái dài như trái mướp ngọt. Trừ vỏ cây có độc, hầu như mọi
phần khác của cây Moringa đều ăn được. Lá cây có thể nấu canh hoặc ăn như rau sống. Lá và hoa
cũng có thể nghiền thành bột để uống như trà.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá và hoa có nhiều vitamin C hơn trái cam
bảy lần, bốn lần chất calcium và hai lần protein của sữa, bốn lần vitamin A
của cà rốt, ba lần chất sắt của rau nhiếp (spinach) và ba lần chất potassium
của chuối. Trái và hột cây Moringa cũng ăn được, hột cây có mùi vị như
măng tây (asparagus). Trong hoa và rễ cây Moringa có chất pterygospermin
là một trụ sinh (antibiotic) rất mạnh để chống các vi trùng. Lá và hoa đã
được dùng để chữa nhiều bệnh như cảm cúm, bao tử, gan, tiểu đường, tim.


Ngoài ra cây Moringa còn có nhiều ứng dụng khác, như hột cây được dùng
để lọc nước.
Cây rất dễ trồng vì có thể mọc từ hột và bằng cách cắm cành xuống đất. Vì
các chất dinh dưỡng cao nên hiện nay các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế
thế giới và nhiều cơ quan thiện nguyện đang khuyến khích và hỗ trợ việc
trồng cây Moringa. Nếu được trồng nhiều ở các vùng đất khô cằn, nhiều
nắng hạn và thiên tai ở nước ta, cây Moringa có thể giúp chống nạn thiếu
dinh dưỡng của người dân ở những vùng xa vùng sâu. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thông tin tại
website www.marikosfamilyfarm.com hoặc vào Google, gõ
Moringa sẽ có nhiều thông tin và hình ảnh đầy thuyết phục về loại
cây thần diệu này.
TS Trần Tiễn Khanh cho biết, ông thường dùng lá của Moringa
làm rau sống cho vơi nỗi nhớ VN. Nhiều kiều bào ở Mỹ cũng đang
làm như ông. Ông nói: "Cây Moringa rất khỏe và dễ tính. Cây sống
tốt tại những vùng đất cát, khô cằn như ở Bình Thuận, Ninh Thuận.
Có thể ở VN có chi cây này nhưng các nhà khoa học đã không để
ý. Muốn tìm hiểu sâu, hãy vào trang web của Đại học Purdue (
www.hort.purdue.edu ). Họ giới thiệu khá chi tiết về Moringa".
Lá và hoa Moringa -
Ảnh do bà Nguyễn
Khoa Diệu Lê cung
cấp
Trên cát, cây
Moringa vẫn sống -
Ảnh do bà Nguyễn
Khoa Diệu Lê cung
cấp
Hạt Moringa - Ảnh: Đ.N.K
Chúng tôi đã lần lượt chuyển 100 hạt giống Moringa của ông bà Trần Tiễn Khanh đến một số bạn
đọc là nông dân ở Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng. Hy vọng cây "thần diệu" này sẽ phát triển

mạnh mẽ tại VN.
********************************************************************************
Như TN đã giới thiệu về "cây thần diệu" Moringa - tức là cây chùm ngây, rất có ý nghĩa trong việc
chống suy dinh dưỡng tại các khu vực đói nghèo. Chùm ngây không chỉ
là thực phẩm mà còn là dược liệu.
Theo lương y Nguyễn Công Đức - giảng viên khoa Y học cổ truyền
(ĐH Y Dược, TP.HCM), chùm ngây đã được biết đến và dùng nhiều
hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn
Độ. Do có nhiều hữu ích, nên hiện nay đang có chương trình khuyến
khích trồng cây chùm ngây ở 80 quốc gia trên thế giới.
Các bộ phận của cây chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm,
vitamin, beta-caroten, acid amin và nhiều hợp chất phenol. Cây chùm ngây cung cấp một hỗn hợp
gồm nhiều hợp chất quý hiếm như zeatin, quercetin, alpha-sitosterol, caffeoylquinic acid và
kaempferol. Theo các nghiên cứu khoa học của nước ngoài, trong lá và hoa còn tươi của cây chùm
ngây được đánh giá như sau: lượng vitamin C cao hơn gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong
quả cam; gấp 4 lần lượng can-xi và 2 lần lượng protein của sữa; hơn 4 lần vitamin A của cà rốt; hơn
3 lần potassium của chuối. Như vậy cây chùm ngây là nguồn thực phẩm có giá trị cao.
Chữa bệnh
Nhiều nước đã sử dụng chùm ngây làm thực phẩm và làm thuốc. Lương y Nguyễn Công Đức cho
biết: chùm ngây được dùng chữa các bệnh như: trị u xơ tiền liệt tuyến - bằng cách, dùng 100gr rễ
chùm ngây tươi và 80gr lá trinh nữ hoàng cung tươi (hoặc dùng rễ chùm ngây khô 30gr và lá trinh
nữ hoàng cung khô 20gr). Đem nấu với 2 lít nước, nấu còn lại nửa lít thuốc. Uống ấm 3 lần trong
ngày; trị suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, giúp ổn định huyết áp, ổn định đường huyết, bảo
vệ gan - bằng cách, mỗi ngày dùng 150gr lá chùm ngây non rửa sạch, giã nát, thêm 300ml nước
sạch vắt lấy nước cốt (hoặc dùng máy xay sinh tố), thêm 2 muỗng canh mật ong trộn đều, chia uống
3 lần dùng trong ngày; trị tăng cholesterol, tăng lipid máu, tăng triglycerid, hoặc làm giảm acid uric,
ngăn ngừa sỏi oxalate - bằng cách, mỗi ngày dùng 100gr rễ chùm ngây tươi (hoặc 30gr khô) rửa
sạch, nấu với 1 lít nước, nấu sôi 15 phút, để uống cả ngày.
Ngoài ra, chùm ngây còn có công dụng ngừa thai, đây là loại cây được đồng bào người Raglay dùng
làm thuốc ngừa thai - cứ 5 ngày thì dùng 2 nắm rễ cây chùm ngây còn tươi (150gr) rửa sạch băm

nhỏ nấu với 2 lít nước, nấu còn nửa lít thuốc, chia uống 2 lần trong ngày. Phụ nữ Raglay trong tuổi
sinh đẻ nếu uống nước sắc rễ chùm ngây thì sẽ không có thai. Tuy nhiên, cần lưu ý, phụ nữ đang có
thai thì không được dùng cây chùm ngây. Chùm ngây còn được dùng để lọc nước - bằng cách lấy 2
trái chùm ngây tươi đã có hột già, lấy hột giã nát, trộn đều 5 phút với 3 lít nước đục, để lắng 2 giờ
thì có nước trong dùng được.
Chùm ngây ra trái

×