Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

bạn có mắc sai lầm khi lập kế hoạch kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.71 KB, 3 trang )

Bạn có mắc sai lầm khi lập kế hoạch
kinh doanh?
Mục tiêu không cụ thể

Bạn cần phải nói rõ mục tiêu của mình qua kế hoạch kinh doanh, đừng quá ảo
tưởng cũng đừng quá bi quan. Các bản kế hoạch thường đưa ra mục tiêu sẽ giành
được vài phần trăm thị phần. Tuy nhiên, bao nhiêu đó cũng là quá lớn và quá sức.
Thay vào đó, bạn hãy đề cập cụ thể báo cáo doanh số bán hàng, xây dựng mục tiêu
dựa trên các số liệu thực tế.

Tập trung quá nhiều ưu tiên
Bạn chỉ cần nhấn mạnh ba hoặc bốn ưu tiên là một kế hoạch có sự tập trung cao
độ. Ba hoặc bốn điểm chính trong kế hoạch sẽ giúp bất kì ai hiểu được mục tiêu
của bạn. Một kế hoạch liệt kê đến 20 ưu tiên vừa không tập trung, vừa gây khó
khăn cho bạn khi thực hiện.

Đánh giá quá cao ý tưởng

Điều mang lại giá trị cho một ý tưởng kinh doanh không phải là bản thân ý tưởng
mà là việc kinh doanh được xây dựng trên ý tưởng đó. Viết ra một kế hoạch kinh
doanh cho thấy bạn đang xây dựng một doanh nghiệp dựa trên một ý tưởng tuyệt
vời. Chỉ ý tưởng thôi không làm nên được một doanh nghiệp.

Đánh giá sai tiềm năng thị trường

Sẽ không ai tin nếu bạn hứa hẹn website của bạn sẽ đạt được 50 triệu lượt truy
cập. Bạn cần phải thực tế và tỉnh táo khi đề cập tới giá trị của việc kinh doanh.
Hiện thực không phải lúc nào cũng như ta tưởng tượng, vì vậy bạn hãy đưa ra một
chọn số khiêm tốn hơn so với khả năng của mình.

Nếu việc kinh doanh của bạn thực sự có tiềm năng lớn đến vậy thì thay vì dung


con số để minh họa, bạn hãy giải thích cụ thể chiến lược chinh phục thị trường,
người xem sẽ tự ước lượng được.
Dòng tiền được vận hành không hợp lý
Dòng tiền có vai trò quan trọng hơn so với doanh số, lợi nhuận hoặc bất kỳ điều gì
trong một kế hoạch kinh doanh. Bởi khi kinh doanh, phần lớn mọi người chỉ chú
ý tới lợi nhuận chứ ít khi quan tâm tới sự vận hành của dòng tiền. Điều này cũng
dễ hiểu bởi công thức kinh doanh mà chúng ta được học là doanh số - (giá thành +
chi phí) = lợi nhuận. Nhưng suy nghĩ đó thật sai lầm vì chúng ta không thể sử
dụng lợi nhuận trong kinh doanh, thứ mà chúng ta dùng chính là tiền mặt. Vì vậy,
chúng ta cần hiểu rất rõ về cách vận hành của dòng tiền. Nếu bạn chỉ đưa một
bảng dữ liệu vào kế hoạch kinh doanh, hãy đưa vào đó bảng vận hành của dòng
tiền mặt.
Sợ thất bại

Sợ thất bại có lẽ là nỗi sợ lớn nhất của bạn khi bạn bắt đầu sự nghiệp kinh doanh
riêng của mình. Nhưng bạn có biết rằng hầu hết những nhà doanh nghiệp thành
công nhất trên thế giới như Henry Ford, Bill Gates, Steve Jobs đều trải qua thất
bại trước khi tiến tới đỉnh vinh quang?

Điều quan trọng nhất không phải là thành công hay thất bại mà là bạn đã được trải
nghiệm, được thực hiện ước mơ của mình và rút ra những bài học bổ ích để con
đường phía trước không có sai lầm mà chỉ có thành công đợi chờ.
Dự tính lợi nhuận quá cao

Phần lớn các kế hoạch kinh doanh thường dự tính lợi nhuận cao hơn 10% -20% so
với thực tế. Dự đoán lợi nhuận cao cho thấy chủ doanh nghiệp chưa ước lượng
đúng mức các chi phí cơ bản và chi phí phát sinh. Lợi nhuận phải là con số còn lại
sau khi trừ các khoản chi phí.

Để tránh lỗi này, bạn nên tham khảo báo cáo tài chính của các công ty cùng ngành

để biết mức lợi nhuận thực tế. Sau đó mới tính toán lợi nhuận cụ thể cho dựa trên
nguồn lực của công ty. Bạn có thể giảm được những chi phí cơ bản nào? Chiến
dịch marketing của bạn có ít tốn kém hơn mức trung bình? Chi phí vận chuyển có
bị đội lên không?

×