Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Một Mùa Xuân Nho Nhỏ (tài liệu hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.19 KB, 35 trang )

NHÀ THƠ THANH HẢI - MÙA XUÂN NHO NHỎ
Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1930. Quê ở
Hương Điền, Thừa Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1878 ).
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông công tác tại đoàn Văn công tỉnh,
rồi ở lại hoạt động, làm tuyên huấn ở cơ quan khu ủy Trị Thiên thời chống Mỹ cứu
nước.
Từ 1975 , ông là Tổng Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị thiên. Ông từng là ủy viên
thường vụ Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Ông mất năm 1980 tại
Huế. Ông từng nhận giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu 1965 .
Các tác phẩm:
Những đồng chí trung kiên (1962)
Huế mùa xuân (tập 1-1970, tập 2-1975)
Dấu võng Trường Sơn (1977)
Mưa xuân đất này (1982)
Thanh Hải thơ tuyển (1982 )

1
Một Mùa Xuân Nho Nhỏ”
Về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, SGK Ngữ Văn9, tập hai
Nếu biết được rằng Mùa xuân nho nhỏ ra đời lúc nhà thơ Thanh
Hải đang giành giật với tử thần từng phút sống :
….Em nâng cho anh nằm
Giữa những cơn khóc thầm
Em quạt cho anh ngủ)(1),
ta sẽ càng xúc động, cảm phục trước tình yêu cuộc sống, khát
vọng hoà nhập và dâng hiến hồn nhiên, trong sáng đến lạ lùng
của tác giả.
Được viết vào thàng 11- 1980, một tháng trước lúc nhà thơ trút
hơi thở cuối cùng, bài thơ được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc và
từ đó đã đồng hành cùng bao nhiêu mùa xuân.
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc


màu và âm thanh quen thộc của đồng quê. Bình dị, tươi trong,
chứa đựng sự sống và niềm vui. Cảnh và tình hoà quyện. Đó là
màu tím biếc của bông hoa dân dã soi bóng, hài hoà trên mặt
nước song xanh thấm đẫm bóng trời xanh, là tiếng hót cao vang
của con chim chiền chiện vút lên từ bãi sông, ruộng lúa làm sao
động khoảng trời. Còn thi nhân yêu đời thì lắng nghe, phát hiện
và thụ cảm cùng với bao trìu mến, nâng niu :
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa biêng biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
Trong khát vọng nắm bắt trọn vẹn hương vị cuộc đời của một
người ý thức được kiếp người hữu hạn, cảm nhận thính giác đã
chuyển hoá thành thị giác, cái vô hình trở thành cái hữu hình:
2
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian trong suốt của mùa
xuân được cảm nhận thành từng giọt mang màu sắc long lanh.
Câu thơ gợi nhớ đến lời thơ Tồ Hữu :
Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức
Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu.
Cùng một niềm tha thiết yêu đời, chỉ khác nhau cảnh ngộ.Sáu
dòng thơ đầu không có một chữ xuân nào mà ta vẫn thấy chàn
ngập không khí mùa xuân qua những hình ảnh và âm thanh đặc
trưng, tiêu biểu. Giữa các dòng thơ hầu như không có hiệp vần (
trừ hai tiếng rơi và trời) mà nhạc tình vẫn trần đầy do hiệu quả
hài thanh trong các tiếng- một trong những đặc điểm của thơ ca
đưng đại.
Để ý thêm, ta sẽ thấy sự đăng đối ngầm giữa từng đôi câu thơ

một trong sáu dòng thơ: hài hoà giữa diện và điểm, phông nền
và nét nhấn của từng bức tranh xuân. Tất cả tạo cho bài thơ lực
hấp dẫn ngay từ những khúc dạo đầu.Cảm hứng trữ tình công
dân thấm sâu trong tâm hồn lớp nhà thơ xuất hiện sau cách
mạng tháng tám, trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến đã
dẫn dắt thi tứ mở hướng về phía mùa xuân cho đất nước. Hình
ảnh đất nước vào xuân với nhịp điệu rộn ràng, xôn xao, hối hả
không tìm ở đâu xa mà tìm ngay trong hình ảnh người lính hành
quân bảo vệ bờ cõi và người nông dân lao động trên đồng, tiêu
biểu cho một dân tộc ngàn năm tay cày, tay súng. Sự đối xứng
của hai hính ảnh đi liền với hai chữ mùa xuân trùng điệp tự nó
tạo nên giai điệu rộn ràng, một không khí khẩn trương sôi nổi,
chẳng cần tác giả phải chua thêm:
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
Nhạc sĩ Trần Hoàn rất tinh khi cắt bỏ hai dòng thơ này không
đưa vào bản nhạc.
Đất nước như vì sao
Cứ vượt lên phía trước
là một so sánh độc đáo, mới lạ, nảy sinh trong hoàn cảnh cụ thể
nhưng mang giá trị khái quát cao.
3
Toả sáng vĩnh hằng, đất nước trong quá khứ và hiện tại cứ bền
bỉ và vượt lên qua bao giânnn vất vả, bất chấp mọi kẻ thù, như
một thiên thể giữa bầu trời nhân loại. Đặt vào bối cảnh đất nước
những năm 1975 – 1980 với những ngặt nghèo của hai cuộc
kháng chiến chống đói nghèo lạc hậu và bảo vệ chủ quyền dân
tộc, hình ảnh so sánh trên thật có ý nghĩa. Có nét gần gũi với
Nguyễn Đình Thi trong cảm hứng về đất nước:
Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
nhưng một bên thì da diết xót xa, một bên lại vững vàng rắn
rỏi. Rung cảm thiết tha trước mùa xuân đất nước, nhà thơ bộc
bạch một ước nguyện chân thành:
Ta là con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoa cà
Một nốt trầm xao xuyến
Cái tôi đã chuyển hoá thành cái ta, điệp lại nhiều lần như liệt
kê, nhấn mạnh thể hiện sự hoà điệu với mọi người trong ước
vọng chung là góp sức xuân của từng cá nhân cho mùa xuân
đất nước. Nhà thơ muốn hoá thân vào tiếng chim hót báo hiệu
và thức tỉnh, một cành hoa tô điểm cho núi sông, một nốt trầm
xao xuyến trong khúc ca phấn chấn tự hào động viên khích lệ.
Bài thơ có sự ứng chiếu trong kết cấu: Bông hoa tím soi bóng
dòng sông, con chim chiền chiện với tiếng hót long lanh ở đầu
bài thơ, những hình ảnh dung dị của mùa xuân, đến đây được
láy lại trở thành ẩn dụ cho mùa xuân nho nhỏ. Ta bống thấm
thía nhan đề của bài thơ. Vì mỗi cuộc đời như một mùa xuân thể
hiện niềm tự tin, tự hào của con người trong tư thế tự do và làm
chủ.
Trước Thanh Hải đã có Mùa xuân xanh, mùa xuân chín, một nhà
xuân(2)…còn mùa xuân nho nhỏ thân thương đến lúc này ta
mới gặp lần đầu.Từ cảm hứng trữ tình công dân dạt dào sôi nổi,
nhà thơ trở về với chức phận nghệ sĩ của mình qua đoạn thơ
kết:
Mùa xuân – ta xin hát
4
Câu nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Cái chung lại trở về với cái riêng trong tiếng hát ca của người
nghệ sĩ nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp của nước non ngàn dặm nối
liền một dải bằng dọng ca lặng thầm da diết của điệu hò, điệu lí
đất chôn rau.
Bài thơ khép lại bằng một triện đỏ in dấu hồn thơ của người con
xứ Huế.Bài thơ lay động tâm hồn chúng ta bởi chất nhạc xao
xuyến và ước nguyện chân thành cảm động. Cái ước nguyện
lặng lẽ dâng cho đời một mùa xuân nho nhỏ đã tìm được những
tiếng lòng đồng vọng. Bài thơ chính là một “ Mùa xuân nho
nhỏ” Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.
( Sưu tầm )
Từ cảm xúc của mùa xuân tác giả đã chuyển mạch thơ 1 cách tự nhiên > bày tỏ
những suy ngẫm và tâm niệm của mình về lẽ sống về giá trị cuộc đời mỗi con người
Nhà thơ muốn làm:
Một con chim > góp tiếng hót trong muôn ngàn tiếng hót
Một cành hoa > tô điểm cho vườn hoa xuân đầy hương sắc
Một nốt trầm trong bản hòa tấu muôn điệu. Chỉ một nốt trầm thôi nhưng
xao xuyến lắn sâu trong lòng người
Một mùa xuân nho nhỏ > để góp thêm hương sắc cho mùa xuân đất nước
=>Đó là khát vọng dc hòa nhập dc cống hiến sức mình tươi trẻ cho đất nứoc. Ước
nguyện đó đã dâng lên thành một lẽ sống cao đẹp : mỗi người hãy cống hiến cho
cuộc đời chung 1 nét riêng, cống hiến phần tinh túy nhất dù là nhỏ bé, khiêm
nhường
Ước nguyện ấy bất chấp thời gian, tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc"
lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt.Điệp từ "dù" > lời tự nhắc trong hoàn cảnh nào
cũng cống hiến hét mình. Ước muốn ấy còn được nhà thơ thể hiện = hình ảnh thơ
sáng đẹp, 1 giọng văn thủ thỉ tâm tình, tha thiết
Đánh giá: Điều tâm niệm ấy thật cao đẹp, chân thành là sự phát triển tự nhiên

trong mạch cảm xúc của nhà thơ
Sự chuyển đổi đại từ "tôi" > "ta" ko phải là ngẫu nhiên mà nằm trong dụng ý của
tác giả, đồng thời nó hoàn toàn phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ
"ta" >>tạo sắc thái trang trọng thiêng liêng như lời nguyện ước
>> ước nguyện ấy ko chỉ là của TH mà nhà thơ như nói lên ước nguyện
của hàng triệu trái tim Việt
>> nhưng trong cái "ta" ấy vẫn có 1 giọng điệu nhỏ bé, khiêm nường
của cái "tôi" Thanh Hải
> Ta bắt gặp ở đây 1 nhân sinh quan đầy ý nghĩa mà nhà thơ Tố Hữu đã từng
nói "Nếu là con chim,chiếc lá
Con chim phải hót,chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
ST
Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
5
PHÂN TÍCH BÀI THƠ "MÙA XUÂN NHO NHỎ" CỦA THANH HẢI
Mùa xuân là đề tài bất tận của thơ ca. Song, cái cảm nhận về muà xuân của các nhà
thơ theo thời gian có nhiều thay đổi. Đối với Mãn Giác Thiền Sư, một cao tăng nổi
tiếng thời Lý, mùa xuân mang một tính chất triết lý sâu sắc:
"Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác Thiền Sư)
Còn đối với những nhà thơ trước cách mạng, mùa xuân gợi lên một nét sầu cảm:
"Tôi có chờ đâu, có đợi đâu,
Mang chi xuân đến gợi thêm sầu"
(Chế Lan Viên)
Nhưng đối với nhà thơ Thanh Hải, mùa xuân mang một nét đẹp đáng yêu, tươi thắm;
gợi lên trong lòng người đọc nhiều tình cảm rạo rực, tươi trẻ. Vì thế, mùa xuân trong
thơ của Thanh Hải là biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ của quê hương, dân tộc. Tất

cả đa được thể hiện rõ nét trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ", một bài thơ đặc sắc
được nhà thơ viết không lâu trước khi qua đời.
Người xưa có câu :"Thi trung hữu họa". Thơ ca vẽ nên những bức tranh tuyệt đẹp
của cuộc sống. Mở đầu bài thơ, Thanh Hải đã phác họã nên một bức tranh xuân giản
dị mà tươi đẹp.
"Mọc giữa dòng sông xanh,
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
"Dòng sông xanh" gợi nhắc hình ảnh những khúc sông uốn lượn của dải đất miền
Trung quanh co, đó có thể là dòng sông Hương thơ mộng, một vẻ đẹp lắng đọng của
xứ Huế mộng mơ. Trên gam màu xanh lơ của dòng sông thơ mộng, nổi bật lên hình
ảnh một bông hoa tím biếc. Không có màu vàng rực rỡ của hoa mai, cũng không có
màu đỏ thắm của hoa đào, muà xuân của Thanh Hải mang một sắc thái bình dị với
màu tím biếc của bông hoa lục bình. Đây làmột hình ảnh mang đậm bản sắc của cố
đô Huế. Không biết tự bao giờ màu tím đã trở thành màu sắc đặc trưng của con
người và đất trời xứ Huế. Màu tím biếc gợi nhắc hình ảnh những nư' sinh xứ Huế
trong những bộ áo dài màu tím dịu dàng, thướt tha. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp
đảo ngữ, đưa động từ mọc lên đầu câu như một cách để nhấn mạnh vẻ đẹp tươi trẻ,
đầy sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Trong bức tranh xuân của Thanh Hải không
chỉ có hình ảnh, mà còn có âm thanh xao xuyến, ngân nga của con chim chiền chiện.
Tiếng chim lảnh lót vang lên làm xao động cả đất trời, làm xao xuyến cả tâm hồn thi
sĩ nhạy cảm của nhà thơ. Những từ ngữ cảm thán "ơi", "hót chi" đã thể hiện rõ nét
cảm xúc của nhà thơ. Mùa xuân của thiên nhiên đã đem đến cho nhà thơ một cảm
giác ngây ngất. Mùa xuân ấy không có gì khác lạ, vẫn là một mùa xuân rất giản dị
trên quê hương xứ Huế của nhà thơ. Nhưng nhà thơ bỗng nhận ra vẻ đẹp lạ kỳ của
mùa xuân, một vẻ đẹp mà bấy lâu nhà thơ không để ý. Phải chăng vì đây là lần cuối
6
cùng được ngắm nhìn muà xuân quê hương nên nhà thơ cảm thấy mùa xuân ấy đẹp
hơn, tươi sáng hơn?

Say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp giản dị mà nên thơ của muà xuân, nhà thơ bồi hồi
xúc động:
" Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng"
"Giọt long lanh" là giọt mưa xuân, giọt nắng vàng hay giọt sương sớm? Theo mạch
cảm xúc của nhà thơ thì có lẽ đây là giọt âm thanh của tiếng chim ngân vang. Bằng
một cảm nhận tinh tế, nhà thơ đã hình tượng hóa tiếng chim thành một sự vật có
hình dáng, đây là một cách sáng tạo rất mới mẻ chỉ có thể có được nhờ tâm hồnï
nhạy cảm của một thi sĩ. Như vậy, chỉ bằng ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa
tím và tiếng chim chiền chiện ngân vang khắp đất trời; nhà thơ đã phác họa nên một
bức tranh xuân tuyệt đẹp trên cố đô Huế .
Từ vẻ đẹp thanh khiết của mùa xuân thiên nhiên, nhà thơ liên hệ đến mùa xuân của
đất nước, mùa xuân của cách mạng:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Bốn câu thơ mang cấu trúc song hành thể hiện rõ hai nhiệm vụ của nhân dân: chiến
đấu bảo vệ tổ quốc va sản xuấtø làm giàu nước nhà. Hai nhiệm vụ ấy đặt nặng lên
vai người chiến sĩ : "người cầm súng" và người nông dân: "người ra đồng". Nét đặc
sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh "lộc". "Lộc" là chồi non, cành biếc; "lộc"
còn tượng trưng cho sự may mắn, niềm an lành trong năm mới. Đối với người chiến
sĩ, "lộc" là cành lá ngụy trang che mắt quân thù. Đối với người nông dân, "lộc" là
những mầm mạ non trải dài trên đồng ruộng bát ngát, báo hiệu một mùa bội thu.
Người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ tổ quốc sẽ đem về "lộc" là sự an lành và niềm vui,
niềm tự hào chiến thắng cho dân tộc. Người nông dân gieo trồng lúa trên ruộng
đồng, sẽ đem về lộc là những hạt gạo trắng ngần, những bát cơm ngon ngọt cho
đồng bào cả nước. Cả dân tộc bước vào xuân mới với khí thế khẩn trương và náo
nhiệt:
"Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao "
Bằng cách sử dụng những từ láy "hối hả", "xôn xao" cùng với điệp từ, nhà thơ đã
đem đến cho câu thơ một nét rộn ràng, nhộn nhịp. "Hối hả" nghĩa là vội vã, khẩn
trương. "Xôn xao" là có nhiều âm thanh trộn lẫn vào nhau, làm cho náo động. Từ
những âm thanh xôn xao và sự hối hả của con người, nhà thơ lại suy tư về sự phát
triển của đất nước qua bốn ngàn năm lịch sử:
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Chặng đường lịch sử của đất nước qua bốn ngàn năm trường tồn đã trải qua biết bao
7
thăng trầm, với biết bao nhiêu là "vất vả và gian lao". So sánh đất nước với vì sao
sáng, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào đối với đất nước và dân tộc. Sao là nguồn
sáng bất diệt, là vẻ đẹp vĩnh hằng trong không gian và thời gian. Ngôi sao sáng đã
trở thành vẻ đẹp lộng lẫy trên lá cờ Việt Nam, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp ngời
sáng của con người và đất nước Việt Nam. Đất nước vẫn không ngừng phát triển,
vẫn cứ "đi lên phía trước" để sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Đoạn thơ thể
hiện ý chí vươn lên không ngừng của con người và đất nước Việt Nam.
Trong khí thế tưng bừng của đất nước vào xuân, nhà thơ cảm nhận được một mùa
xuân tươi trẻ, rạo rực trỗi dậy trong tâm hồn. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa
xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của sự cống hiến và hòa nhập.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Nhịp thơ dồn dập và điệp từ "ta làm" diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ.
Nhà thơ muốn làm một con chim hót, muốn làm một nhành hoa thắm trong vườn
hoa xuân để dâng tiếng hót tha thiết, đê'â tỏa hương tỏa sắc tô điểm cho mùa xuân
đất nước. "Nốt trầm" là nốt nhạc tạo nên sự lắng đọng sâu sa trong một bản nhạc .

Trong cái không khí tưng bừng của ngày hội mùa xuân, nhà thơ muốn làm một nốt
nhạc trầm để góp vào khúc ca xuân của dân tộc một chút vấn vương, xao xuyến. Từ
khát vọng hoà nhập, nhà thơ thể hiện rõ hơn khát vọng cống hiến của mình trong
những câu thơ kế tiếp:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
"Mùa xuân nho nhỏ" là cách nói ẩn dụ đầy sáng tạo của nhà thơ. Mỗi con người đều
có thể góp một phần công sức của mình như một "mùa xuân nho nhỏ để tô hương,
thắm sắc cho quê hương, đất nước. "Dâng" là hành động cống hiến, cho đi mà không
đòi hỏi sự đền đáp. Phép đảo ngữ nhằm nhấn mạnh khát vọng cống hiến chân thành
của nhà thơ. Nhà thơ muốn góp công sức của mình trong công cuộc xây dựng đất
nước nhưng chỉ với một thái độ hết sức khiêm tốn, không khoa trương mà chỉ là
"lặng lẽ", âm thầm nhưng lại là toàn tâm toàn ý, như nhà thơ Tố Hữu đã khẳng định:
"Lẽ nào vay mà không phải trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
Điệp từ "dù là" được điệp lại hai lần thể hiện rõ sự tự tin, bất chấp thời gian và tuổi
tác của nhà thơ. Qua khổ thơ, nhà thơ đã nhấn mạnh một ý nghĩa hết sức sâu sắc:
nhiệm vụ cống hiến xây dựng đất nước là của mọi người, và là mãi mãi. Không ai là
không có nghĩa vụ xây dựng đất nước, và nghĩa vụ ấy kéo dài cả một đời người, từ
tuổi hai mươi cho đến khi đầu đã điểm bạc theo năm tháng. Đây là lời kêu gọi mọi
người cùng chung vai gánh vác công việc xây dựng và phát triển đất nước, để đất
nước có thể vững vàng mà tiếp tục "đi lên phía trước".
Khổ thơ cuối là tiếng hát yêu thương nhà thơ ban tặng cho đất nước và dân tộc, như
một sự hiến dâng cuối cùng cho quê hương, đất nước:
8
"Mùa xuân-ta xin hát
Khúc Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế"
Trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu
dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Có lẽ, trong những ngày tháng nằm trên
giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê hương của mình đẹp hơn,
và bản sắc của quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách để nhà thơ
thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội. Đoạn thơ cho thấy rõ nhà thơ rất yêu mến
quê hương xứ Huế thơ mộng cuả mình, có lẽ cũng từ đó mà nhà thơ có thể mở rộng
tình cảm để yêu mến đất nước, mới có thể cống hiến cả cuộc đời cho nước nhà. Bởi
lẽ, chỉ có những người biết yêu mến quê hương, xóm làng thì mới có thể mở rộng
lòng mình ra để yêu mến đất nước, dân tộc.
Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được viết theo thể thơ năm tiếng, với cấu trúc gồm bảy
khổ thơ, mỗi khổ từ bốn đến sáu câu. Những hình ảnh ẩn dụ sáng tạo, biện pháp
nhân hóa , điệp ngữ và những từ ngữ tượng hình được sử dụng thành công đã tạo
nên nét đặc sắc cho bài thơ. Qua đó, ta có thể cảm nhận được cái thi vị trong hồn
thơ Thanh Hải.
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân
cách mạng và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài
thơ "Muà xuân nho nhỏ". Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua
đời, nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc những cảm xúc sâu lắng,
khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của
đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp: góp một "mùa xuân
nho nhỏ" của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta mãi mãi tươi đẹp
như trong tiết xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng những
giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau thì có giá trị vĩnh hằng.
(Sưu tầm)
Hướng dẫn phân tích tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải)
Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
Hướng dẫn
Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp

- Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
- Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc
Biết sử dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích.
- Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối
sống đẹp, sống có ích ?
Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi
phân tích ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển
thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ.
9
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ
qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với
đất nước, cách mạng.
Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô
cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở
chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng:
Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách
mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân
đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như
vì sao )
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện
nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim
hót, một nhành hoa, nốt trầm ) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của

tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi
đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là
ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình
trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế,
tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê
hương đất nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có
10
ích cho quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành
mạnh, bổ ích
Nguồn: Internet.
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
MÙA XUÂN NHO NHỎ
I.Tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
1.Tác giả
-Thanh Hải ( 1930 – 1980 ) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những
năm kháng chiến chống Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, Thanh
Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng
nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu
-Trong thời gian ấy, những bài thơ của Thanh Hải như Mồ anh hoa nở, Cháu
nhớ Bác Hồ, đã cùng với những tiếng thơ khác của văn học cách mạng miền
Nam vượt lên sự khủng bố của tàn bạo của kẻ thù, khẳng định vào niềm tin

chiến thắng của cách mạng và nhân dân. Sau giải phóng, Thanh Hải vẫn gắn bó
với quê hương xứ Huế, sống và sáng tác ở đó cho đến lúc qua đời. Năm 2001,
ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
-Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên ( 1962 ), Huế mùa xuân ( tập 1-
1970, tập 2- 1975 ),Dấu võng Trường Sơn ( 1977 ), Mùa xuân đất này ( 1982 ).
2.Hoàn cảnh ra đời:
Những ngày cuối đời nằm trên giường bệnh( 1980 ), Thanh Hải đã gửi gắm tất
cả tấm lòng, tình cảm và những nghĩ suy sâu lắng của đời mình vào bài
thơ Mùa xuân nho nhỏ. Bài thơ thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống,
với đất nước và ước nguyện của tác giả
II.Phân tích bài thơ
1.Mùa xuân của thiên nhiên đất trời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Vài nét phác họa của tác giả về mùa xuân: dòng sông xanh, hoa tím biếc, tiếng
chim chiền chiện hót vang trời. Chỉ bằng vài nét phác họa nhưng đã vẽ ra được
11
cả không gian cao rộng với ( dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la), cả màu sắc
tươi thắm của mùa xuân ( sông xanh, hoa tím biếc màu tím đặc trưng của xứ
Huế ), cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiện chiện.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên được diễn tả tập trung ở
chi tiết rất tạo hình này. Từng giọt ở đây là giọt mưa xuân long lanh ánh sáng
của trời xuân. Nhưng cũng có thể hiểu đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng
chim. Hiểu theo cách thứ hai thì ở đây có sự chuyển đổi cả giác. Tiếng chim từ
chỗ là âm thanh cảm nhận được bằng thính giác, chuyển thành từng giọt hình
và khối có thể cảm nhận được bằng thị giác, từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng

và màu sắc, có thể cảm nhận cả bằng xúc giác. Hiểu theo cách thứ hai thì câu
thơ có nghệ thuật hơn, nhưng cũng có vẻ cầu kì. Dù hiểu theo cách nào thì hai
câu thơ vẫn biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.
2.Mùa xuân của đất nước của cách mạng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa
xuân của đất nước với hình ảnh “ người cầm súng”, “ người ra đồng” biểu
trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Thực ra ý
này không mới, nhưng tác giả đã tạo nên sức gợi cảm cho câu thơ bằng hình
ảnh của lộc non gắn liền với với người cầm súng, người ra đồng: “ Lộc giắt đầy
trên lưng…Lộc trải dài nương mạ”. Mùa xuân của đất trời đọng lại trong hình
ảnh lộc non, đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem
mùa xuân đến mọi miền đất nước.
Sức sống của mùa xuân còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, trong
những âm thanh xôn xao. Từ sự cảm nhận về mùa xuân đất nước mà nhà thơ
nghĩ đến đất nước với sức sống bền bỉ, vững vàng mà cứ mỗi mùa xuân như
được tiếp thêm sức sống “ Tất cả như hối hả. Tất cả như xôn xao”. Và đất nước
được hình dung bằng một hình ảnh so sánh đẹp: “ Đất nước như vì sao. Cứ đi
lên phía trước ”
3.Tâm niệm của nhà thơ
12
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên đất nước, mạch thơ chuyển một cách
tự nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm của mình trước mùa xuân
đất nước. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống
hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé của mình, cho cuộc đời chung, cho đất nước:
Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự
nhiên và đẹp. Đẹp và tự nhiên vì nhà thơ đã dùng những hình ảnh đẹp đẽ của
thiên nhiên để nói lên ước nguyện của mình “
Ta làm con chim hót.
Ta làm một cành hoa”.
Để nói điều này, ngay ở phần đầu của bài thơ, tác giả đã phác họa hình ảnh mùa
xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cách cấu tứ lặp lại như vậy
tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Những hình ảnh chọn lọc ấy trở lại mang một ý
nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự
nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa tỏa hương sắc cho đời.
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Hình ảnh còn đẹp trong sự tha thiết và khiêm tốn: ý thức phần đóng góp của
mình dù là nhỏ bé, nhưng là cái tinh túy, cao đẹp của chính mình, cho cuộc đời
chung ( con chim hót, cành hoa nhỏ, một nốt nhạc trầm mà xao xuyến trong
bản đàn chung – không phải là một nốt cao vượt trội lên lên để khẳng định
mình).
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống
tươi trẻ của mình “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc ”. Đem sức sống của
một con người cống hiến cho đời, hòa nhập vào mùa xuân lớn của đất nước.
Nhưng chỉ là một mùa xuân nhỏ trong cái mùa xuân rộng lớn của đất nước, của
chế độ. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ thật bất ngờ, lí thú. Người ta đã dùng
nhiều định ngữ gắn với mùa xuân như: mùa xuân chín, mùa xuân xanh, xuân ý,

xuân lòng…nhưng có lẽ mùa xuân nho nhỏ là sáng tạo riêng, mới mẻ của
13
Thanh Hải, mà rất hợp lí để nói được quan hệ của cuộc đời mỗi con người và
cuộc đời chung, giữa cá nhân và xã hội
4.Những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật
- Thể thơ năm chữ gần với các điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, có
âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Sử dụng cách gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo
sự liền mạch của dòng cảm xúc.
- Kết hợp những hình ảnh tự nhiên giản dị từ thiên nhiên với những hình ảnh
giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát. Điều đáng chú ý là những hình ảnh biểu
trưng thường được phát triển từ những hình ảnh thực, tạo nên sự lặp lại mà
nâng cao, đổi mới của hệ thống hình ảnh (cành hoa, con chim, mùa xuân)
- Cấu tứ của bài thơ chặt chẽ, dựa trên sự phát triển của hình ảnh mùa xuân. từ
mùa xuân của đất trời sang mùa xuân của đất nước và mùa xuân của mỗi người
góp vào mùa xuân rộng lớn của cuộc đời chung.
- Giọng điệu của bài thơ thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Giọng
điệu có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng giai đoạn: vui say sưa ở đoạn
đầu, trầm lắng hơi trang nghiêm mà thiết tha ở đoạn bộc bạch những tâm niệm,
sôi nổi và thiết tha ở đoạn kết.
Nguồn: Sưu tầm
Ngày xuân nhớ "Mùa xuân nho nhỏ"
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa

14
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến".
Mới đó mà đã tròn 30 năm, kể từ ngày nhà thơ Thanh Hải "lặng lẽ dâng cho đời" "một cành hoa", "một nốt
trầm xao xuyến" cuối cùng của đời mình ("Mùa xuân nho nhỏ" - 1980). Ba mươi năm qua, những con
đường rợp bóng cây của "Huế đẹp và thơ" với ngôi nhà 26 Lê Lợi bên sông Hương vắng bóng Thanh Hải,
nhưng mỗi sáng, khi nhạc hiệu Đài phát thanh cất lên với bài "Mùa Xuân nho nhỏ", mọi người lại nhớ đến
Thanh Hải.
Với tôi, anh Thanh Hải là người thủ trưởng gần gũi, khi đội ngũ văn nghệ sĩ Bình Trị Thiên sum họp trong
ngôi nhà 26 Lê Lợi. Trước thềm mùa xuân này, khi dẫn các bạn trẻ thuộc Trung tâm Lưu trữ quốc gia đến
thăm nhà chị Thanh Tâm, vợ Thanh Hải, bên con đường dẫn lên Đàn Nam Giao và cũng gần với con
đường mang tên Thanh Hải, trước những bản thảo, thư từ, tranh ảnh của Thanh Hải để lại mà chị Thanh
Tâm trải ra trên chiếc chiếu rộng, tôi tưởng như được gặp lại một TH sống động như ngày nào
Tôi biết đến TH từ hai câu thơ nổi tiếng: "Xa nhau chỉ một mái chèo / Mà đi trăm núi vạn đèo đến đây!" Quả
là từ chiến trường Trị Thiên, chỉ cần "một mái chèo" qua sông Hiền Lương giới tuyến là đến được Vĩnh
Linh-Quảng Bình của miền Bắc, nhưng năm 1956, Thanh Hải cùng Đoàn Đại biểu miền Nam đã phải đi
vòng qua Mạc Tư Khoa - Bắc Kinh mới được đặt chân lên nửa phía Bắc của Tổ Quốc mình. Thực ra, từ
trong kháng chiến chống Pháp, Thanh Hải đã là một người lính trên mặt văn nghệ ở chiến trường "Bình Trị
Thiên khói lửa".
Nhà thơ Lương An, tác giả "Cô lái đò", người cộng sự thân thiết với Thanh Hải trong quá trình xây dựng Hội
Văn nghệ Bình Trị Thiên từ năm 1976, trong một bài hồi ký đã kể lại Hội nghị Văn nghệ ba tỉnh Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên tại "Cùa" (huyện Cam Lộ - Quảng Trị) năm 1952; trong đó, Thanh Hải là đại biểu của
Thừa Thiên Huế; cuộc họp diễn ra "giữa vòng máy bay quần liệng" của một trận càn nên nhà thơ Lương An
đã tả cảnh chia tay như sau: " Anh chị em ba tỉnh chia tay nhau trong một nỗi vui chen lâ n bùi ngùi, lưu
luyến. Thương anh chị em Thừa Thiên, thương quân dân Phong Quảng vừa mất vụ chiêm, vụ trái, lại bị đốt
phá, cán bộ và nhân dân bao người hy sinh, bị bắt, anh Chế Lan Viên, anh Xuân Hoàng, Nguyễn Văn Dinh,
Dương Tường và tôi cứ đứng nhìn lưng lẻo theo anh chị em đang hành quân gấp về Phong Quảng để "rịt
vết thương đau" cho quân dân địa phương "
Khi đó, Thanh Hải mới 22 tuổi. Vùng Phong Quảng đau thương ấy chính là quê hương anh. Vậy là từ thời
chống Pháp cho tới suốt những năm chống Mỹ, TH vẫn luôn có mặt tại nơi ác liệt và gian khổ nhất. Nhạc sĩ

Trần Hoàn, người phổ nhạc bài thơ "Mùa Xuân nho nhỏ", trong điếu văn tiễn biệt Thanh Hải 30 năm trước,
đã viết: "Trải qua hai cuộc kháng chiến dành Độc lập anh đã là người lính luôn luôn có mặt ở chiến trường
suốt 30 năm, cho đến thắng lợi cuối cùng Và từ đó, anh trở thành nhà thơ "
Tôi xin được nhắc lại những kỷ niệm của hai người bạn thân thiết với TH để hiểu vì sao "tác phẩm đầu tay"
của Thanh Hải lại có tên "Những đồng chí trung kiên" (NXB Văn học, 1962) - tập thơ đã làm xúc động hàng
triệu độc giả trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ. "Hôm qua chúng giết anh / Xác phơi đầu
ngõ xóm / Khi lũ chúng quay đi / Mắt trừng còn dọa dẫm / - Thằng này là cộng sản / Không đứa nào được
chôn / Mộ anh trên đồi cao / Hoa hồng nở và nở / Hương thơm bay và bay / Lũ chúng nó qua / Mắt diều
không dám ngó " ("Mồ anh hoa nở" - 1956)
15
Phải có một cuộc đời của "người trong cuộc" mới có thể viết được những dòng thơ như thế. Và chỉ với
một tập thơ mỏng ấy, năm 1965, TH đã được tặng Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu. Tập thơ mỏng
nhưng có sức nặng vì thấm đẫm máu và nước mắt của "những đồng chí trung kiên" - trong đó có bản thân
nhà thơ.
So với các nhà thơ cùng thời, Thanh Hải viết ít hơn. Sống giữa vòng vây quân thù ở một chiến trường vào
loại ác liệt nhất, gian khổ nhất, đến giấy bút và cả muối ăn đều thiếu, không dễ có được lúc bình yên thả
tâm hồn trên những trang thơ. Thanh Hải phải làm tròn nghĩa vụ người lính trước khi cầm bút làm thơ. Đến
ngày đất nước thống nhất, được sống giữa đất Huế thanh bình thì Thanh Hải lại mang gánh nặng người
cán bộ lãnh đạo văn nghệ.
Nhà thơ Thanh Hải. Thanh Hải từng là Ủy viên Thường vụ Ủy ban Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam,
Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ủy viên Đảng đoàn, Tổng
Thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Cho dù lắm "chức tước" như thế, nhưng mấy năm sống và làm việc
với anh, tôi chưa bao giờ thấy Thanh Hải ra "mặt" và "lên giọng" của người có chức quyền.
Ngày ngày, từ căn nhà bên đường Trần Phú gần cầu Kho Rèn, nhà thơ gầy mảnh, gò lưng đạp xe đến cơ
quan như một cán bộ bình thường. Chỉ khác, khi anh bước lên mấy bậc cầu thang, thường phải nghỉ giây
lát, lấy khăn lau mồ hôi rịn đẫm chân tóc, rồi mới có thể chào hỏi chúng tôi với nụ cười hiền hậu trên khuôn
mặt tai tái - cái màu da ấy là hậu quả của những cơn sốt rét rừng liên miên, "thủ phạm" gây nên căn bệnh
hiểm nghèo đã khiến anh phải bỏ dở nhiều dự định sáng tạo khi chỉ mới 50 tuổi, bỏ lại người vợ trẻ với ba
người con trai còn nhỏ dại giữa lúc đất nước khó khăn thiếu thốn đủ bề.
Tròn 30 năm đã qua từ ngày ấy. Mấy cô gái trẻ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia rất ngạc nhiên trước vẻ tươi

trẻ của chị Thanh Tâm, dù nay chị đã trên sáu mươi tuổi, dù 30 năm qua chị đã phải gồng mình chống đỡ
mọi thử thách để nuôi dạy ba cậu con trai khôn lớn.
Biết ơn người vợ trẻ đã chia sẻ ngọt bùi cay đắng suốt cuộc đời mình và sẽ phải gánh chịu bao nỗi xót xa
trước cảnh "chia tay" khắc nghiệt không thể nào tránh được, trong những ngày cuối đời, cùng với "Mùa
xuân nhỏ nhỏ", Thanh Hải đã viết tặng riêng chị Thanh Tâm bài "Không đề" chưa hề được công bố, với
những dòng thơ chân tình mà xúc động khôn cùng:
" Khi anh nằm xuống đó / Giữa bát cơm em đơm / Giữa chén nước em múc/Giữa bộn bề bếp núc / Em
nâng cho anh nằm / Giữa những cơn khóc thầm / Em quạt cho anh ngủ / Cánh tay như muốn chia / Một
nửa ấp con nhỏ / Một nửa để bên anh / Đường vào viện không xanh / Đường vào viện mưa nghiêng / Em đi
hoài ướt tóc / Thôi đi những cơn lốc / Thôi đi những cơn mưa / Tắt đi cơn gió mùa / Kẻo đường xa em
lạnh / Kẻo đường xa em ho "
Thời gian đã xoa dịu nỗi buồn đau và chị Thanh Tâm có niềm vui, có quyền tự hào nữa, đã dành trọn vẹn
cuộc đời mình cho Thanh Hải. Trong ngày giỗ Thanh Hải mấy hôm trước, chị đã bàn với chúng tôi năm nay
sẽ làm lại tuyển tập TH đàng hoàng hơn, nhân kỷ niệm 80 năm sinh và 30 năm ngày anh đi xa.
Còn hôm nay, chị vừa trải những tư liệu - di sản tinh thần của TH để lại - vừa ríu rít "thanh minh" với các
nhân viên lưu trữ là chị chưa kịp sắp xếp lại cho có hệ thống và còn nhiều thứ nữa chưa soạn ra Một cô
gái lấy từ trong chiếc "cặp ba giây" cũ kỹ thời "bao cấp" mấy trang giấy đánh máy nâu xỉn, vừa nhẩm đọc
"Kính gửi thường vụ Tỉnh ủy " thì chị Thanh Tâm đã huơ tay, nói vội: "Chớ chớ Cái đó để tôi xem lại
16
đã ". Chị e ngại đó là công văn "mật" không nên công bố. Hóa ra đó là hai bức thư của Thanh Hải gửi Tỉnh
ủy xin được rút lui khỏi mọi chức vụ, do sức khỏe sút kém.
Thế đó! Người không "tham quyền cố vị" nhưng Thanh Hải cứ phải liên tục ngồi ghế "lãnh đạo" - một "môi
trường" hẳn là không thuận lợi cho người sáng tạo. Trong điều kiện ấy, với mầm bệnh hiểm nghèo đe dọa,
Thanh Hải đã phải nỗ lực phi thường mới để lại được những tác phẩm mà chúng ta có hôm nay. Ngoài tập
"Những đồng chí trung kiên", TH còn có các tập thơ "Huế mùa xuân" (1970), "Dấu võng Trường Sơn"
(1977), "Mưa xuân đất này" (1982).
Trong "Tuyển tập Thanh Hải" (NXB Văn học, 1994), chúng ta biết thêm hai tác phẩm của anh được công bố
lần đầu: Trường ca "Hành khúc người ở lại" và kịch thơ "Bình minh thành Huế". Những tác phẩm của TH đã
được tặng "Giải thưởng Nhà nước" về Văn học nghệ thuật, đợt 1, năm 2001.
Thật không may là TH đã qua đời quá sớm. Nhưng với một nhà thơ, có thể nói TH đã "trường thọ" với

những tác phẩm sống mãi với thời gian như "Mồ anh hoa nở", "Mùa xuân nho nhỏ" Đó là niềm hạnh phúc
không phải tác giả nào cũng được hưởng
Nguyễn Khắc Phê
17
Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN.
Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
* Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp
- Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
- Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc Biết sử dụng hiệu
quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích.
- Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp, sống có
ích ?
18
Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích ý thơ: Mùa
xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ
bài thơ.
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc
ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích:
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm,
âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân
đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều
trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao )

3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính
mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm ) nhưng giàu
sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ,
sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống
có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của
đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc
quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân
yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
19
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất
nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích vv và
vv
cam nhan bạ mua` xuan nmùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)
1. Hình ảnh mùa xuân của thiên nhiên hiện lên trong khổ thơ đầu:
- được miêu tả bằng hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, tiếng chim chiền chiện hót vang
trời, với vài nét phác họa đã vẽ ra được cả k gian cao rộng với dòng sông và bầu trời bao la, cả
màu sắc tươi thắm của mùa xuân (sông xanh, hoa tím biếc – màu đặc trưng của xứ Huế), cả
âm thanh vang vọng, tươi vui của chim chiền chiện “Hót chi mà vang trời”
- hình ảnh thơ đẹp, giàu tính tạo hình, bộc lộ cảm xúc tươi vui, hồn nhiên, trong trẻo của tác
giả trước mùa xuân: “từng giọt…tôi hứng”. Có thể “từng giọt” mưa long lanh rơi trong ánh
sáng của trời xuân, ngoài ra còn có thể hiểu theo cách khác: nhà thơ đưa tay hứng từng giọt
âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Theo hướng này, câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác rất

kì diệu: từ thính giác chuyển sang thị giác và xúc giác. Âm thanh tiếng chim tạo ra hình khối,
ánh sáng, màu sắc cụ thể đến mức hứng được. Hình thơ đẹp một cách bất ngờ, diễn tả niềm
say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời.
2. Hai khổ thơ tiếp: mùa xuân của đất nước
- Hình ảnh “mùa xuân…ra đồng” nói về mùa xuân của đất nước với 2 nhiệm vụ chính là chiến
đấu và lao động, là ý thơ quen thuộc. Hay ở chỗ gắn hình ảnh ng lính, ng nông dân với màu
xanh của lá non. “lộc giắt đầy”, “lộc trải dài”, hình ảnh trùng điệp làm hiện ra cả mùa xuân
của đất trời trong màu xanh bất tận của lộc mới. Mùa xuân theo “người cầm súng” và “người
ra đồng” đến với mọi miền đất nước. Hoặc chính họ mang đến mùa xuân. Trong màu xanh non
ẩn hịên một sức sống tràn trề, nhà thơ nghe trong màu xanh ấy “tất cả như hối hả - tất cả
như xôn xao”.
- Từ đó say sưa ngắm về tổ quốc: “đất nước…phía trước”. Hai câu đầu bình thường, nhưng hai
câu cuối là hình ảnh so sánh đẹp và đầy ý nghĩa: đất nước đẹp, tỏa sáng như vì sao, đang
thẳng tiến bằng sức mạnh “bốn nghìn năm vất vả và gian lao”. Bộc lộ niềm cảm phục, niềm
tin vào một dân tộc anh hùng. Nhịp thơ nhanh, phấn chấn
3. Tâm niệm của nhà thơ:
- khổ 5 và 6 mạch thơ chuyển sang bày tỏ suy nghĩ, tâm niệm trước mùa xuân của đất nước:
“ta làm…khi tóc bạc”
- Phép trùng điệp “ta làm”, “ta nhập vào” diễn tả tha thiết khát vọng được hòa nhập vào cuộc
sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù là nhỏ bé cho sự nghiệp chung.
- Thể hiện qua những hình ảnh thơ đẹp tự nhiên, giản dị
+ Con chim hót, một cành hoa:khổ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân bắt đầu từ bông hoa tím biếc ,
âm thanh của tiếng chim chiền chiện vang trời. Còn khổ này, tác giả mượn những hình ảnh ấy
để nói lên nguyện vọng của mình, đem cuộc đời hiến dâng cho đất nước.
+ Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả chỉ xin làm một “con chim hót”, “một nhành hoa”.
Giữa bản “hòa ca” tươi vui đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ chỉ xin làm “một nốt trầm xao
xuyến”. Điệp từ 1 diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé. Những hình ảnh con chim, nhành hoa, nốt nhạc
trầm cuối cùng dồn vào một “mùa xuân nho nhỏ - lặng lẽ dâng cho đời”. Tất cả đều mang hình
ảnh ẩn dụ mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện xúc động điều tâm niệm chân thành,
tha thiết của nhà thơ.

- Bằng giọng tâm sự nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguỵên của TH đã đi vào lòng ng đọc, lung linh
trong ánh sáng của một nhân sinh quan cao đẹp: mỗi ng mang đến cho cuộc đời chung một
nét đẹp riêng, cống hiến sức mình dù là nhỏ bé cho đất nước, phải k ngừng cống hiến “dù là
tuổi hai mươi – dù là khi tóc bạc”, đó mới là ý nghĩa của kiếp làm người.
4. nghệ thuật:
- thể thơ 5 chữ gần với làn điệu dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Âm
hưởng ấy xuyên suốt toàn bài, thể hiện rõ ở khổ cuối. Gieo vần liền giữa các khổ thơ tạo sự
liền mạch trong cảm xúc. Giọng thơ biến đổi, phù hợp với nội dung cảm xúc từng đoạn
- kết hợp hình ảnh cụ thể, tự nhiên với hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát.
- Cấu tứ chặt chẽ dựa trên sự phát tiển của hình ảnh mùa xuân.
20
__________________
ho nho cua nha van Thanh Hai
Thanh hải là 1 cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở Miền Nam từ những ngày
đầu Thơ ông thể hiện niêm yêu mến thiết tha của cuộc sống đất nước ước nguyện của tác giả .
Và MXNN là 1 bài thơ như thế
Bài thơ được sáng tác vào nhữung năm cúôi đời của thanh hải thế nhưng đặc biệt tràn ngập cả
bài thơ là những cảm xúc của tác giả đi từ mùa xuân thiên nhiên đên mùa xuân đất nưuợc ocn
người và cuối cùng đã bộc lộ khát vọng sống của con người . Bài thơ được viết theo thể thơ 5
chữ Đã tạo nên 1 giọng điệu thơ sâu lắng trữ tình tha thiết
Mở đâu bài thơ thanh hải đã fác hoạc cảnh mùa xuân tươi đẹp dang về trên xứ huế
mọc giuẵ dòng sông xanh
một bông hoa tím biếc
ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trời
khổ thơ là cảm nhận của thanh hải về mùa xuân thiên mùa xuân quê hương . Đâu có gì nhiều
chỉ 1 bông hoa 1 dòng sông 1 tiếng chim hsot . Đơn giản thế nhưng vui và đẹp biết bao ! . Chỉ
bằng vài nét fác họa chọn lọc hình ảnh màu sắc và âm thanh nhà thơ như vẽ ra cả 1 không
gian cao rộng dòng sông mặt đất bầu trờ cả màu sắc thắm tuơi sông xanh thắm hoa tím biếc
và âm thanh rộn rã Tiếng chim chiền chiện hót vang trờ . Truwocs đây cũng đã nhiều thi nhân

mieue tả mùa xuân vơi những ítn hiệu bông hoa chim hót
chim hót véo von liễu nở đầy
Nhưng điểm đặc biệt trong thơ Tanh hải là cảnh màu xuân mang nét đẹp riêng cảu quê hương
xứ huế . Dòng sông xanh đây là dòng sông hương thở mông của huế ko phải là sông hồng đỏ
nặng phù sa cũng chẳng phải là Vàm cỏ đông tươi mát trên dòng sông hương giang thơ mộng
ấy " mọc " lên l1 bông hoa tím biếc. có lẽ đó là họa lục bình . 1 lòai hoa ưa sông nuwocs ưa
đồng nội bình dị thân th ương . Thi nhân xuă thường nói đến màu xuân với những loài hoa tiêu
biểu kiêu saquí hiếm như hoa đào mai lan nhưng ở đây mùa xuân trong thơ thanh hại lại được
báo hiêu băng 1 bông hoa lục binh tím biêc .Cái màu tím đặc trunưg của xứ huếy ngươi huế .
Cách đảo ngữ đưa từ mọc lên đầu câu thơ . Mọc giữa dòng sông xanh gây ấn tuợng về sự
vương lên đầy sức sống của bông hoa . 1 sức sống tràn trề tuơi trẻ Chỉ với 2 câu thơ mở đầu
nhà thơ đa miêu tả đựoc cả 1 sắc xuân đằm thắm dịu dàng mà xao xuyến lòng người Thanh
hải còn cảm nhận thêm 1 nét đẹp nữa của thiên nhiên xứ huế đó là tiếng xuân rộn rã reo vui
qua âm thanh thánh thó của chim chiền chienẹ . 1 lòai chim sơn ca sống rất nhiều ở Huế Tiếng
chim hót thánh thóe véo von vang vọng cả đâtd trờ Cã không gian cao rộng nghe tiếng chim
hót nàh thơ thoế lên lời gọi của chim thậ thiết tha say đăm
Ơi con chim chiền chiện
hót chi mà vang trờ
Hô ngữ Ơi kết hiưpự với cụm từ hót chi mà nghe sao mà dịu ngọt êm ái thân thương . 1 lần
nữa qua cách thể hiện của TH ta bắt gạp các chât thơ ngọ ngào của xứ Huế qua tiếng thơ nhẹn
nhang thân thương tràn đầy cảm xúc lẫn chất huế ấy đã thể hiện tình yêu tha thiêt của nàh
thơ đối với quê hương ruột thịt của mình
Thế ta mùa xuân đang đên ở xứ huế rất đẹp của hoa tím sông xanh ở sức sông của bông hoa
và ở niềm vui trong tiếng chim chiền chiện hót. Tâm hồn nhà thơ rộng mỡ để đón nhận nâng
niu trân trọng vẻ đẹp sứuc sống và niềm vui ấy
Từng giọt long lanh rờ
Tôi đưa tay tôi hứng
Nhưng dòng thơ đã thể hiện cảm xúc của hôn thơ TH . bàk ca xứa huế vào xuân nghe tiếng
hót trong trẻo véo von thánh thót của chim chiền chiện . Âm thanh đó được kết tinh lại đọng
lại thanh từng giọt long lanh lấp lánh Và nhà thơ muốn đuă tay đón nhận từn ggiọt âm thẩ ấy .

Rất sáng tạo và đầy gợi cảm . TH đã dùng hiện tượng chuyển đổi cảm giác để thể hiện cảm
xúc của mình . Từ cái có tính thính giác chỉ có thê4r nghe được là âm thành của tiếng chim
nhà thơ tưởng tnhư thấy được và có thể hứng đựoc cả tiếng chim trong tay . Cảm nhận nó
bằng xúc giác nêu xuân diệu ddax có lần say sưa trược vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân . Thàng
giêng ngon như 1 cặp 1 gần để ròi hào hứng thốt lên
Hơi hồng ta muốn căn vào ngươi thì thanh hải cũng ngất ngây tưởng chứng hưng được cả
tiếng xuân . giọt xuana trong tay. Hiện tưởng chueyen đổi cảm giác ấy hoàn toàn màng tính
chủ quan có lẽ phi lí ko thực tết .Nhưng đã trở thành nghệ thật trong thơ ca bởi nó đã thể hiện
được cái cảm xúc nồng nàn say đăm của nhà thơ . Cací đất trờ xứ huế vào xuân và nhà thơ
21
khương tư dung cũng đã có lần thể hienẹ cảm xúc của mình trong âm thanh của tiếng chim
bằng 1 câu thơ có hiện tuơng chuyển đổng cảm giác tương tự
Một tiếng chim kêu sống cả rừng
Rồi tờ đó nàh thơ tiếp túc trải dài cảm xúc của mình với mùa xuân đất nước con người
Mùa xuân người cẩm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Ở đay chún gtả đã thây thanh hỉa đề cập đên 2 hình ảnh đó là người cầm súng và người ra
đông . Vì sao vậy có pảhi cahưng học chinh alf nhưng người đã chiến đấu bào vệ tổ quốc họl à
những người đổ mồ hôi cong sức để góp phần xây dunựg đất nược đocọ lập hạnh phúc cho
mọi người . Như vây jchín hhọc là nhưng nguơiừ mang lại mùa xuân cho nguơiừ khác .Bên
cạnh 2 hình ản hnày là lộc Nói đến Lộc là nói đến sự đama chồi của cây là . Nhưng trong văn
cảnh này lộc mang hàm ý là mùa xuân là sự may mắn là hạnh phúc đến với người khác Và lộc
của người cầm sùng đó là cành lá nguyện trang . Và lộc của người ra đồng là nương mạ xanh
tốt . Như vaỵa lộc đã theo họ ra chiến trường ra ruộng đồng hay là chín họ đã mang lộc về cho
đất nước cho mọi người
Từ hình ảnh con người tác giả đề cập đến hình ảnh đất nước
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Đất nước tả kể từ buổi đầu dựng nước là quá trình giữ nước hết cuộc kháng chiến này đến
cuộc kháng chiến khác . Cha ông ta sẵn sàng đổ xương máu để bảo vệ nền văn hiến cha ông.
Đây là 1 quy trình đầy gian lao vất vả nhưng cũng đầy tự hào Niềm tự hảo đó đã được tác giả
so sánh bằng hình ảnh rất đẹp " như vì sao " Nói đến vì sao là nói đến các tinh tú lấpl ánh trên
bầo trời . Vì sao cứ ngàn năm mãi vình hằng đối với cuộc sống con người và đối với đất nước
như vì sao có nghĩa là đất nước ta rất đẹp đất nước ta từ 4000 năm đã đặc xây dựng và phát
triển "cứ đi lên phía trước "Chính vì thế mà trước vẻ đẹp đó trước niềm tự hào Con người khi
cảm nhận về đó như cảm thấy hối hả . Ở 2 câu này vuằ có điệp từ " tất cả " Lạp lại cùng với
những hình ảnh đầy hình tượng như âm thanh >Nó gợi tả đươcọ không khi và khí thế rộn ràng
vui vẻ cảnh đất nước vào xuân
Mở đầu bài thơ . Nó đã giớ thiệu cảnh sắc mùa xuana thiên nhiên đẹp tươi ddang đến trên quê
hương xứ huế thân thương . Nhưng khổ thơ của thanh hải là cảm nhận của nhà thơ về mùa
xuân đất nước . dân tộc . Và cũng từ mạch cảm xúc đó nhà thơ đã quay về với lòng mình . Suy
nghĩ thật chân thành và lắng động
*****************************
* Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp
- Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình.
- Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc Biết sử
dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích.
- Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp,
sống có ích ?
Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích
ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng
sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ.
* Yêu cầu về nội dung:
Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài
thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng.
1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:

- Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc
tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui.
22
- Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết
tạo hình
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm
nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người
chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng
mở (Đất nước như vì sao )
3/ Tâm niệm của nhà thơ:
- Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung
nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành
hoa, nốt trầm ) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con
người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần
làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ.
-“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện
được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên
mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội.
- Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm
tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế.
4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân:
* Gợi ý:
- Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất
nước thân yêu.
- Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp.
- Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho
quê hương đất nước.
- Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ

ích vv và vv
__________________
Cảm nghĩ về một bài thơ xuân
Cập nhật lúc 12:17, Thứ Năm, 26/01/2006 (GMT+7)
,
Giây phút đầu tiên khi năm mới gõ cửa, hãy hòa mình vào những vẻ đẹp của mùa xuân
qua bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải - cũng là một trong những trọng
tâm ôn thi tốt nghiệp của các bạn học sinh lớp 9.

23
Mùa xuân đã về trên đất nước Việt Nam tươi đẹp của chúng ta. Đâu
đây dặt dìu lời ca êm dịu về “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân xứ Huế thơ mộng hiển hiện trước mắt ta. Chỉ một bông hoa tím mỏng manh, mọc giữa
dòng sông Hương xanh biếc mà sao sức sống lại dồi dào mãnh liệt đến vậy ? Và cũng chỉ một
con chim chiền chiện cất lời, mà sao tiếng hót vang xa bay bổng đến thế ? Từng giọt âm thanh
tiếng chim thả vào không gian, hội tụ tất cả ánh sáng, sự thanh khiết trong lành của đất trời mùa
xuân nên nó cứ long lanh, long lanh. Không cầm lòng được, nhà thơ bất chợt đưa tay ra hứng
lấy âm thanh ấy, những mong nắm bắt điều diệu kỳ của thiên nhiên tươi đẹp trên quê hương. Sự
chuyển đổi cảm giác trong ông diễn ra thật nhanh chóng, bất ngờ, mà cũng thật tinh tế. Rồi ông
đưa mắt nhìn những chồi non lộc biếc đậu trên vành lá ngụy trang của người ra trận, trải dài theo
bước chân người ra đồng, trên khắp đất nước mình. Mặc dù chúng ta vừa ngưng nghỉ tiếng súng
ở hai đầu biên cương. Mặc dù thời bao cấp vẫn in hằn dấu vết trong mỗi gia đình Việt Nam.

Nhưng thành quả chiến đấu và lao động suốt 4.000 năm lịch sử đã ngời ngời trong mùa xuân
1980 ấy.

Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
Quả thực là “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”.

Bằng sự mẫn cảm, bằng niềm tin son sắt, Thanh Hải đã nhận ra sức sống bền bỉ và tư thế luôn
vững vàng thăng tiến của dân tộc ta. Đến hôm nay, mùa xuân 2006 đã về, ta càng khẳng định
rằng điều Thanh Hải dự báo từ 26 năm trước đã, đang và mãi mãi là hiện thực trên Tổ quốc thân
yêu của chúng ta. Đáng trân trọng biết bao, tấm lòng của một người con đất Việt ! Khi đang lâm
bệnh nặng, sắp từ giã cõi đời, còn phải sống trong thiếu thốn khó khăn, ông vẫn có những cảm
nhận vô cùng tươi trẻ về thiên nhiên, về đất nước, về cuộc sống. Phải chăng, có sự đồng điệu
trong tâm hồn thi sĩ:

“Tôi lại nhìn như đôi mắt trẻ thơ
Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ”.
(Tố Hữu)

Từ niềm say sưa trước mùa xuân thiên nhiên và cuộc sống trên đất nước, Thanh Hải đã chân
thành bộc lộ ước nguyện của bản thân:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

24

Tuy đó là ước nguyện khiêm nhường (muốn hóa thân làm những thứ bé nhỏ : Một con chim, một
cành hoa, một nốt trầm, một mùa xuân nho nhỏ để “lặng lẽ dâng cho đời”). Nhưng đó là ước
nguyện rất tự nhiên, đẹp đẽ, sáng trong như thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng (con chim, cành
hoa), rất bền bỉ, thiết tha:

Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Đó cũng là ước nguyện hết sức chân thành của Thanh Hải. Bởi vì cả cuộc đời ông đã bám trụ ở
quê hương (vùng Thừa Thiên Huế) cùng đồng bào, đồng chí đánh giặc qua hai cuộc kháng chiến
ác liệt trường kì. Từ vùng đất này, những bài thơ “Mồ anh hoa nở”, “Cháu nhớ Bác Hồ” của ông
đã có sức lay động sâu xa tâm hồn bao bạn đọc. Rồi đến giờ phút cuối cùng, ông vẫn như con
tằm rút ruột nhả tơ, dâng cho đời “mùa xuân nho nhỏ” thiết tha nồng thắm từ đáy tâm can.
Những “nốt trầm” ấy sao mà “xao xuyến”, sao mà đắm say!

Và bạn ơi, bạn có thấy Thanh Hải đã nói hộ chúng ta ước nguyện của mỗi người bằng cách
chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” đó không?

Bài thơ của Thanh Hải đề cập đến vấn đề nhân sinh quan. Sống có ích, sống đẹp là có cống hiến
cho đời. Vậy mà nó không hề khô cứng như lời giáo huấn đạo lý. Bởi vì, tác giả đã nói bằng cảm
xúc thực, bằng những điều tâm niệm chân thành, thiết tha, bằng giọng thơ nhẹ nhàng và hình
ảnh thơ bình dị. Chính vì thế những dòng thơ của ông thấm sâu vào lòng người, thức tỉnh những
ước nguyện, những cách sống đẹp của mỗi con người.
Mùa xuân nay đi trong dìu dặt lời ca :
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm tình


Ta thấy nhớ Thanh Hải - nhớ một “Mùa xuân nho nhỏ” của dân tộc thiết tha!

(Thiếu niên Tiền phong Xuân 2006)
,
CÒN MÃI NHỮNG MÙA XUÂN
Thánh Tâm

Thế là bất ngờ xuân tới, nồng nàn, ngất ngây mà dịu dàng, thướt tha quá đổi. Mùa
xuân khoác cho mọi vật chiếc áo xanh tươi mơn mởn, điểm những màu hoa trắng hồng
trên nền áo nguyên sơ. Xuân về xua tan bao giá băng lạnh lẽo, cho vạn vật hồi sinh tràn
đầy sức sống. Xuân sưởi ấm lòng người, thắp cho nhân sinh niềm hy vọng ở ngày mai
Có lẽ vì thế xuân luôn là đề tài cho thi nhân rung động trước cảnh: cảnh thiên nhiên,
cảnh đời mà cất bút đề thơ – Xuân hà hơi, tiếp sức cho thi sĩ hóa thân vào cuộc đời. Ơû
nhà thơ Thanh Hải – Xuân đáng trân trọng làm sao. Bài thơ: “Mùa Xuân nho nhỏ” của
ông là một ví dụ. Thật ra, Xuân đối với Thanh Hải không hề “nho nhỏ” mà Xuân đang
mang trong mình hơi bướm của sự sống. Xuân lung linh, đầy sắc màu của tình yêu, yêu
đời, yêu người tha thiết.
25

×