Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

VỀ NHÂN VẬT A PHỦ (TÔ HOÀI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.47 KB, 3 trang )

NHÂN VẬT A PHỦ
Bấy giờ đương Tết cả của người Mông trên núi. Tết không một ngày mà
hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mưa để làm mùa, thế là nghỉ
ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai
nhà khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết
lần lượt mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái
ném pa pao – một kiểu bóng chuyền thô sơ
Nhà văn Tô Hoài
Câu chuyện kể lại bây giờ đã ngót năm mươi năm về trước. Mùa
thu 1952, trong chiến dịch Tây Bắc, khi Nghĩa Lộ đã được giải phóng, tôi lên
các khu du kích ở huyện Văn Chấn là vùng trạm Tấu, sang huyện Phù Yên là
Bản Thái, khu du kích người Mông. Người Mông, người Dao trên dãy núi bí
danh là 99 (do viết tắt bến Pắc Lừm, Pắc Ngà, hai chữ P giống con số 9) chỗ
ấy bí mật qua sông Đà sang Sơn La.
Bấy giờ đương Tết cả của người Mông trên núi. Tết không một ngày
mà hàng tháng. Gặt hái đã xong, trời rét, lại đợi mưa để làm mùa, thế là nghỉ
ngơi, ăn chơi. Từng nhà làm tết, hôm nay cả xóm chén ở nhà này, mai nhà
khác mổ lợn, tiết canh cả chậu xắn từng miếng cứ linh đình, ăn tết lần lượt
mỗi nhà một hôm cho đến hết mọi nhà. Rộn rã khắp núi, trai gái ném pa pao
– một kiểu bóng chuyền thô sơ. Trẻ em đánh quay, con quay gỗ to bằng cái
bát. Hay là đuổi bắt chim sẻ, chim sâu, con chim nhỏ bay trên bạt ngàn núi
đá chỉ một lúc đã mỏi cánh ngã lăn xuống, chỉ việc nhặt về nướng ăn.
Ở trạm Tấu, tôi gặp A Phủ cùng vợ sắp về ăn tết bên Tà Sùa ở Phù
Yên. (Tiếng Mông nói lơ lớ Phử tôi viết là Phủ cho dễ đọc). Tiếng Mông
nhiều chữ gốc Hán. Con trai thường tên là Páo (do chữ Bảo), co gái là Mỵ
hoặc Mỷ (do chữ Mỹ). Tôi đương muốn sang Phù Yên rồi vào các khu du
kích Sơn La lên Điện Biên trên Lai Châu. Thế là tôi cùng sang Phù Yên với
vợ chồng A Phủ.
Từ trạm Tấu đi Tà Sùa đường núi chỉ một hai ngày. Chúng tôi đã đi
lâu cả hai phiên chợ. Vì gặp nhiều nhà nương, đến nhà nương nào có người
cũng nán lại ăn tết. Làng kháng chiến trên núi, cai đồn Pháp hay lùng lên đốt


phá. Cho nên mỗi nhà đều làm nương bí mật trong rừng sâu. Những cái nhà
nương một gian vững chãi xinh xắn, nho nhỏ như cái nhà của trẻ con chơi.
Những chân cột ngoàm nâng sàn đứng con – con hổ, con gấu không trèo lên
được. áp mái, kho đựng ngô. Ngoài nương trước mặt các thức ăn hàng ngày.
Rau cải, đậu răng ngựa, bụi chuối. Cây ớt, búi gừng, cụm hành, hẹ, lá sả…
Săn con chuột, con nhím đã có bẫy, nỏ. Thịt khô phơi xếp trên sàn bếp, hiếm
muối, thịt ướp rễ chanh đậm mà chát.
Những cái nhà nương, lều nương này đều có ở suốt truyện Vợ chồng A
Phủ. Năm 1970 tôi có dịp đi lâu vùng Luang Prabang – bên Thượng Lào,
những cái nhà nương quyến luyến tôi vẫn thấy nhiều trong tiểu thuyết Họ
Giàng ở Phìn Sa.
A Phủ không phải là sự tích một người thật việc thật. Tất cả tai nghe
mắt thấy và những trải biết của tôi từ những sự thật ấy tổng hợp vào sáng tạo.
Dọc đường A Phủ đã kể những gian truân của vợ chồng anh và mọi sinh
hoạt, khó khăn ở khu du kích đã bao năm. Tôi đã đến dự một đêm xử người
bẻ trộm ngô, hệt như đám xử kiện khủng khiếp đã miêu tả trong truyện và
trong phim Vợ chồng A Phủ mà nhà văn Kim Lân đã đóng vai pụ pạng
(thằng mõ) rất xuất sắc. Chỉ có điều là người đứng ra xử kẻ trộm ngô không
phải là thống lý Pá Tra mà là cán bộ ta. Mới giải phóng, địa phương có chủ
trương giữ mọi phong tục tập quán không phân biệt là tốt hay là lạc hậu, dã
man.
Người cán bộ kết nghĩa anh em với A Phủ là những hoạt động thật của
cán bộ địch hậu Chi Mai, cán bộ phụ trách khu du kích Phù Yên. Chi Mai
quê ở Hà Đông đã xung phong công tác Tây Bắc. Và phần nào trong tinh
thần người cán bộ hậu địch có cả tôi. Tôi đi với Chi Mai, nhiều xóm muốn
giữ tôi lại làm thày giáo. Trong bữa rượu, người ta hay đọ cánh tay, nếu dài
bằng nhau mà lại bằng tuổi thì nhất định chúng tôi phải kết làm anh em.
Phong tục “ăn sùng” này gốc của người Tày, người Thái, một nếp sống vui
và có ý nghĩa, nhiều dân tộc khác đã bắt chước.
Câu chuyện A Phủ kể, tôi đã ngẫm nghĩ mọi mặt tư tưởng, tình cảm

của đối tượng và của tội, tất cả đã sáng tạo nên Vợ chồng A Phủ mà các bạn
đã đọc. Có một quang cảnh khác là khu du kích trạm Tấu và bên bản Thái
đều ở sâu trong rừng không trông được xuống núi như trong truyện kể. Cũng
chuyến đi ấy, tôi đã sang nhà lão du kích Triệu Văn Khìn người Dao, ở
mường Cơi. Đồn Tây dưới cánh đồng đã đánh lên núi, mấy lần bị bố con ông
Khìn lăn đá xuống, chết mấy đứa, không dám lên nữa. Ở chỗ nương nhà ông
Khìn trông xuống thung lũng, đồn mường Cơi rõ mồn một. Hôm ấy uống
rượu ủ bột báng nhắm thịt phượng hoàng đất ông Khìn vừa đi bắn được, tôi
nhìn xuống và quyết định đưa cái động trông thấy ở mường Cơi sang cánh
đồng dưới chân núi nhà nương của vợ chồng A Phủ.
Câu chuyện này nếu không nói bạn đọc có thể khó hiểu. Truyện Vợ
chồng A Phủ, những lần in đầu – năm 1954, có nhân vật thống lý Chống Lầu.
Các lần in sau và bây giờ, tôi đổi tên là thống lý Pá Tra. Tại sao vậy? Chống
Lầu là tên ông thống lý ở Háng Chu, tôi đã nhiều lần đến chơi, ông thết
khách thịt ngựa không muối. Tên ông Chống Lầu cũng điển hình tên con
người ở tầng lớp trên. Ông không biết chữ, lại ở khu du kích hẻo lánh thế
này, ông biết đâu tôi mượn tên ông.
Năm 1954 miền Bắc giải phóng, ông Chống Lầu được cử ra làm phó
chủ tịch khu tự trị Tây Bắc, cơ quan ở thủ phủ Sơn La. Anh Hoàng Nó bấy
giờ là bí thư tỉnh ủy Sơn La đã nhắn tôi viết hỏng rồi. Nếu đứa nào xấu mách
ông Chống Lầu là thằng nhà báo năm ấy đã viết sách bảo Mo Chống Lầu là
phản động thì nguy quá. Các buổi phát thanh tiếng Mường ở Sơn Dương đọc
Vợ chồng A Phủ đều phải bỏ.
Một lần đi huyện Than Uyên, tôi mượn quyển sổ ghi tên các người tù
đương bị giam ở đây. Tôi nhặt ra tên một người tù là Pá Tra. Tôi đổi là thống
lý Pá Tra từ ngày ấy, chắc không lo trùng tên

×