Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

giao duc tieu hoc nuoc Uc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.55 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA GIÁO DỤC
LỚP GIÁO DỤC 06
MÔN GIÁO DỤC SO SÁNH
NHÓM THỰC HIỆN :
1. Võ Thị Minh Châu 0662004
2. Nguyễn Thị Bích Đào 0662009
3. Phạm Thị Hiệp 0662086
4. Đặng Thị Tú Trâm 0662056
5. Lê Thị Dung 0662
GVHD: PGS.TS PHẠM LAN HƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2009
PHẦN I: GIÁO DỤC TIỂU HỌC VIỆT NAM:
I. GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Giáo dục tiểu học là bậc học bắt buộc đối với mọi trẻ em từ sáu đến mười bốn tuổi;
được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học
lớp một là sáu tuổi.
II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, góp
phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng tư
cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Những môn học của Giáo dục Tiểu học ở Việt Nam là: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên
Xã hội ( lớp 1,2,3), Khoa học ( lớp 4,5), Lịch sử ( lớp 4,5), Địa lý (lớp 4,5), Âm nhạc, Mỹ
thuật, Đạo đức, Thể dục, Tin học, Tiếng anh.
III. NỘI DUNG CỦA NHỮNG MÔN HỌC:
Môn tiếng Việt: Đọc, hiểu nghĩa các từ, câu, viết đúng chính tả, nói rõ ràng,….
Môn Toán : tính các phép tính cộng, trừ, nhân, chia,và các đơn vị tính như :yến, tạ
,tấn . Học các đơn vị đo:ha,cm. Học hình học,…….
Môn Đạo đức: Nội dung học như yêu quý người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè,


trường lớp. Kính trọng người lớn tuổi, nhường nhịn em nhỏ, đoàn kết với bạn bè. Có ý
thức tham gia công việc của gia đình, có ý thức học tập, giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khỏe
của bản thân, biết giúp đỡ mọi người , quí trọng người lao động và sản phẩm lao động.
Có ý thức thực hiện quyền và bổn phận của bản thân trong gia đình và nhà trường.
Hướng theo cái đẹp, cái thiện, cái đúng. Yêu quê hương, đất nước.
Môn Khoa học:nội dung học về vai trò các chức năng của các cơ quan vận động, tiêu
hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết, thần kinh. Nội dung về một số đặc điểm về một số động
2
và thực vật.Tìm hểu về sự trao đổi chất của cơ thể người và động vật, thực vật với môi
trường sống . Nội dung về môi trường nước , không khí ánh sáng
Môn Lịch sử: Nội dung về một số sự kiện, hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu của
Việt Nam
Môn Địa lý: Nội dung về tự nhiên, dân cư và hoạt động sản xuất ở trung du và miền
núi, đồng bằng và duyên hải, học về sử dụng bản đồ
Thể dục : Rèn luyện tư thế, thể dục phát triển toàn thân .
IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Nhìn nhận về nội dung giáo dục tiểu học của Việt Nam có thể nói một cách là khá
đầy đủ bởi vì nội dung của các môn học đã giúp cho học sinh hiểu biết đơn giản, cần thiết
về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán;
có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về nghệ thuật.
Nội dung giáo dục của cấp Tiểu học chỉ là khá đử chứ chưa phải là đủ bởi vì trong nội
dung chương trình của cấp Tiểu học không hề có môn học nào có tên gọi là giáo dục kỹ
năng sống mà mục đích của môn giáo dục kỹ năng sống là nhằm mục đích giúp các em
nhìn nhận được giá trị của bản thân tù đó hình thành niềm tin vào bản thân và niềm tin
vào xã hội. Do các em không được học nên các em khi bị thay đổi môi trường sống thì
các em rất khó thích nghi và như vậy thì rất dễ bị sa đà vào tệ nạn xã hội, sự thiếu xót
trong nội dung giáo dục đó chính là không có môn học học kỹ năng sống và quan trọng
hơn nữa là môn đâọ đức được coi là môn quan trọng nhất vì nó dạy cho ta phải giao tiếp
như thế nào , phải sống ra sao là tốt thì phải ứng xử với người trên ra sao thì điều đó lại
không được học nhiều. Bởi vì một tuần học sinh chỉ được học 1 tiết(45 phút).

Vào năm học 2009-2010 thì bộ Giáo dục đã lồng ghép nội dung kiến thức về kỹ năng
sống vào môn đạo đức ở cấp. Môn học này có vai trò nhiều nhất vì môn đạo đức dạy cho
các em biết sống thế nào để trở thành một công dân vừa đức mà vừa có tài. Có thể nói
đạo đức là môn học phục vụ rất đắc lực trong quá trình hình thành một nhân cách tốt cho
trẻ thì lại bị bỏ ngỏ vì thời lượng của môn học chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Nội dung giáo dục Tiểu học mang nặng tính lý thuyết ít thực hành nên học sinh dễ
chán. Dường như các em luôn được học những định nghĩa, mục đích của môn hoc. Ví dụ
3
các em được về cây lúa thì cô sẽ giảng là cây lúa được mọc như thế nào, phát triển ra sao,
… chứ các em không thể thấy tận mắt thấy cây lúa như thế nào. Đó là sự khó khăn của
các em học sinh Tiểu học của nước ta là đi học cả ngày mà vẫn còn chưa hết bài, tối về
các em lại phải học tiếp mà vẫn chưa biết hết vấn đề. Có thể nói là áp lực quá nhiều khiến
các em rơi vào trình trang “ sợ học”.
Mục đích mà nội dung giáo dục tiểu học đưa ra là mong muốn các em có thể phát
triển toàn diện về các mặt đức, trí, thể, mỹ nhưng cuối cùng thì các em vẫn thiếu trầm
trọng những kỹ năng sống thường nhất bởi vì lí do đơn giản là các em không được học
môn học nào nói đến ba từ kỹ năng sống. Do học tập mang nặng tính nhồi nhét, một
chiều nên nội dung có đúng, có hay, có bổ ích nhưng học sinh cũng thấy chán ngán và
buồn ngủ mà thôi. Là một học sinh khi vào lớp 1 có trọng lượng cơ thể dao động khoảng
18-25 kg nhưng các em phải xách cặp tới 3-5 kg. Qua đây cho thấy rằng các em phải học
nhiều môn trên ngày .
Theo qui định của bộ Giáo dục về thời lượng học tập của học sinh Tiểu học là tối
thiểu là 35 tuần /năm
Thực hiện kế hoạch giáo dục:
Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ ngày
Kế hoạch dạy học ở giáo dục tiểu học: thời lượng tối đa là 5 tiết/ buổi, tối thiểu 5 buổi/
tuần.
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) được thực hiện tích hợp vào
các môn Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, Âm nhạc theo hướng dạy học phù hợp điều kiện
thực tế địa phương và nhà trường.

Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ ngày.
- Buổi học thứ nhất: dạy theo kế hoạch giáo dục và thực hiện chương trình và sách quy
định cho mỗi lớp .tức là thời lượng tối đa là 5 tiết/ buổi, tối thiểu 5 buổi/ tuần.
- Buổi học thứ hai: tập trung vào các nội dung thực hành kiến thức đã học và tổ chức học
sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ
học sinh yếu kém vươn lên hoàn thành yêu cầu học tập, hoặc bồi dưỡng học sinh có năng
khiếu môn Toán, môn Tiếng Việt, có năng khiếu về Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục; dạy học
4
các môn học tự chọn Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc; tổ chức các hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
(không yêu cầu làm thêm bài tập ở nhà đối với học sinh học 2 buổi/ ngày).
Có nhiều ý kiến về chương trình giáo dục của học sinh Tiểu hoc đó là chương
trình của ta nặng hay nhẹ. Và câu trả lời của Bộ Giáo dục trả lời là chương trình nội dung
giáo dục cấp Tiểu học của ta nặng hay nhẹ là do cách dạy. Nếu không thay đổi cách dạy
thì dù giảm tải vẫn cứ nặng .
Theo PGS Nguyễn Trí có hai phương pháp giảng dạy: thứ nhất là bắt đầu từ khái
niệm, dạy theo kiểu truyền đạt lý thuyết cho học sinh. Thứ hai là đi từ kỹ năng, dạy cho
học sinh các kỹ năng để làm các bài tập. Sau khi thực hành học sinh sẽ tự rút ra khái
niệm. Như vậy sẽ dễ tiếp thu hơn rất nhiều.
Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai cũng cho rằng vấn đề
của giáo dục Việt Nam là phương pháp giảng dạy chứ không phải ở nội dung. GS
Nguyễn Trí nhận xét rằng: chương trình giáo dục tiểu học của Việt Nam khi đối chiếu với
các nước thì vẫn thấp hơn cả về thời lượng học lẫn nội dung học. So sánh với các nước,
nếu thời lượng dạy học và hoạt động giáo dục ở tiểu học VN là 100% thì ở Thái Lan là
147,4%, Malaysia 213,25%, Philippines 180,45%, Indonesia 267% Chương trình học
của học sinh lớp 5, lớp 6 ở Việt Nam, các học sinh lớp 4 ở New Zealand đã được học.
Tình hình kinh tế hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục.
Có thể nói rằng vào cuối thế kỷ XX kinh tế thế giới phát triển như vũ bão và đi sau
nó là giáo dục cũng phát triển mạnh mẽ bởi vì giáo dục là đòn bẩy để thúc nền kinh tế đi
lên. Và một đặc điểm quan trong của thời đại hiện nay là cuộc cách mạng khoa học –

công nghệ đang phát triển như vũ bão dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Trước tình hình , đòi
hỏi không ngừng đổi mới, hiện đại hóa nội dung, phương pháp để phản ánh những thành
tựu hiện đại các lĩnh vực khoa học. Sự thay đổi về khối lượng và tính chất của nội dung
dạy học là mâu thuẫn với thời hạn học tập không thể gia tăng . Để giải quyết mâu thuẫn
này phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học
sinh, mà bản chất của hướng này là khơi dạy và phát huy năng lực tìm tòi độc lập , sáng
5
tạo của người học thông qua việc tạo điều kiện cho họ phát hiện và giải quyết vấn đề ,
như vậy người học có thể lĩnh hội khái niêm khoa học và học được cách học.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, giáo dục được quan niệm như động lực của sự
phát triển ở việc bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy nguồn kinh tế phát
triển . do vậy đổi mới nội dung và phương pháp là lẽ sống còn của nhà trường trong cơ
chế thị trường. Nhà trường muốn tồn tại và phát triển phải sáng tạo những hệ dạy học
mềm dẻo, đa năng và hiệu nghiệm thich ứng với học sinh. Với đặc điểm nêu trên yêu cầu
cần phải thay đổi phương pháp giáo dục phù hợp
V. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Phương pháp là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích đã định.
Phương pháp bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống hành động, những phương tiện cần
thiết (phương tiện vật chất, trí tuệ), chủ thể, quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử
dụng phương pháp (mục đích đạt được). Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động có
trình tự phối hợp , tương tác của giáo viên và học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.
Những phương pháp giáo duc được áp dụng đối với học sinh Tiểu học :
1. Nhóm những phương pháp dùng lời, thuyết trình:
-Thuyết trình thông báo – tái hiện
- Thuyết trình nêu vấn đề
2. Phương pháp đàm thoại (hỏi – đáp)
3. Phương pháp trực quan
4. Nhóm phương pháp thực hành
5. Phương pháp luyên tập
6. Phương pháp ôn tập

7. Phương pháp công tác độc lập
Hiện nay giáo dục Tiểu học đang có sự thay đổi lớn trong phương pháp. Giáo dục
là động lực của sự phát triển kinh tế, và khi kinh tế mà phát triển thì tất yếu giáo dục cũng
phát triển theo. Và trong sự phát triển của giáo dục chúng ta không thể nói đến sự đổi
thay của phương pháp giáo dục, mà quan trọng nhất đó là phương pháp giáo dục đối với
cấp Tiểu học.
6
Trước đây học sinh Tiểu học của nước ta chủ yếu được học phương pháp thuyết
trình (đọc – chép). Tức là học sinh đến lớp là có trách nhiệm là lắng nghe và chép bài còn
giáo viên thì có trách nhiệm giảng cho học sinh nghe. Và giáo viên được coi là trung tâm
của buổi học. Phương pháp này tuy có nhiều điểm mạnh nhưng cũng có rất nhiều điểm
hạn chế như làm mất khả năng chủ động ,sáng tạo, tư duy của học sinh.
Hiện nay đã có nhiều phương pháp học mới được áp dụng vào quá trình giảng dạy
có thể kể như phương pháp dạy học hỏi – đáp , phương pháp nêu vấn đề,…
Thực trạng về phương pháp dạy học hiên nay và trước đây: Có thể nói là trước đây
chúng ta áp đặt cho học sinh là vào lớp là phải trật tự, ngồi nghiêm chỉnh để lắng nghe cô
giảng, học sinh chỉ có trách nhiệm là lắng nghe bài. Làm được như vậy thì các em được
gọi là học sinh ngoan, nhưng nay mọi thứ đã khác là học sinh bây giờ đến giờ học có thể
trao đổi với bạn bè ngay trong lớp học. Tức là học sinh được thầy chia ra thành nhóm
(nhóm tự chọn hoạc là thầy chỉ định ) để bàn và tìm hiểu về một vấn đề mà thầy giao.
Thầy sẽ đi tới từng nhóm để hỏi và trao đổi, giải đáp những ý kiến của trò. Khi các em
đã thảo luận xong thì các em lên trình bày những ý kiến và quan điểm của nhóm mình
trước lớp.
Trước kia là giáo viên muốn cho học sinh biết chữ “q” thì cô ghi lên bảng xong
rồi mòi các em đọc như vậy các em học sẽ khó nhớ và dễ chán còn bây giờ người học
được tiếp cận những phương pháp trực quan, sinh động. Ví dụ như là các em muốn biết
được chữ “q” thì các em sẽ được học những đồ vật liên quan đến chữ q như là quả cam,
quả quýt, đó là phương pháp học thật sinh động, cụ thể dễ nhớ mà lại làm cho các em
hứng thú hơn trong quá trình học bởi vì các em vừa tiếp nhận được chữ “q” và quan
trọng là các em còn biết chữ quả quýt, mặc dù hàng ngày các em được người thân nói về

quả quýt nhưng không biết là nó viết như thế nào. Nay thì các em đã biết.
Có thể nói trước đây, phương pháp dạy học mang nặng tính đọc chép tức là mang
nặng tính nhồi nhét kiến thức, học sinh chỉ biết tiếp nhận tri thức một cách thụ động, một
chiều. Hiện nay phương châm học mà chơi, chơi cũng chính là học đang được áp dụng
phổ biến trong các trường Tiểu học, tức là các em đến trường không chỉ tiếp nhận được
những tri thức khoa học mà các em còn có thể biết được nhiều trò chơi bổ ích, các em
7
được đi nhiều khu di tích, được tham gia nhiều phong trào. Và một trong những phương
pháp biểu hiện phương châm vừa học vừa chơi đó là phương pháp hỏi đáp, phương pháp
này đang được áp dụng trong cấp tiểu học, tức là đến lớp học sinh có thể hỏi bất kể
những gì và thầy sẽ trả lời và ngược lại là thầy lại hỏi trò. Phương pháp này sẽ rút ngắn
khoảng cách thầy – trò, giảm bớt sự mặc cảm( sợ thầy) và đồng thời tạo cho các em học
sinh có thể độc lập, chủ động, sáng tạo. Và quan trọng là học sinh về nhà không phải làm
bài tập hoạc hạn chế bài tập về nhà, bởi phương pháp học tại lớp ( trao đổi với thầy và
bạn) đã giúp các em giải được ngay bài tập trên lớp. Và quan trọng hơn là phương pháp
đã giúp các em học nhưng không bị ám ảnh bởi sự nhồi nhét quá tải, học là để nạp đủ
kiến thức chứ không phải chạy theo thành tích .
Khi nội dung và phương pháp dạy học phù hợp thì đi sau nó là chất lương học
cũng được nâng cao ,và như vậy là mục đích của giáo dục đã hoàn thành tức biến các em
thành những người sống hòa đồng trong cuộc sống, thoải mái, nhẹ nhàng trong học tập
đồng thời có tinh thần sáng tạo,chủ động và đặc biệt là biết tư duy và chịu được áp lực
trong môi trường sống vào bất cứ hoàn cảnh nào.
Ở Ấn Độ đã có một câu nói rất hay về dạy học là:
“Tôi nghe thì tôi quên
Tôi nhìn thì tôi nhớ
Tôi làm thì tôi hiểu”
Và một nghiên cứu khoa học hiện đại đã đưa ra những thống kê sau:
Học sinh sẽ có thể nhớ 5% kiến thức thông qua đọc tài liệu
Học sinh sẽ nghe được 15% kiến thức khi nghe thầy giảng
Học sinh sẽ học được 20% kiến thức thông qua quan sát

Nếu kết hợp phương pháp nghe và nhìn thì học sinh sẽ thu được 25% kiến thức
Thông qua thảo luận thì học sinh có thể nhớ được khoảng 55%. Nhưng nếu học
sinh được trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó học sinh tiếp thu kiến thức thì
khả năng nhớ tới 75%.con nếu học sinh giảng lại cho người khác thì có thể nhớ tới 90%.
Điều này cho thấy tác động tích cực của phương pháp dạy học trực quan đã giúp cho
8
học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo.Đồng thời là phương pháp này
cũng làm cho người học tiếp thu được nhiều tri thức,và hấp dẫn hơn.
Qua đây đã nói lên là chúng ta cần phải đổi mới cả về nội dung và phương pháp
bởi sự đổi mới này một nhu cầu không thể thiếu nếu như muốn Việt Nam trở nên là một
đất nước văn minh, giàu có, và lịch thiệp.
VI. NGUYÊN NHÂN
Trước kia chúng ta sử dụng phương pháp đọc – chép là phương pháp quan trọng nhất.
Do điều kinh tế khó khăn nên nước ta chưa thể áp dụng rộng rãi phương pháp học trực
quan. Phương pháp hỏi đáp,… được vì các phương pháp này cần có nhiều giáo viên và
cần nhiều kinh phí.
Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế.
Do tư tưởng chỉ đạo giáo dục ở nước ta vẫn còn xơ cứng, trì trệ
Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập
Quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nặng tính quan liêu bao cấp, vẫn
còn tình trạng ôm đồm, sự vụ, làm hạn chế quyền chủ động, sáng tạo và ý thức trách
nhiệm của các đơn vị cơ sở.
VII. KIẾN NGHỊ
Nội dung: Theo nhóm em là cần có bổ sung môn học giáo dục kỹ năng sống vào
chương trình học Tiểu học.
Cần tăng them thời gian cho môn học Đạo đức.
Cần có thêm nhiều buổi ngoại khóa để cho em biết về thế giới xung quanh.
Phương pháp : Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá

trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.
Cần phải áp dụng phương pháp hỏi – đáp, nêu vấn đề để làm cho buổi học sinh động
hơn, hạn chế phương pháp thuyết trinh bởi vì học sinh Tiểu học là giai đoạn ăn và chơi
nên nếu bảo các em ngồi một chỗ nghe giảng là điều không hợp lý cho lắm.
9
Thứ hai là trong quá trình giảng dạy cần sử dụng những phương tiện dạy học(công nghệ
thông tin) vào để bài học trở nên cuốn hút hơn.
Áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới.(tức là áp dụng các phương pháp giáo
dục hợp lý)và quan trọng hơn là giáo viên phải có sư linh hoạt và nhạy bén trong quá
trình chọn phương pháp dạy và học, tiếp đến là giáo viên phải có trình độ nhất định về
công nghệ thông tin để ứng dụng vào quá trình giảng dạy .
PHẦN II: GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI
I. GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA NHẬT BẢN
1. SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ , CON NGƯỜI NHẬT BẢN:
1.1 ĐÔI NÉT VỀ NHẬT BẢN:
Nhật Bản là một nước nằm ở khu vực Đông Bắc Á, với diện tích 378.000km2 ,
dân số khoảng 14 triệu người. Nhật Bản có khoảng 4000 hòn đảo tạo thành một 1 chuỗi
dài hơn 2500km nằm ngoài khơi biển phía đông của phần đất liền Châu Á. Dân số sống
chủ yếu trên 4 hòn đảo lớn làHonshu, Hokkaido, Shikoku và Kyushu. Khí hậu rất đa
dạng .Các hòn đảo phìa nam có khí hậu ấm áp quanh năm , trong khi khí hậu ở phía bắc
thời tiết lạnh hơn, có mưa tuyết trên các dãy núi vào mùa đông. Ngưới Nhật rất tự hào về
xứ sở của họ và gội nó là Nippon – đất nước Mặt Trời mọc, vì có thể ngắm mặt trời mọc
trên Thái Bình Dương.
1.2 VỀ CHÍNH TRỊ:
Nước Nhật theo chế độ quân chủ chuyên chế lâu đời nhất thế giới, kể từ đầu thế kỉ
16. Trong quá khứ , nhà vua nắm quyền lực và người Nhật tôn vinh ông như thượng đế .
Tuy nhiên vị trí của nhà vua đã thay đổi sau thất bại của phát xít Nhật trong thế chiến thứ
10
2, vai trò của ông chỉ còn tính chất tượng trưng. Hoàng đế hiện nay là Akahito, vị vua thứ

125. Ông dược nhân dân Nhật tôn kính nhưng không có quyền lực chính trị.
1.3 KINH TẾ:
Nói đến Nhật Bản là nói đến sự phát triển kinh tế thần kì trong suốt 4 thập kỉ vừa
qua. Nhật Bản là một cường quốc về công nghiệp kĩ thuật và là một trong những nước
giàu nhất thế giới. Sự biến đổi này càng đáng ghi nhận hơn khi Nhật là một nước nhiều
núi và thiếu tài nguyên thiên nhiên., hầu hết nguyên liậu thô đều phải nhập từ nước ngoài.
Người Nhật hưởng một tiêu chuẩn sống cao với một hệ thống giào dục và y tế tốt. Tuổi
thọ trung bình của người Nhật cao nhất thế giới , chịu ảnh hưởng mạnh của phương Tây
nhưng người Nhật vẫn luôn tự hào về truyền thống văn hòa của họ. Người Nhật Bản làm
việc rất chăm chỉ đó là một trong những lí do chính lí giải nền công nghiệp của nước này
đã phát triển quà nhanh . Nhiều công ty lớn như những gia đình cấp nhà và chăm sóc sức
khỏe cho công nhân họ.
1.4 GIÁO DỤC:
Giáo dục Nhật được đánh giá rất cao. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì những thành
công của nước Nhật trong kinh tế không chỉ đơn thuần do các tác động bên ngoài như
viện trợ của Mỹ mà điều chủ yếu là do nước Nhật đã phát huy cao độ nội lực của toàn
dân tộc thông qua các chính sách phát triển giáo dục rất sớm và phù hợp với từng thời kì
phát triển của đất nước. Chiến lược giào dục và phong cách quốc gia của nước Nhật là
một mô hình của sự giao lưu văn hóa có tình chất độc lập và thông minh. Nhật đã trở
thành một nước quan trọngở châu Á tiếp thu văn minh châu Âu ở mức độ cao nhất. Sự
phát triển một chiến lược giáo dục được lựa chọn kĩ đối với họ là cực kì quan trọng , bởi
vì họ hiểu rằng giáo dục là công cụ hàng đầu tiến tới một nhà nước hiện đại và phong
cách quốc gia của mình . Do đó nhà cầm quyền đã tổ chức một bộ giáo dục vào năm
1971 và bắt dầu một chương trình tiên tiến để mở rộng giào dục . Họ thiết lập một hệ
thống song hành với giáo dục sơ học phổ cập và một nhà trường bắt buộc 6 năm cho tất
cả mọi người . Sau đó là trường trung học và trường cao trung dẫn tới trường đại học để
đào tạo các quan chức cao cấp của Chính phủ , các nhà khoa học các học giả các bác sĩ.
Họ thiết lập 8 khu giáo dục của nước Nhật. Mỗi khu có một trường đại học . Giáo dục
11
được chính phủ coi là một công cụ để đào tạo những người phục vụ trung thành cho nhà

nước, Dầu tiên người Nhật dập khuôn hệ thống giáo dục của Hoa Kì và theo xu hướng
tiến tới đào tạo thực hành cho tất cả mọi người nhưng sau mô hình bảo thủ của châu Âu
và Khổng Giáo chiếm ưu thế. Ngay từ 1971 Nhật Bản đã thành lập Bộ Giáo dục với khẩu
hiệu : “ Đất nước phồn vinh , quân sự hùng cường “ và thành lập hệ thống giào dục mới
phá bỏ hệ thống giáo dục cũ bất bình đẳng giữa các tầng lớp thường dân và tầng lớp trên
“ Samurai”.
Đối với trường tiểu học bắt buộc thì “ sự bình dẳng “ là nguyên tắc tối cao nhưng
đối với trường sơ trung thì nguyên tắc tài năng là cao nhất . Quan điểm này phù hợp với
chính sách phát triển tiềm năng con người Nhật Bản không phân biệt giai cấp, tôn giáo và
địa vị xã hội.
Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài đã dem dến cho
Nhật Bản một sức mạnh tài chính để phát triển giáo dục tạo cơ hội được học tập bình
đẳng cho mọi người, nâng cao dân trí . Như vậy các yếu tố kinh tế , chính trị, văn hóa , xã
hội của Nhật Bản đã có những ảnh hưởng rất lớn lao đến nền giáo dục. Song chính giáo
dục cũng lại phản ảnh lại rõ nét nhất nền kinh tế, chính trị, văn hóa , xã hội của đất nước
đó. Và sự phát triển của ngành giáo dục đã góp phần đưa Nhật Bản lên hàng cường quốc
về kinh tế, dù mới bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh Thế Giới thứ II.
Tóm lại từ những điều kiện lịch sử, kinh tế , chính trị, xã hội như vậy đã có ảnh
hửong rất lớn tới chiến lược phát triển giáo dục của Nhật Bản.
2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA NHẬT BẢN
Giáo dục tiểu học ở Nhật kéo dài 6 năm . Trẻ em vào trường tiểu học vào tháng tư
sau ngày sinh lần thứ 6.
Năm học ở Nhật Bản bắt đầu vào tháng 4. Hầu hết các trừơng tiểu học sử dụng hệ
thống phân chia 3 học kì. Học kì 1 bắt đầu từ tháng 4 đến giữa tháng 7, học kì 2 từ tháng
9 đến cuối tháng 12, và học kì 3 từ tháng 1 đến cuối tháng 3. Giữa các học kì là nghỉ hè
nghỉ dông và nghỉ xuân. Dưới đây là một số nội dung môn học trong nhà trường tiểu học:
Môn tiếng quốc ngữ .(Kokugo). Trước đây môn này gồm 3 lĩnh vực:nghe , nói ,
viết hiện nay thêm 2 phần hiểu và diễn đạt. D vậy các hoật dộng dạy và học trong lớp
12
hướng vào rèn các kĩ năng diễn đạt và trình bày báo cáo. Nội dung giáo dục này được

giảng dạy một cách linh hoạt tùy theo hoàn cảnh của từng sinh viên và từng nhà trừơng.
Vì điều kiện giáo dục của học sinh thay đổi từ các thành phố cho đến các làng mạc và từ
quận này sang quận khác.
Các bài học xã hội: Học sinh lớp 3 và lớp 4 ở tiểu học sẽ đựơc học về cộng đồng
địa phương , học sinh lớp 5 sẽ học về nền công nghiệp Nhật Bản và các nước khác.
Kinh nghiệm sống: Học sinh lớp 1, 2 được học kinh nghiệm sống. người ta hi
vọng thông qua tầm nhìn của mộn học này trẻ emsẽ có nhận thức tốt hơn về thế giới xung
quanh và môi trường tự nhiên trực tiếp với chúng khi chúng khám phá theo nhiều cách
nhìn khác nhau, đồng thời người ta hi vọng cũng trong quá trình đó , trẻ em sẽ hấp thu
được các thói quen và kĩ năng cần thiết trong cuộc sống và đặt nền tảng cho khả năng độc
lập sau này. Tầm nhìn từ môn học này là điểm xuất phát bước ra khỏi con dường chuyển
giqo đơn giản 1 chiều các kĩ năng và tri thức vốn có trong phương pháp giáo dục Nhật
Bản truyền thống.
Hình 1. Giới thiệu số giờ học tiêu chuẩn hàng năm của các trường tiểu học.
Môn Lớp
1 2 3 4 5 6
Tiềng Nhật 306 315 280 280 210 210
Các bài học
xã hội
105 105 105 105
Toán 136 175 175 175 175 175
Khoa học 105 105 105 105
Kinh
nghiệmsốmg
102 105
Âm nhạc 68 70 70 70 70 70
Vẽ và thủ
công
68 70 70 70 70 70
Nội trợ 70 70

Giáo dục thể 102 105 105 105 105 105
13
chât
Giáo dục
đạo đức
34 35 35 35 35 35
Các hoạt
động đặc
biệt
34 35 35 70 70 70
Tổng cộng 850 910 980 1015 1015 1015
( Nguồn : Các quy định bắt buộc của luật giáo dục nhà trường năm 1997)
Chú thích:
1 . Các trường đều nghỉ vào thứ 7
2.Các hoạt động đặc biệt gồm họp lớp, các hội đồng học sinh , các hoạt động câu
lạc bộ , các sinh hoạt toàn trường và hướng dẫn học sinh gốm ăn trưa tại trường và làm
vệ sinh.
Theo bảng này học sinh tham gia các hoạt dộng câu lạc bộ , các ban của các lớp và
các cuộc hộp lớp. Chính các học sinh chứ không phải người lao công được giao nhiệm vụ
cọ rửa nhà vệ sinh, quét dọn phòng học. Tất cả học sinh đều dành từ 15 đến 30 phút hàng
ngày cho việc lau chùi quét dọn., thu nhặt rác và xóa sạch những hình vẽ hay chữ viết
linh tinh trên tường. Vào giờ ăn trưa có thể thấy các em trực nhật vào bếp ăn và chuyển
bữa ăn của trường vào lớp mình để hia cho các bạn trong lớp. sau giớ học các em klàm vệ
sinh phòng học, tham gia hoạt dộng các câu lạc bộ và đọc sách trong thư viện trừơng, tự
học trong các phòng tự học . Sau đó các em về nhà. Nói chung các hoạt động câu lạc bộ
rất ưa thích và các em thực hiện các hoạt động 1 cách tự nguyện dưới sự hướng dẫn của
các giáo viên hoặc những người trợ giúp. Từ đó hình thành thới quen lao dộng và họ tập
cấn cù tự giác cho học sinh.
Bộ giáo dục qui định số giờ học hàng năm cho mỗi khối lớp.Số giờ học qui định
hàng năm cho khối lớp 1, 2, 3 là 850, 910, 980, cho khối lớp 4, 5, 6, là 1015. Để đáp ứng

yêu cấu này các trường công đều có tổng số ngày giảng dạy trên lớp ít nhất là 210 ngày
hoặc hơn 35 tuần . Có trường đề ra số ngày đến trường hàng năm là 220 hoặc hơn. Ở
Nhật 93% là trường công , chỉ có 0,7% là trường tư . Vì vậy các trường thống nhất trong
14
cùng một phương pháp giảng dạy đó là đua học sinh vào tình huống liên quan đến thực
tế dể các em thể hiện dược năng lực và tự khám phá thế giới . Do đó đã có dánh giá cho
rằng cách giáo dục của Nhật mang tính thực tế rất cao.
Ngoài việc dạy cho học sinh những kĩ năng cơ bản về mỹ thuật và thủ công ( art
and handcraf), học sinh lớp 5,6 ( nam, nữ ) dược học môn nội trợ ( homemaking) 2h/
tuần. Mục dích của mộn học này là nâng cao thêm nhận thức toàn diện của học sinh và sự
tham gia của chúng vào cuộc sống gia đình. Học sinh được dạy các cách đơn giản để
chuẩn bị các bữa ăn và món ăn cơ bản. Chúng sẽ được dạy cách tự chăm sóc lấy bản thân
như vá quần dơm cúc, giặt lấy quàn áo, tự làm lấy một số đồ vật thông dụng như cặp , túi
xách và trang trí cho các vật dụng đó. Trong suốt những năm học bắt buộc nền giáo dục
Nhật BẢn hết sức tránh có những phân biệt giữa các học sinh trên cơ sở năng lực và
thành tích . Hoàn toàn không có phân ban không nhóm theo năng lực không có chính
sách bổ túc hoặc bồi dữong kiến thức hoặc các chưong trình chọn lọc của học sinh.
Ở các em học sinh lớp 1, 2 nhà trừong không hề tổ chức dạy thệm và học thêm
trong nhà trường . Nếu có nhu cầu cho con em học nâng cao thì lên lớp 3 sẽ bắt dầu học ở
hệ thống các trừong học thêm với mong muốn sau này con vào trường danh tiếng . Nếu
muốn cho con học thêm thì có thể gửi con đến lớp học thêm, gọi là Kumon, ở đây sẽ
nhận dạy 2 môn chủ yếu là Quốc ngữ (tiếng Nhật - nghe, đọc, viết) và Toán. Học phí ở
Kumon cũng khá cao, khoảng 6-7000 yên/một môn học (1 buổi/tuần). ở tiểu học các em
đã dựoc học tiếng Anh ngay từ lớp 1 và bắt đầu làm quen với tin học. Các em lớp 1, 2
học tiếng Anh qua bài hát, các trò chơi dể làm quen với ngôn ngữ, các em lớp 3, 4 sử
dụng kịch ngắn và học sinh lớp 5, 6 cùng nhau diễn đạt 1 bài báo bằng tiếng Anh Học
sinh lớp 6 có trung bình 13,7 giờ học tiếng Anh mỗi năm, trong khi các trường như
trường tiểu học Amano tại Kawachinagano, quận Osaka – một trường điểm được Bộ
Giáo dục thành lập hơn 10 năm trước với mục đích nghiên cứu giáo dục – dành khoảng
70 tiết tiếng Anh mỗi lớp hàng năm. Hiện nay 93,6% trường tiểu học công lập đã đưa

các hoạt động liên quan đến tiếng Anh vào chương trình. Nhiều trường sử dụng thời gian
ngoại khoá để dạy tiếng Anh, thường sử dụng các bài hát và trò chơi để trẻ làm quen với
15
tiếng Anh. Để làm tăng hiệu quả của nhà trường , các trường học đang đưa dần môn tin
học vào nhà trường .
Như vậy có thể nói nội dung và phương pháp giáo dục Nhật Bản mang tính thích nghi
cao để nhằm phù hợp với thực tế đất nước.
3. SO SÁNH VỚI VIỆT NAM:
Nhìn chung nội dung các môn học của Nhật Bản và Việt Nam không khác nhau là
mấy . Ở Nhật học sinh lớp 1 đã được học môn kĩ năng sống , ở nước ta chưa có một môn
học nào được gọi là kĩ năng sống cho học sinh tiểu học , nhưng những kiến thức về kĩ
năng sống đã được lồng ghép với môn học đạo đức kể từ năm học 2009- 2010. thời gian
học của một năm ở 2 nước cũng tuơng đương nhau khoảng 9 tháng
Những điểm khác biệt cơ bản là:
Việt Nam Nhật Bản
Một năm có 2 học kì
Chú trọng phát triển toàn diện
Phương pháp : vẫn còn mang tính nhồi
nhét , cầm tay chỉ việc , dập khuôn máy
móc. Ví dụ như khi phải làm một bài
văn cô sẽ đọc ch cả lớp nghe, sau đó các
em học thuộc khi kiểm tra thì viết lại
Một năm có 3 học kì
Coi trọng các môn tự nhiên , khoa học
Phương pháp hướng người học thích
ứng cao với máy móc và có năng lực
khoa học thực tiễn. Ví dụ để giáo dục
tính tự chủ, khả năng lãnh đạo , cứ 1
hoặc 2 ngày, 1 cặp học sinh sẽ được cử
làm lớp trưởng để sắp xếp trật tự trong

lớp giúp giáo viên công việc hành chính
4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
16
Trên cơ sở phân tích nội dung và phương pháp giáo dục của Nhật Bản ta rút ra
được bài học:
Kinh nghiệm thứ nhất : Trường học phải trở thành môi trường tự nhiện của cuộc
sống.
Sau khi được học lí thuyết trong trướng các em được tổ chức thăm quan các mô
hình thực tế. Điều này có thể thực hiện được không chỉ ở thành phố những nơi đựoc cho
là có nhiều điều kiện thuận lợi hơn cả mà cả những em ở nông thôn cũng có thể được học
tập bằng hỉnh thừc này. Đó là ta có thể tận dụng những diều kiện sẵn có ở địa phương
như các xửong mộc , xửong gạch, các trang trại, các di tích …trên cơ sở đó các em tự học
, tự khám phá, rút ra bài học cho bản thân.
Kinh nghiệm thứ hai : Nội dung các môn học nên mang tính ứng dụng vào thực
tế . Những kiến thức đựoc học phải ứng dụng đựoc vào thực tế . Hơn nữa Việt Nam đang
trong quá trình công nghiệp hòa hiện đại hóa đất nước do đó sự cần thiết phải đua môn
tin học và ngoại ngữ vào trường tiểu học có vậy ta mới có thể “đi tắt đón đầu”.
Kinh nghiệm thứ 3: Cần thay đổi nội dung, phương pháp học tập để nâng cao năng
lực thực tiễn.
Ở Nhật sau chiến tranh việc giảng dạy chỉ chú trọng đào tạo những con người có kiến
thức, kĩ năng để thi cử nên có tình trạng học gạo học tủ, méo mó kiến thức , học sinh cố
gắng ghi nhớ những kiến thức mà thấy cô truyến đạt trong trường và đua nhau dến các
lớp học thệm. Ở nước ta tình trạng náy cũng đang là một vấn nạn nhức nhối không chỉ
với ngành giáo dục mà cả xã hội cũng đang rất quan tâm. Thay vì tăng thêm khối lượng
kiến thức sách vở xa rời thực tiễn chúng ta sẽ cung cấp cho học sinh những hoạt động học
tập dộc lập của từng cá nhân nhằm mục đích phát huy tiềm năng cá nhân. Em nào có sở
trường gì thì tạo điều kiện cho các em được phát huy.
Với tư cách là ngừoi đi sau ta có thể học tập có chọn lọc kinh nghiệm của Nhật
trong việc xây dựng tiềm năng khoa học và công nghệ . Để làm dược điều này cấn ưu tiên
đầu tư cho tất cả học sinh từ 6 đến 15 tuổi dến trường. Những enm này phải được học

toán và khoa hộc cơ bản 1 cách có chất lượng cao.
17
Tóm lại đối với nước ta việc học tập kinh nghiệm của giáo dục Nhật BẢn trong
giai đoận công nghiệp hóa đất nước nhất là sau thế chiến thứ 2 là rất thiết thực do những
tương đồng về diểm xuất phát. Tuy nhiên trong quá trình đó Nhật Bản cũng vấp phải một
số sai lầm về chạy đua kinh tế phân chia quyền lực , giáo dục hướng tới địa vị quốc gia
chứ không hướng tới con người . Từ những bài học của Nhật , dựa trên những diều kiện
lịch sử, kinh tế chính trị , xã hội con ngừoi , Việt Nam cấn linh hoạt trong cách tư duy và
thực hiện.
II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA PHẦN LAN
1. SƠ LƯỢC VỀ PHẦN LAN:
Phần Lan tên chính thức là cộng hoà Phần Lan, là một nước thuộc khu vực Bắc Âu. Phần
Lan tiếp giáp với Thụy Điển về phía tây, Nga về phía đông, Na UY về phía bắc và
Estonia về phía nam qua Vịnh Phần Lan. Dân số là 5 252 778 ( 2005), mật độ 17,1/ km2,
diện tích là 338,145 km2, thủ đô là Helsinki, ngôn ngữ chính là tiếng Phần Lan và tiếng
Thụy Điển, GDP theo đầu người (2003) là 31.208 đô la.
1.1 CHÍNH TRỊ:
Trong lịch sử Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển, sau đó lại nẳm dưới sự
cai trị của Nga. Ngày 6 tháng 12 năm 1917 Phần Lan chính thức tuyên bố độc lập và trở
thành một nước cộng hoà. Sau thế chiến thứ hai Phần Lan giữ vai trò như một nước trung
lập và đã chuyển đổi nhanh chóng từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang kinh tế
công nghiệp phát triển cao vào hàng bậc nhất Châu Âu. Ngày nay Phần Lan là một quốc
gia dân chủ theo chế độ cộng hoà nghị viên, quyền lực tối cao nằm trong tay người dân
mà quốc hội là đại diện
Phần Lan là một trong những quốc gia có dân cư thưa thớt nhất Châu Âu.
1.2 KINH TẾ:
Phần Lan là một quốc gia có mức sống cao với các ngành kinh tế chủ đạo như chế
biến gỗ, công nghệ cao, phần mềm tin học, mạng viễn thông, chế biến kim loại và cơ
18
khí, đặc biệt là đóng tàu, công nghiệp đánh cá có qui mô rất đáng kể, còn nông nghiệp thì

chủ yếu sản xuất ra các sản phẩm sữa cho tiêu dùng và xuất khẩu.
1.3 GIÁO DỤC:
Hệ thống giáo dục Phần Lan cũng tương tự như hệ thông giáo dục của các nươc
khác trên thế giới. Nhưng trong những năm gần đây, các nhà giáo dục từ khắp nơi trên
thế giới đã tìm đến thủ đô Helsinki của Phần Lan để tìm hiểu xem nguyên nhân nào đã
đưa Phần Lan trở thành một trong những quốc gia có nền giáo dục thành công nhất thế
giới. Khi nhìn vào những số liệu tổng quát thì hệ thống giáo dục của Phần Lan cũng
không có gì nổi trội so với các nươc tiên tiến khác. Trẻ em bắt đầu đi học lúc 7 tuổi, ngân
sách chi cho mỗi học sinh chỉ ở khoảng 5 ngàn đô la mỗi năm trong khi của Mỹ là 8 ngàn
đô la. Tuy nhiên trong mấy năm gần đây Phần Lan đã liên tiếp qua mặt 31 quốc gia khác
trong tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế ( OECD) để dẫn đầu trong những cuộc thẩm
định học lực quốc tế ( />Về giáo dục tiểu học thì ở Phần Lan giáo dục tiểu học là bậc học được xã hội đặc
biệt quan tâm. Sự quan tâm ấy không chỉ thể hiện ở mặt nhận thức mà còn rất dễ nhận
thấy trong thực tế về chế độ chính sách, về tổ chức nhân sự và về mức độ đầu.
2. VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC:
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học của Phần Lan hiện nay được căn cứ vào chuẩn
kiến thức do uỷ ban quốc gia giáo dục ban hành.
Ở Phần Lan trẻ em bắt đầu đi học khi lên 7 tuổi và sẽ hoàn thành cấp giáo dục tiểu
học trong vòng 6 năm. Theo luật pháp của Phần Lan qui định thì mọi công dân của Phần
Lan kể cả dân nhập cư đều phải hoàn thành tất cả các môn học thuộc nội dung giáo dục
tiểu học. Việc hoàn thành bậc học này có thể bằng nhiều cách khác nhau như tới trường
học hoặc bằng một hình thức khác: tự học. Trong sáu năm đầu này các em sẽ được học
với giáo viên đứng lớp, người sẽ dạy các em tất cả các môn học ngoại trừ những môn
thuộc về năng khiếu mà đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao thì họ không dạy.
Tất cả nội dung giáo dục tiểu học ở Phần Lan được thể hiện thông qua chương
trình học tập của học sinh. Chương trình học của các em tập trung chủ yếu vào các môn
học chính như tiếng mẹ đẻ ( tiếng Phần Lan và tiếng Thụy Điển), toán, khoa học, và đặc
19
biệt là những hoạt động rèn luyện nhân cách, thể chất, thẩm mỹ, những hoạt động nhằm
nâng cao tinh thần tự tin, tính năng động, tinh thần trách nhiệm và thói quen chấp hành kỉ

luật. Khi nhìn vào cấu trúc nội dung giảng dạy chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy tính
khoa học và ưu việt được thể hiện cách minh nhiên trong kết cấu nội dung chương trình.
Nội dung giáo dục chủ yếu tập trung vào việc giáo dục những tri thức nền tảng, căn bản
và mang tính phổ thông. Vì vậy trong thời gian này việc học các môn như tiếng Phần
Lan, toán và các môn khoa học khác cũng tương đối nhẹ nhàng, các em chỉ học những
nội dung cơ bản, những kiến thức thường thức chứ không quá nặng về nội dung hay quá
cao về trình độ. Bên cạnh những nội dung về tri thức khoa học thì một nội dung mà học
sinh tiểu học của Phần Lan được học từ rất sớm đó là những nội dung thuộc về giáo dục
kỹ năng và những phẩm chất cần thiết cho cuộc sống sau này. Có thể nói nội dung giáo
dục tiểu học của Phần Lan thể hiện tính toàn diện và khoa học rất cao. Với kết cấu nội
dung giáo dục như vậy nhà giáo dục đã xác định đúng và đủ những nội dung cần giáo
dục, và mức độ khó khăn, phức tạp của vấn đề cần được giáo dục cũng rất vừa sức học
sinh.
Với những nội dung giáo dục như vậy học sinh tiểu học của Phần Lan được tổ
chức học tập và hoạt động cả ngày trong trường từ 9 giò sáng đến 16 giờ chiều. Và một
đều không thể thiếu khi đề cập đến nội dung giáo dục tiểu học của Phần Lan là sự tự chủ
của giáo viên trong việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy. Chính do sự tự chủ
này mà nội dung giáo dục của Phần Lan trở nên linh động và phong phú hơn các nước
trên thế giới. Ở Phần Lan thầy cô giáo là người có toàn quyền trong việc xây dựng nội
dung chương trình giảng dạy, họ có thể biên soạn tài liệu giảng dạy, hoặc xuất bản sách
giáo khoa để cung cấp cho học sinh. Chính vì thế mà họ hoàn toàn có quyền thiết kế bài
giảng theo ý mình sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ, ngôn ngữ, sở thích của học
sinh và tuân theo những tiêu chuẩn mà uỷ ban quốc gia ban hành là được. Bởi lẽ đó mà
nội dung giáo dục tiểu học ở Phần Lan rất đa dạng, phong phú và linh hoạt. Vì mặc dù
vẫn qui hướng vào một chuân nhất định nhưng ở mỗi giáo viên và mỗi lớp học nội dung
đều có thể khác nhau, và đặc biệt rõ ràng hơn là yêu cầu về trình độ đối với người học và
20
mức độ phức tạp của những nội dung giảng dạy cũng khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm
và năng lực của người học mà sẽ có những nội dung giáo dục tương ứng.
3. VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC:

Có thể nói giáo dục tiểu học của Phần Lan không chỉ đặc sắc về tính phong phú và
linh hoạt trong nội dung giáo dục mà ngay cả phương pháp giáo dục của Phần Lan cũng
là một mặt mạnh trong giáo dục tiểu học. Chính bởi tính đa dạng trong nội dung nên
phương pháp giáo dục cũng hết sức phong phú. Như trong phần nội dung giáo dục đã
trình bày ở trên thì giáo viên là người có toàn quyền quyết định trong việc dạy nội dung
gì và dạy như thế nào. Trong một lớp tiểu học của Phần Lan thường có một giáo viên
chịu trách nhiệm chính và đôi khi có môt giáo viên trợ lý. Phương pháp giảng dạy được
tiến hành dựa trên nguyên tắc: “học đi đôi với hành”. Tất cả những nội dung các em học
đều được giáo viên chuyển tải và giảng giải thông qua những hình ảnh, những ví dụ hết
sức gần gũi và thực tế, học sinh không phải tiếp thu kiên thức theo kiểu truyền thống hay
nhồi nhét nhưng ngược lại các em được học những nội dung kiến thức đã qui định một
cách hết sức thoải mái, hứng thú vì hầu hết những giáo viên của các em đều có quyền tự
chủ trong nội dung giảng dạy và đều được đào tạo rất tốt nên họ có đủ năng lực để tạo
cho các em một cách học tốt nhất và phù hợp nhất. Nêu quan sát một giờ học của học
sinh tiểu học ở Phần Lan chắc chắn chúnh ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến
những cảnh tượng có thể là rất lạ so với giáo dục Việt Nam. Trong một lớp học chúng ta
có thể thấy có em đứng làm toán trên bảng, có em ngồi trên ghế chăm chú viết, cũng có
em đang đọc to bài sử, có em đang tìm cách xếp hình, có em đang quan sát màn hình vi
tính với cô…. Có thể chúng ta sẽ thấy lớp học không có gì là trật tự cho lắm cả, thậm chí
là tự do quá mức.Các em không phải luôn học cùng một nội dung nhưng trái lại trong
cùng một khoảng thời gian đó, cùng một buổi học đó các em có thể học mỗi người một
nội dung, không ai giống ai, các em tới trường không phải chỉ để học những nội dung
giáo viên muốn dạy nhưng còn để được hướng dẫn , chỉ bảo những nội dung mà thầy cô
gợi mở và các em cảm thấy có hứng thú.Vì giáo viên Phần Lan luôn quan niệm rằng
phương pháp giáo dục không nên quá gò bó nhưng phải để các em thoải mái vì tuổi này
các em rất hiếu động miễn là phải tập trung vào việc học ( Marita Harvy), với phương
21
châm đó giáo viên để cho học sinh được học theo cách của mình miễn sao là phù hợp
nhất và trách nhiệm của giáo viên là làm sao giúp các em đạt được kết quả tốt nhất bằng
chính cách học của các em. Giáo viên rất quan tâm tới mức độ hứng thú của học sinh với

những nội dung mà các em đặc biêt yêu thích rồi từ đó giúp các em học và cứ thế chuyển
sang nội dung mới. Học sinh được thực hành những kiến thức đã học. Chính vì thế mà
học sinh Phần Lan nắm bắt kiên thức rất chắc chắn và chính xác. Do nắm bắt được tâm lý
học sinh tiểu học nên mọi phương pháp giảng dạy đều mang tính trực quan sinh động và
nhất thiết phải gây được hứng thú với học sinh, kích thích trí tò mò muốn khám phá của
người học. Trong các lớp học ở Phần Lan không em nào bị thúc ép hay cưỡng chế học
tập cả, các em không bị la mắng hay chịu bất kì một hình phạt nào. Các em học theo từng
nhóm nhỏ, nhóm lón, cả lớp hay chỉ một mình chỉ cần đạt được mục tiêu là làm sao cho
mỗi em phải hiểu bài, tự mình làm được bài. Phần lớn thời gian của các em là ở trên
trường nên ngay khi vừa tiếp thu những nội dung kiến thức cần thiết là các em sẽ có thể
có những giờ ôn tập, thực hành, ứng dụng những kiến thức đã học để thực hiện một công
việc nào đó nhằm giúp các em vận dụng những kiến thức đã học. Vì nguyên tắc xuyên
suốt trong quá trình giáo dục của Phần Lan là học đi đôi với hành nên việc tạo cơ hội để
học sinh thực hành những kiến thức đã học trong thực tế là điều mà tất cả giáo viên Phần
Lan đều quan tâm và dĩ nhiên điều này cũng nằm trong phương pháp giảng dạy của họ.
Việc tạo cho học sinh những giờ thực hành, ôn tập vừa là cơ hội giúp học sinh biết cách
sử dụng những điều đã học cách hiệu quả, vừa là việc làm nhằm làm giảm sự đơn điệu,
khô khan của những tri thức khoa học ( vì nếu không có thực tiễn thì tất cả chỉ là lý
thuyết và chúng sẽ trở nên nặng nề, cứng nhắc thậm chí giáo điều).Và không chỉ dừng lại
ở đó nó còn tạo ra một động lực để học sinh học những tri thức mang tính lý thuyết một
cách tốt hơn vì chúng biết chúng sẽ cần đến những tri thức ấy khi bước vào phần thực
hành. Và quan trọng hơn với phương pháp kết hợp những nội dung lý thuyết và thực
hành như vậy người học có thể nắm bắt tri thức rất tốt mà không cần phải quá vất vả khi
phải tự học ở nhà sau những giờ học ở trường. Việc giáo dục học sinh được giáo viên
lồng ghép và thực hiện một cách rất linh hoạt, rất thoải mái mà vẫn đạt hiệu quả cao.
Những bài tập thực hành của học sinh tiểu học Phần Lan cũng không phải là những nội
22
dung quá phức tạp nhưng chủ yếu là thể hiện tính sáng tạo và biết cách vận dụng là
chính. Đơn cử như các em tìm cách sắp xếp những tấm bìa để có được một cái hộp vững
chắc nhất, hoặc có em làm ra một đôi ủng phát hiện rắn bằng cách gắn một pin điện vào

đôi ủng cao su kèm theo một thiết bị nhạy cảm để khi bước đi thì chuông kêu báo động.
Bên cạnh những nội dung thiên về tri thức khoa học thì những nội dung thuộc về kĩ năng
cũng được giáo dục một cách rất đầy đủ. Họ tận dụng mọi nơi, mọi lúc để giáo dục các
em chứ không phải chỉ giáo dục trong lớp học. Một ví dụ điển hình là ngay trong nhà ăn
thôi chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh của những học sinh Phần Lan, tay cầm dụng cụ ăn
và tự xếp hàng lấy thức ăn rất trật tự, ngay ngắn, gọn gàng. Điều đó chứng tỏ trước đó
các em đã được giáo dục rất kĩ về kỉ luật, tổ chức trật tự, về thói quen xếp hàng cho
những công dân tương lai. Với một phương pháp giáo dục tiến bộ như vậy nên những
thành quả mà giáo dục Phần lan đạt được là điều tất yếu mà ai cũng phải công nhận.
4. MỘT VÀI ĐIỂM SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN:
Khi đối chiếu những nội dung và phương pháp của Phần Lan với Việt Nam và
chúng ta có thể nhận thấy rõ nét tương đồng và cả sự khác biệt giữa hai nền giáo dục.
Trước hết là về:
1. NỘI DUNG GIÁO DỤC :
Về nội dung giáo dục thì chúng ta và Phần Lan đều có những nội dung cơ bản là
giống nhau. Chúng ta cũng dạy cho học sinh tiểu học về ngôn ngữ Việt, về Toán, các
môn khoa học…nhưng khác với Phần Lan, ở chúng ta nội dung giáo dục một số kĩ
năng( tự tin, năng động, tinh thần trách nhiệm…)chưa được quan tâm đầy đủ. So với
Phần Lan rõ ràng nội dung của chúng ta quá nặng về lý thuyết nhưng thiếu thực hành và
thiếu cả tính thực tế. Ở Phần Lan học sinh tiểu học đã được dạy để tự tin giao tiếp với
thầy cô. Ở Phần Lan giáo viên quan tâm đến việc giáo dục toàn diện và Việt Nam cũng
vậy nhưng những nội dung chúng ta triển khai thì hoàn toàn khác họ. Ở trường của họ có
trang bị cả những đồ chơi và những dụng cụ rèn luyện thể chất cho học sinh ở sân trường.
Họ có những phòng gọi là phòng âm nhạc, phòng biểu diễn nghệ thuật và đặc biệt là thư
viện. Ngay trong trường tiểu học học sinh đã được biết và sử dụng thư viện thường
xuyên. Ở Việt Nam chúng ta nội dung giáo dục cũng nhằm vào mục đích giúp người học
23
phát triển toàn diện nhưng chúng ta quan tâm nhiều đến việc tiếp thu những tri thức khoa
học hơn là việc rèn luyện kĩ năng và các hoạt động vui chơi, và thư viện thì có nhưng
không phải là có trong tất cả các trường tiểu học ở Việt Nam.

Với cùng những nội dung giáo dục giống nhau nhưng yêu cầu của chúng ta lại rất cao, rất
thiên về số lượng kiến thức nên học sinh Việt Nam phải học rất vất vả. Chẳng lạ gì khi
chứng kiến cảnh tượng một em học sinh tiểu học vừa học bài vừa khóc nức nở. Ở Phần
Lan, các em cũng học toán, học tiếng mẹ đẻ nhưng các em không phải quá vất vả trong
suốt thời gian ở trường( 9 giờ- 16 giờ) và về nhà các em chỉ phải học khoảng 30 phút mỗi
ngày thôi. Có thể nói những nội dung mà học sinh Việt Nam phải tiếp thu quá nhiều và
mang tính nhồi nhét quá cao trong khi đó những hoạt động giáo dục kĩ năng thì chưa
được quan tâm giáo dục nhiều. Chính vì vậy mà chúng ta thấy học sinh của chúng ta hay
nhút nhát, không dám thể hiện mình trước đám đông. Trong khi đó, ở Phần Lan, ngay từ
khi học tiểu học các em đã có khả năng giao tiếp với thầy cô một cách rất tự nhiên. Giáo
viên Phần Lan quan tâm đến những kĩ năng này và đưa chúng vào nội dung giáo dục.
Chính bởi lẽ đó mà phần lớn học sinh tiểu học của Phần Lan rất gần gũi với giáo viên, và
học được nhiều kỹ năng cần thiết.
2. VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Thì rõ ràng phương pháp của Phần Lan mang rất nhiều ưu điểm mà chúng ta có
thể quan tâm tìm hiểu. Họ cũng có những nội dung giảng dạy giống như nội dung giảng
dạy của Việt Nam chúng ta, trong quá trình giảng dạy họ chú ý đến yếu tố tâm sinh lý của
học sinh ta cũng làm như vậy. Họ sử dụng nhiều phương pháp mang tính trực quan sinh
động mà chúng ta đã và đang áp dụng. Nhưng nhìn vào giáo dục của họ rõ ràng ta thấy
những phương pháp đó phát huy tác dụng còn ở nền giáo dục của chúng ta thì những
phương pháp đó cũng mang đến những hiệu quả nhất định nhưng không cao như ở nước
họ. Dĩ nhiên yếu tố qui định hiệu quả của một nền giáo dục không phải chỉ do phương
pháp giảng dạy nhưng thiết nghĩ cũng nên xem lại cách thức chúng ta thực hiện những
phương pháp mà ta cho rằng các nước khác trên thế giới cũng đang thực hiện. Ở Phần
Lan người ta dạy toán cho học sinh tiểu học theo cách đưa ra một bài tập thực tế về kỹ
thuật hay đời sống như đo đạc, tìm phương án tối ưu( tốn ít nhiên liệu nhất , nhanh nhất,
24
rẻ nhất…) và các em luôn học theo cách “học để giải quyết tình huống” chứ không đưa
ngay công thức rồi mới có các ví dụ áp theo sau như ở ta vẫn thường làm, thông thường
các ví dụ ta đưa ra để áp dụng những công thức đã học cũng chỉ có tính minh hoạ chứ

chưa cho thấy hết công dụng tối ưu của công thức ấy trong thực tế cuộc sống. Thực lòng
mà nói khi xét tới kết quả học tập của học sinh Phần Lan chúng ta thấy kết quả ấy đạt
được là do sự cộng hưởng của rất nhiều yếu tố và phương pháp giáo dục chỉ là một trong
những yếu tố ấy. Vì vậy mà không thể căn cứ vào kết quả giáo dục để nhận xét rằng
phương pháp giáo dục của Phần Lan hay của chúng ta tốt hơn, có chăng chỉ là sự khác
biệt giữa phương pháp giáo dục của hai nước mà thôi. Như trong phần phương pháp giáo
dục đã trình bày ở trên thì cách thức tổ chức lớp học của Phần Lan rất khác của chúng ta,
số lượng học sinh trong một lớp chỉ khoảng 20 đến 30 em,(có những nơi không quá 20
em/ lớp) và các em học theo từng nhóm hoặc cá nhân tuỳ theo nội dung mà các em tìm
hiểu, về điều này thì giáo dục tiểu học của chúng ta chưa thấy phổ biến lắm. Chúng ta có
thì cũng chỉ là hình thức cho các em làm việc theo nhóm nhưng các nhóm cùng một nội
dung, chứ không phải khác nhau về nội dung học. Có thể nói chúng ta và Phần Lan có
nhiều điểm chung trong nội dung và phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học nhưng học
sinh của Phần Lan có được nhiều cơ hội thực hành và ôn tập những kiến thức đã học dưới
sự hướng dẫn của giáo viên hơn là học sinh tiểu học của Việt Nam.
5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Hiện nay nội dung giáo dục tiểu học của chúng ta đang là vấn đề gây ra rất nhiều
tranh cãi, không phải chỉ khi so sánh với Phần Lan nhưng ngay trong thực tế hiện nay thì
nội dung giáo dục của ta đã bị coi là quá nặng so với sức học của học sinh tiểu học.Chính
vì vậy mà việc cơ cấu lại nội dung học tập cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và năng
lực của các em là điều cần thiết.Chúng ta cũng nên quan tâm hơn đến nội dung giáo dục
kĩ năng cho học sinh. Ở Phần Lan người ta dành nhiều thời gian cho việc giáo dục kĩ
năng. Trong khi đó chúng ta chủ yếu giáo dục tri thức khoa học cho các em là nhiều. Nếu
có giáo dục kĩ năng thì cũng mang tính lý thuyết. Gíao dục Phần Lan rất coi trọng thư
viện. Nếu các trường tiểu học của ta cũng khuyến khích và hướng dẫn các em sử dụng
thư viện thì chắc chắn sẽ đạt nhiều kết quả tốt hơn so với thực tế hiện nay. Chúng ta đều
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×