Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Vat ly 11 Nang cao - Chuong 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.13 KB, 13 trang )

Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
CHƯƠNG VII: MẮT. CÁC DỤNG CỤ QUANG
TIẾT 72
BÀI 47: LĂNG KÍNH
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của lăng kính.
- Trình bầy được hai tác dụng của lăng kính.
+ Tán sắc chùm ánh sáng trắng.
+ Làm lệch về đáy một chùm tia sáng đơn sắc.
- Viết được các công thức về lăng kính.
- Nêu được các công dụng của lăng kính.
Kĩ năng:
- Chứng minh được các công thức lăng kính.
- Vận dụng được các công thức về lăng kính để giải bài tập trong SGK và SBT.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Thí nhiệm về lăng kính trong SGK.
- Thí nghiệm về tán sắc ánh sáng trắng và đường truyền của một tia sáng qua
lăng kính.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về sự khúc xạ và sự phản xạ toàn phần.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu về lăng kính
- Cho học sinh xem một vài lăng kính. Nếu phát
lăng kính cho từng nhóm HS quan sát thì yêu
cầu HS không sờ vào các mặt của lăng kính.
- Lăng kính là gì?


- Ta chỉ xét trường hợp lăng kính đặt trong
không khí, các tia sáng đều nằm trong mặt phẳng
vuông góc với cạnh của khối lăng trụ.
- Các phần tử của lăng kính, các đại lượng đặc
trưng cho lăng kính. (vẽ hình 28.2).
- Quan sát rút ra định nghĩa lăng kính.
+ Lăng kính: là khối chất trong suốt có
chiết suất n và có dạng là lăng trụ tam
giác.
+ Vẽ hình và ghi chú.
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 06/04/2008
Ngày dạy: 09/04/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
Hoạt động 1 (15 phút): Tìm hiểu về đường truyền của tia sáng qua lăng kính
- GV làm thí nghiệm như hình 28.3 SGK.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về màu sắc của ánh
sáng chiết vào lăng kính và ánh sáng ló ra khỏi
lăng kính?
- Sau đây, xét sự truyền ánh sáng đơn sắc qua
lăng kính.
- GV làm thí nghiệm như hình 28.4 SGK. Nếu
cho các nhóm HS làm thì nhắc HS không để các
tia sáng chiếu vào mắt.
- Yêu cầu học sinh nhận xét về hướng truyền của
ánh sáng tại I. Hỏi câu C1.
- Tại J, có thể xảy ra những hiện tượng gì?
- Vì sao tia ló lệch về phía đấy so với tia tới.
- Quan sát GV làm thí nghiệm.
+ Ánh sáng chiếu vào lăng kính là ánh

sáng trắng; ánh sáng ló ra khỏi lăng kính
gồm nhiều màu khác nhau từ đỏ đến tím.
- Quan sát.
+ Do chiết suất của không khí nhỏ hơn
chiết suất của lăng kính.
+ Tại J có thể xảy ra hiện tượng phản xạ
toàn phần. Không có tia ló từ J ra ngoài
không khí.
+ Có thể có tia ló từ J ra ngoài không khí,
tia này lệch về phía đáy so với tia tới.
Hoạt động 3 (10 phút): Thiết lập các công thức về lăng kính
- Hãy đựa vào định luật khúc xạ ánh sáng để
thiết lập công thức giữa i
1
và r
1
, giữa i
2
và r
2
.
- Thiết lập công thức giữa A và r
1
, r
2
.
- Thiết lập công thức giữa D và A, i
1
, i
2

.
- Tự thiết lập công thức.
- Một học sinh lên viết trên bảng.
Hoạt động 3 (3 phút): Tìm hiểu công dụng của lăng kính
- Cho học sinh tìm hiểu các công dụng của lăng
kính trong SGK và liên hệ với những hiện tượng
được quan sát trong thí nghiệm.
- Liên hệ, đưa ra công dụng của lăng kính.
Hoạt động 3 (5 phút): Vận dụng, củng cố
- Yêu cầu học sinh vận dụng công thức giải bài
tập 4, 5 trong SGK.
- Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài
tập trong sách.
Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Xem lại các kiến thức trong bài: Hiện tượng
khúc xạ, định luật khúc xạ, chiết suất tỉ đối và
chiết suất tuyệt đối.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 48.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 73
BÀI 48: THẤU KÍNH MỎNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo của thấu kính mỏng và phân loại thấu kính.
- Trình bày được khái niệm về: quang tâm, trục, tiêu điểm ảnh, tiêu điểm vật,

tiêu cự, độ tụ của thấu kính.
Kĩ năng:
- Nêu được đặc điểm các tia sáng khi đi qua tiêu điểm, quan tâm của thấu kính.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Một số loại thấu kính dạng khác nhau.
- Nguồn sáng, bảng quang học.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về thấu kính, khúc xạ ánh sáng, lăng kính.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu các công thức lăng kính?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu về thấu kính
- Dùng đoạn mở bài của SGK để giới thiệu nội
dung bài học.
- Cho HS quan sát các loại thấu kính có dạng
khác nhau để rút ra định nghĩa thấu kính.
- Giới thiệu hai loại thấu kính lồi, thấu kĩnh lõm.
Vẽ hình 48.1 SGK lên bảng.
- Làm thí nghiệm về tác dụng hội tụ, phân kỳ
của mỗi loại thấu kính, từ đó rút ra tên gọi của
thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
- Quan sát, rút ra định nghĩa thấu kính.
- Vẽ hình 48.1 SGK vào vở.
- Quan sát thí nghiệm. Nhận xét về tác
dụng của mỗi loại thấu kính.
+ Thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) trong

không khí là thấu kính hội tụ.
+ Thấu kĩnh lõm (thấu kính rìa dày) trong
không khí là thấu kính phân kỳ.
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu thấu kính hội tụ
• Khái niệm quang tâm
- Cho HS xem một số thấu kính hội tụ rất mỏng. - Ghi nhớ: quang tâm là điểm chính giữa
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 08/04/2008
Ngày dạy: 11/04/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
Chỗ chính giữa của thấu kính có bề dày rất nhỏ,
có thể coi là 1 điểm, gọi là quang tâm O của thấu
kính.
- Thông báo: định nghĩa trục chính và trục phụ.
+ Trục chính: là đường thẳng nối 2 tâm của 2
mặt cầu (hoặc đi qua tâm của mặt cầu và vuông
góc với mặt phẳng).
+ Trục phụ là đường thẳng đi qua quang tâm O
nhưng không trùng với trục chính.
- Gọi HS lên làm thí nghiệm: Chiếu tia sáng tới
quang tâm của thấu kính dưới những góc khác
nhau. Yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng.
của thấu kính mỏng (giao của trục chính và
thấu kính).
- Quang sát và rút ra kết luận: Mọi tia sáng
qua quang tâm của thấu kính đều truyền
thẳng.
• Khái niệm tiêu điểm và tiêu diện
- Chiếu vào thấu kính hội tụ một chùm sáng
song song với trục chính. Ghi lấu điểm hội tụ F’

của chùm tia ló trên bảng quan học.
- Chiếu vào thấu kính hội tụ một chùm sáng
song song nhưng với những góc tới khác nhau.
Mỗi lần ghi lại các điểm hội tụ F
1
’, F
2
’, …
- Thông báo về định nghĩa của tiêu điểm ảnh
chính và tiêu điểm ảnh phụ. Đó đề là các tiêu
điểm.
- Nếu đặt một nguồn điện tại F’ hoặc tại F
1
’, F
2

… thì chùm tia ló sẽ như thế nào?
- Gọi HS lên kiểm nghiệm lại.
- Từ thí nghiệm trên yêu cầu học sinh rút ra khái
niệm về tiêu điểm vật, tiêu điểm vật phụ.
- Thông báo khái niệm tiêu diện: Tập hợp các
tiêu điểm tạo thành 1 mặt phẳng được gọi là tiêu
diện.
- Quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét:
Các tia ló giao nhau tại 1 điểm.
- Quan sát và nhận xét: Khi chiếu các
chùm song song với những góc tới khác
nhau ta thu được các điểm giao khác
nhau.
- Thảo luận trả lời: Chùm tia ló là chùm

song song.
- Lên bảng thực hiện lại.
• Khái niệm tiêu cự, độ tụ
- Thông báo khái niệm tiêu cự: f = OF’
- Thì thí nghiệm như trên hình 29.4 SGK với hai
thấu kính có tiêu cực khác nhau rõ rệt. Hỏi:
Thấu kính nào có khả năng hội tụ chùm sáng
mạnh hơn?
- Thông báo về khái niệm độ tụ D và về đơn vị
của f, D.
- Quan sát thí nghiệm và trả lời: Thấu kính
có f càng nhỏ thì khả năng hội tụ ánh sáng
càng mạnh.
Hoạt động 5 (10 phút): Tìm hiểu cách dựng các tia sáng qua thấu kính
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Từ các khái niệm tiêu điểm, tiêu cự, yêu cầu
học sinh rút ra cách vẽ các tia sáng qua thấu kính
của 3 tia đặc biệt và 1 tia bất kì.
+ Tia song song trục chính.
+ Tia qua quang tâm.
+ Tia qua tiêu điểm chính vật.
- Yêu cầu học sinh lên vẽ.
- Nhận xét hình vẽ
- Nhớ lại các kiến thức đã học và trả lời
các câu hỏi.
- Lên vẽ hình.
Hoạt động 6 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Đọc phần tổng kết bài học ở SGK (đến trước
phần công thức về thấu kính).

- Gợi ý: Vì sao tia sáng đi tới quang tâm thì
truyền thẳng? Vì sao thấu kính lồi làm hội tụ
chùm sáng song song? Vì sao thấu kĩnh lõm làm
phân kỳ chùm tia sáng song song?
- Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài
tập trong sách.
Hoạt động 7 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Vẽ tia ló trong các hình 48.3 và tia tới trong
các hình 48.4.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước phần còn lại bài 48.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau

Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 74
BÀI 48: THẤU KÍNH MỎNG
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
- Nêu được thế nào là ảnh điểm (thật, ảo), thế nào là vật điểm (chủ yếu là vật
thật).
- Viết và vận dụng được các công thức về thấu kính để giải được các bài tập về
thấu kính.
- Nêu được một số công dụng quan trọng của thấu kính.
Kĩ năng:
- Vẽ được ảnh tạo bởi các loại thấu kính và nêu được đặc điểm của ảnh (thật hay
ảo, chiều, độ lớn).
II. CHUẨN BỊ

Giáo viên:
- Một số loại thấu kính dạng khác nhau.
- Nguồn sáng, bảng quang học.
Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về thấu kính, khúc xạ ánh sáng, lăng kính.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Nêu các khái niệm quang tâm, tiêu điểm, tiêu diện, tiêu cự, độ tụ của thấu kính
mỏng (hội tụ và phân kỳ)?
3. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm ảnh và vật
- Dùng gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu
lõm để tạo ảnh ảo của ngọn nến.
- Dùng gương cầu lõm và thấu kính hội tụ tạo
ảnh thật của ngọn nến (hứng được trên màn).
- Từ 2 thí nghiệm trên, nhắc lại khái niệm ảnh đã
học ở lớp dưới.
- Khái niệm hóa thành các khái niệm ảnh điểm,
ảnh thật, ảnh ảo. Vẽ lên bảng các hình 29.10 và
29.11 SGK.
- Thông báo về các khái niệm vật điểm, vật điểm
thật, vật điểm ảo như trong SGK. Có thể giới
- Trực tiếp quan sát bằng mắt ảnh ảo của
ngọn nến qua gương.
- Quan sát ảnh thật của ngọn nến hứng trên
màn.
- Vẽ vào vở hình 29.10 và 29.11 SGK, ghi
chú các trường hợp ảnh thật, ảnh ảo.

- Ghi nhớ các khái niệm vật điểm, vật điểm
thật, vật điểm ảo.
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 13/04/2008
Ngày dạy: 16/04/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
thiệu thêm: Vật thật có thể là một điểm phát
sáng thật sự, có thể là một ảnh thật hoặc một
ảnh ảo do một dụng cụ quang học phía trước
tạo ra. Vật ảo thường là một ảnh thật do một
dụng cụ phía trước tạo ra nhưng bị dụng cụ
phía sau chắn lại.
Hoạt động 2 (5 phút): Dựng ảnh tạo bởi thấu kính
- Dựng ảnh là vẽ đường truyền của một chùm tia
sáng biểu diễn sự tạo ảnh của một vật điểm.
- Hỏi: Theo em, để dựng ảnh thuận lợi, ta nên vẽ
những tia nào?
- Dùng máy chiếu laze trên bảng quang học để
minh họa sự truyền của 3 tia tới đặc biệt qua
thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ.
- Yêu cầu học sinh dựng ảnh của các trường
hợp: Vật sáng ở ngoài tiêu điểm, tại tiêu điểm và
trong tiêu điểm. Nhận xét tính chất, độ lớn,
chiều của ảnh. Chưa yêu cầu xác định d’.
- Trong khi HS làm việc, giáo viên vẽ các trường
hợp trên để học sinh lên vẽ.
- Nhận xét và chỉnh sửa hình vẽ của HS.
- Thảo luận và nêu 3 tia đặc biệt:
+ Tia đi qua O.
+ Tia đi quan F.

+ Tia song song trục chính.
- Quan sát đường truyền của các tia sáng
đặc biệt qua 2 loại thấu kính.
- Vẽ hình và nhận xét tính chất, độ lớn,
chiều của ảnh.
- Lên vẽ các trường hợp.
- Theo rõi, sửa lại các hình vẽ.
Hoạt động 3 (10 phút): Nghiên cứu về các trường hợp tạo ảnh bởi thấu kính
- Qua các trường hợp được vẽ, em thấy thấu
kính hội tụ và thấu kính phân kỳ có thể tạo
những loại ảnh nào?
- Dùng ngọn nến làm nguồn sáng, di chuyển
thấu kính và màn ảnh để minh họa các trường
hợp tạo ảnh.
- Nên chú ý thực hiện trường hợp ngọn nến và
màn đặt cố định, thấu kính di chuyển và có 2 vị
trí của thấu kính tạo được ảnh rõ nét trên màn.
- Quan sát các hình vẽ trên bảng để rút ra
các trường hợp tạo ảnh của mỗi loại thấu
kính.
- Quan sát những trường hợp tạo được ảnh
thật trên màn ảnh và những trường hợp
không tạo được ảnh thật, chỉ có thể nhìn
qua thấu kính để thấu ảnh ảo.
Hoạt động 4 (5 phút): Tìm hiểu các công thức về thấu kính
- Đặt vấn đề: Các công thức dưới đây sẽ giúp ta
xác định vị trí, tính chất, chiều và độ lớn của
ảnh tạo bởi thấu kính. Ta cần có một số quy ước
dấu của các đại lượng, nhằm làm cho mỗi công
thức có dạng thống nhất trong các trường hợp

khác nhau.
Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
- Thông báo về các quy ước dấu của: d, d’, f, k.
- Thông báo về các công thức trong SGK.
- Yêu cầu học sinh giải một số bài tập ví dụ
trong SGK.
- Ghi các quy ước về dấu.
- Ghi các công thức trong SGK.
- Vận dụng công thức để làm bài tập ví dụ.
Hoạt động 5 (3 phút): Vận dụng, củng cố
- Nhắc lại 3 trọng tâm của bài:
+ Cách dựng ảnh qua thấu kính.
+ Các trường hợp tạo ảnh qua thấu kính.
+ Các công thức về thấu kính.
- Nhớ lại các kiến thức đã học làm các bài
tập trong sách.
Hoạt động 6 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
+ Làm các bài tập: SBT.
- Yêu cầu:
+ Đọc trước bài 49.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau

Dương Thế Hiển
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
TIẾT 75
BÀI 49: BÀI TẬP LĂNG KÍNH HỆ THẤU KÍNH
I. MỤC TIÊU

Kiến thức:
- Nêu được các công thức của lăng kính, thấu kính.
Kĩ năng:
- Dựng được được ảnh của vật sáng qua lăng kính, hệ thấu kính.
II. CHUẨN BỊ
Giáo viên:
- Chuẩn bị một số dạng và bài tập liên quan.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về lăng kính và thấu kính.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định trật tự:
2. Tiến trình dạy học bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (5 phút): Nhắc lại các kiến thức đã học
1. Hệ 2 thấu kính đồng trục ghép cách nhau
- Sơ đồ tạo ảnh:
L
1
L
2
AB → A
1
B
1
→ A
2
B
2
d
1

d
1
' d
2
d
2

2. Hệ 2 thấu kính đồng trục ghép sát
1/f = 1/f
1
+ 1/f
2
hay D = D
1
+ D
2
3. Quan hệ giữa hai vai trò ảnh và vật của A
1
’B
1

d
1
’ + d
2
= l (khoảng các giữa 2 thấu kính)
4. Độ phóng đại sau cùng
k = k
1
k

2
- Ghi nhận và nhớ lại.
Hoạt động 2 (35 phút): Hướng dẫn giải một số bài tập về điện tích lực điện
- Bài 1: Chiếu một tia sáng đơn sắc
nằm trong một tiết diện thẳng vào mặt
bên của một lăng kính có tiết diện là
tam giác đều và có chiết suất là 1,5.
a. Để góc ló ở mặt bên thứ hai bằng
góc tới ở mặt bên thứ nhất thì góc tới
a) Tiết diện tam giác đều A = 60
0
; i
1
= i
2
suy ra r
1
= r
2
= A/2 = 30
0
; sin i
1
= nsin r
1
, i
1
= 48,6
0
.

b) D = 2i
1
– A = 37,18
0
.
Dương Thế Hiển
Ngày soạn: 13/03/2008
Ngày dạy: 17/03/2008
Giáo án Vật lý lớp 11 nâng cao
màn chắn thì người ta tìm thấy hai vị
trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên
màn chắn. Hai vị trí này cách nhau 30
cm. Xác định tiêu cự của thấu kính.
- Bài 2: Đặt một vật phẳng nhỏ vuông
góc với trục chính và cách thấu kính
hội tụ 60 cm. Nếu dịch vật lại gần
thấu kính 15 cm thì ảnh của vật dịch
đi 30 cm. Xác định tiêu cự của thấu
kính.
- Bài 3: Qua một thấu kính hội tụ, một
vật đặt trước kính cho ảnh ngược
chiều cao bằng vật. Nếu vật lại gần
kính 10 cm thì ảnh vẫn ngược chiều
và cao bằng hai lần vật. Xác định tiêu
cự của thấu kính.
L
lL
L
4
22


=
= 20 cm.
Ta có
fd
fd
d

=
1
1
1
'
(1);
fd
fd
d

=
2
2
2
'
(2); d
2
= d
1
– 15 cm
(3); d
2

’ = d
1
’ + 30 (4).
Giải hệ được f = 30 cm.
Ta có
( )
df
f
dfd
df
d
d
k

=

−=−=
'
.
Theo đầu bài :
1
1
1
−=

=
df
f
k
(1) ;

( )
2
10
1
2
−=
−−
=
df
f
k
(2).
Giải hệ trên được : f = 20 cm.
Hoạt động 4 (2 phút): Giao nhiệm vụ về nhà
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau
Dương Thế Hiển

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×