Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

chuyên đề hóa 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.09 KB, 5 trang )

Chuyên đề: Làm thế nào để ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả?
CHUYÊN ĐỀ:
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG CNTT VÀO GIẢNG DẠY BỘ
MÔN HÓA HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ?”
I. MỤC ĐÍCH:
Nhằm tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được nghiên cứu, thảo luận, bàn bạc và
trao đổi những biện pháp sử dụng, vận dụng phương pháp nghiệp vụ sư phạm vào
hướng dẫn học sinh học bài và sử dụng đồ dùng thí nghiệm trong tiết học, sử dụng
phương tiện CNTT phù hợp với hoàn cảnh thực tế trong nhà trường.
Tạo điều kiện để các cán bộ giáo viên có cùng chuyên môn trao đổi kinh nghiệm
với nhau trong công tác giảng dạy, cùng nhau xây dựng và tìm ra phương pháp, biện
pháp hữu hiệu vận dụng vào công tác giảng dạy.
Thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt trong nhà trường, nhằm đem lại
hiệu quả giáo dục.
II. NỘI DUNG:
1. Vì sao phải ứng dụng CNTT vào dạy học?
Năm học 2008 – 2009 là năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở
các bộ môn. Với mục tiêu đó, hầu hết giáo viên đã và đang khắc phục mọi khó khăn
ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Hóa học là môn khoa học có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất.
Tuy nhiên, có nhiều em cảm thấy nhàm chán, không hứng thú học bộ môn này vì khi
nghiên cứu môn học này thường phải làm việc với những công thức hóa học, phép
tính, phương trình hóa học, hiện tượng…
Để giúp các em có hứng thú học tập và không còn sợ hãi khi học bộ môn hóa
học thì người giáo viên phải tích cực đổi mới phương pháp, trong các tiết học nên sử
dụng các hình ảnh trực quan hoặc các thí nghiệm, sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp dạy học.
Thông qua một thời gian giảng dạy, cùng với việc dự giờ học tập kinh nghiệm
của một số đồng nghiệp có kinh nghiệm trong giảng dạy. Tổ Hóa – Sinh – Địa – TD
mạnh dạn đưa ra chuyên đề này nhằm cùng với các đồng nghiệp tìm ra một giải
pháp tối ưu và hiệu quả cho bộ môn của mình.


2. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học cần được thực hiện theo hướng nào?
CNTT chỉ là phương tiện trợ giúp cho giáo viên chứ không phải là tối ưu, không
thể thay thế được công việc của giáo viên. Ứng dụng CNTT không có nghĩa là
không cần thiết phải sử dụng bảng đen; không cần sử dụng thêm các phương tiện,
phương pháp dạy học khác; không có nghĩa là vai trò của giáo viên không còn quan
trọng nữa mà ngược lại, vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học càng to lớn
hơn.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông
Chuyên đề: Làm thế nào để ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả?
Hầu hết giáo viên khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy vẫn mang tính chất trình
chiếu, biểu diễn do đó học sinh không thể tiếp thu được bài học một cách tốt nhất,
không thể phát huy được ưu thế của việc ứng dụng CNTT.
Trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy hóa học, giáo viên không nên
lạm dụng việc trình chiếu quá nhiều sẽ dẫn đến làm cho học sinh nhàm chán, kết quả
không cao, giáo viên cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học xen kẽ với
nhau trong quá trình dạy học để đạt hiệu quả cao. Giáo viên phải biết lựa chọn nội
dung nào cần trình chiếu, nội dung nào không.
3. Những kết quả đạt được trong khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy :
Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy bộ môn, học sinh hứng thú học tập hơn rất
nhiều, kết quả các tiết học được nâng lên rõ rệt.
Những thí nghiệm, mô phỏng khó GV có thể thực hiện một cách dễ dàng nhờ
những hiệu ứng trên máy tính.
4. Thực trạng việc ứng dụng CNTT:
Hóa học là môn khoa học gắn lí thuyết với thực hành, thí nghiệm. Nhưng trong
quá trình dạy học có một số thí nghiệm, mô phỏng không thể hoặc không có điều
kiện làm tại lớp thì giáo viên phải dạy chay dẫn đến tình trạng học sinh khó tiếp thu
kiến thức hoặc nếu chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ thì mất rất nhiều thời gian và không
gian để sắp xếp hệ thống tranh ảnh, bảng phụ đó. Tuy nhiện, hiệu quả lại không cao
do học sinh không hiểu được bản chất vấn đề và giáo viên rất dễ bị lúng túng trong
quá trình thực hiện. Khi ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ khắc phục được những

hạn chế đó.
Trong thực tế giảng dạy để cho hiệu quả tiết dạy cao hơn, để làm thay đổi không
khí buổi học, giáo viên muốn tổ chức một số trò chơi, bài tập nhỏ, nếu có sự hỗ trợ
của phương tiện CNTT thì những công việc như vậy sẽ diễn ra dễ dàng và hiệu quả
hơn rất nhiều.
Nhiều giáo viên trong quá trình ứng dụng CNTT vào giảng dạy vẫn mang tính
chất trình chiếu là chính dẫn đến việc học sinh không hiểu bài, học sinh không biết
nên ghi phần nào, bỏ phần nào do đó hiệu quả tiết dạy không cao.
Trong qua trình giảng dạy tôi nhận thấy có một số thuận lợi, khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
+ Sự quan tâm, tạo điều kiện của BGH nhà trường trong quá trình giảng dạy.
+ Sự cố gắng, nhiệt tình của bản thân giáo viên bộ môn và sự hứng thú của học sinh
khi đươc tiếp cận với phương pháp dạy học ứng dụng CNTT.
b. Khó khăn:
+ Trang thiết bị giảng dạy còn thiếu thốn.
+ Học sinh mới được tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại nên việc dạy học còn
gặp rất nhiều khó khăn.
+ Kĩ năng sử dụng máy tính của GV còn hạn chế.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông
Chuyên đề: Làm thế nào để ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả?
5. Giải pháp:
a. Đối với giáo viên:
+ Mỗi tiết lên lớp nên sử dụng thí nghiệm, hoặc tranh vẽ, hình ảnh động, kết hợp
nhiều phương pháp, phương tiện dạy học để giúp học sinh có hứng thú học tập.
+ Đồng thời phải chuẩn bị nội dung bài giảng thật kĩ, làm sao cho học sinh có thể
hiểu lí thuyết một cách tốt nhất.
+ Ứng dụng CNTT vào giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả tiết dạy. Trong tiết
dạy ứng dụng CNTT cần kết hợp giữa trình chiếu với thí nghiệm nghiêm cứu của
học sinh hoặc thí nghiệm biểu diễn của giáo viên. Mỗi tiết dạy ứng dụng CNTT,
giáo viên cần đầu tư thật kĩ, cần có sự chuẩn bị thật kĩ về nội dung và phải định

hướng trước được các bước, các công việc cần làm trong 1 tiết dạy. Những thí
nghiệm, mô phỏng khó có thể mô tả bằng những hiệu ứng trên máy tính học sinh có
thể quan sát và nắm được bản chất của vấn đề làm cho hiệu quả tiết dạy được nâng
lên.
+ Khi ứng dụng CNTT nên lựa chọn bài dạy, chọn nội dung cần ứng dụng chứ
không phải bài nào cũng có thể ứng dụng CNTT, phần nào cũng có thể ứng dụng
CNTT được.
+ Cho học sinh làm việc nhóm để phát huy tính tích cực của học sinh và giúp học
sinh mạnh dạn đóng góp ý kiến của mình để tìm ra cái đúng và cái sai.
b. Đối với học sinh :
+ Học lí thuyết, kiến thức mới ngày nào phải hiểu và thuộc bài ngày ấy nếu thấy
phần nào chưa hiểu phải xem lại hoặc hỏi thầy cô giáo, bạn bè.
+ Khi học ở nhà có những phần nào không hiểu được, phải đánh dấu lại ngày mai
lên lớp hỏi thầy hoặc hỏi bạn.
+ Trong tiết học phải tích cực làm việc, hợp tác với các bạn trong nhóm, mạnh
dạn trình bày ý kiến của cá nhân.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN :
Sau đây tôi xin đưa ra 1 tiết học để minh họa cho những lí do, giải pháp mà tôi đã đề
ra. Bài: “ Dung dịch ” – SGK hóa 8.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông
Chuyên đề: Làm thế nào để ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả?
Tuần 30 Ngày soạn: 27/03/2009
Tiết 60 Ngày dạy:
Bài 40. DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Hiểu khái niệm dung dịch, dung môi, chất tan, dung dịch báo hòa, chưa bão hòa.
- Nắm được các biện pháp hòa tan chất rắn trong nước được nhanh hơn.
- Vận dụng vào môn học trong việc hòa tan các chất và thực tế sinh hoạt, làm việc.
2. Kĩ năng:

- Pha chế được dung dịch bão hòa và chưa bão hòa.
3. Thái độ:
- Làm việc nghiêm túc, cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV : - Hóa chất: đường, nước, muối ăn, xăng, dầu ăn.
- Dung cụ: cốc thủy tinh, đũa thủy tinh.
2. HS: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 8A1……/……. 8A2……/…….
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Giới thiệu dung dịch nước muối. Vậy, dung dịch là gì? Chất tan là gì?
Dung môi là gì? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài hôm nay: “ Dung dịch”.
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1. Tìm hiểu về dung dịch, dung môi, chất tan(15’).
-GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm hòa
tan đường vào nước. Nêu hiện tượng sảy ra.
- GV giới thiệu: Khi đường tan vào nước
tạo dung dịch nước đường; nước là dung
môi; đường là chất tan.
- GV: Yêu cầu HS tiếp tục thực hiện thí
nghiệm 2.
- GV: Từ kết quả, yêu cầu HS làm bài tập
lựa chọn đáp án đúng.
- GV hỏi: Nước có là dung môi của tất cả
các chất không?
- GV kết luận: Nước là dung môi của rất
-HS: Theo dõi yêu cầu và tiến hành thí
nghiệm theo nhóm và nêu hiện tượng: Đường
tan hết vào nước.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
-HS: Tiến hành thí nghiệm 2 và nêu hiện
tượng:
+ Dầu ăn tan trong xăng.
+ Dầu ăn không tan trong nước.
- HS: Làm bài tập theo hướng dẫn của GV.
-HS: Trả lời dựa vào thí nghiệm.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông
Chuyên đề: Làm thế nào để ứng dụng CNTT vào giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả?
nhiều chất nhưng không phải là dung môi
của tất cả.
- GV hỏi: Vậy, dung dịch là gì? Dung môi
là gì? Chất tan là gì?
- GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ về
dung dịch.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Trả lời và ghi vở.
-HS: Lấy ví dụ về dung dịch
Hoạt động 2. Tìm hiểu dung dịch chưa bão hòa và dung dịch bão hòa(10’).
- GV: Tiếp tục yêu cầu HS làm thí nghiệm
hòa tan đường vào nước:
+ Bước 1: Cho tiếp 1 muỗng đường vào sản
phẩm thí nghiệm 1 và khuấy.
+ Bước 2: Cho liên tục đường vào sản phẩm
bước 1 và khuấy.
- GV: Sản phẩm ở bước 1 được gọi là dung
dịch chưa bão hòa; bước 2 gọi là dung dịch
bão hòa.
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập hình thành
khái niệm.

- HS: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm:
+ Đường tan hết.
+ Đường không tan hết.
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.ư
- HS: Làm bài tập và hình thành khái niệm về
dung dịch bão hòa, dung dịch chưa bão hòa.
Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp hòa tan chất rắn trong nước nhanh hơn(10’).
- GV: Yêu cầu HS liên hệ thực tế, tìm hiểu
thông tin SGK và nêu các phương pháp hòa
tan chất rắn trong nước nhanh hơn. Giải
thích?
- GV: Điều chỉnh, so sánh đáp án chuẩn.
Giải thích thêm về các phương pháp.
- HS: Thảo luận nhóm 3 phút và các nhóm
đưa ra các đáp án của nhóm mình.
- HS: So sánh đáp án của nhóm với đáp án
chuẩn của GV và ghi vở.
3. Củng cố(8’):
GV Yêu cầu HS củng cố bằng cách tổ chức trò chơi ô chữ.
4. Dặn dò về nhà(1’):
GV yêu cầu HS về nhà làm bài tập 3, 4 SGK/138.
Chuẩn bị bài tiếp theo: “ Độ tan của một chất trong nước”.
GV thực hiện: Lê Anh Linh Trường THCS Đạ M’rông

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×