Cách dùng pin điện thoại hiệu quả
Khi điện thoại được tích hợp nhiều tính năng, màn hình lớn và độ phân giải cao
hơn, khả năng ứng dụng của máy được mở rộng thì mức độ hao pin cũng sẽ
lớn hơn.
Nhưng điều này sẽ được hạn chế nếu người dùng biết sạc và dùng pin đúng
cách.
Các loại pin điện thoại
Mỗi loại pin được thiết kế dành riêng cho một model điện thoại khác nhau và
mỗi loại pin đó sẽ có tần suất sử dụng khác nhau.
Các loại pin cho điện
thoại. Ảnh: FlatBattery
Thế hệ đầu tiên là loại Nickel Cadmium (NiCad), sau đó là Nickel - Mtal Hydride
(NiMH), Lithium - Ion (Li-Ion) và mới nhất là Lithium - Polymer (Li-Po). Cùng một
kích cỡ, nhưng pin NiMH có dung lượng nhỏ hơn so với pin Li-Ion. Trong khi
dung lượng pin NiMH chỉ có 550 mAh thì dung lượng của pin Li-Ion có thể lên
đến 840 mAh. Do vậy, pin Li-Ion thường được sử dụng trong các điện thoại cao
cấp để giảm trọng lượng của máy mà thời gian chờ vẫn lớn. Có đặc điểm tương
tự pin Li-Ion là pin Li-Po đang được dùng trong các mẫu điện thoại mới nhất
hiện nay. Loại này có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, nhưng vẫn đáp
ứng được mức năng lượng mạnh nhất (1.100 mAh. 1.500 mAh ) và tần suất
sử dụng lâu nhất (1.500 lần sạc) nên thường có giá cao hơn nhiều so với các
loại pin khác.
Sạc đúng cách
Pin mới sẽ chỉ đạt hiệu suất cao nhất sau 3 lần sạc và sử dụng đầu tiên. Vì vậy,
khi mua máy mới, nhất thiết bạn nên sạc pin theo đúng hướng dẫn của nàh sản
xuất để pin đạt hiệu suất cao nhất và tuổi thọ lâu nhất.
Xạc pin theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất. Ảnh:
Speedy.
Lần sạc đầu tiên: Cần sạc và giữ nguyên trạng thái sạc pin từ 8 - 10 giờ và có
thể sạc ngay sau khi mua máy mà không phải chờ cho đến khi hết điện trong
pin. Để thuận tiện, nên sạc vào buổi tối, cắm sạc liên tục trong vòng 8 - 10 giờ
và sau đó có thể tháo ra sử dụng.
Lần sạc thứ hai: Chỉ tiến hành sau khi đã dùng cạn kiệt điện của lần thứ nhất và
thời gian sạc pin cũng thực hiện từ 8 - 10 giờ như lần sạc đầu.
Lần sạc thứ ba: Chỉ tiến hành khi đã dùng kiệt pin điện của lần sạc trước và
cũng sạc liên tục từ 8 - 10 giờ như hai lần sạc trước.
Từ lần sạc thứ tư trở đi: Không nên để kiệt pin cũng như sạc khi pin vẫn còn
nhiều điện, tốt nhất là sạc khi pin báo còn một vạch.
Trong quá trình sạc, bạn cũng cần chú ý một số điểm sau
Mỗi điện thoại sử dụng 1 loại pin riêng.
Ảnh: Hardwarezone.
Nên tắt máy để tránh tình trạng pin phải đồng thời làm việc ở hai trạng thái: nạp
và phát điện. Nếu do nhu cầu công việc không thể tắt máy, hãy làm điều này ít
nhất là 3 lần đầu tiên khi sạc pin mới.
Từ lần thứ tư trở đi, khi sạc, tránh sạc qua đêm và không để pin quá kiệt rồi mới
sạc cũng như pin còn nhiều điện.
Sau khoảng 30 lần sạc bình thường thì nên để pin cạn kiệt một lần rồi sau đó
sạc. Làm như thế, pin sẽ được làm tươi và kéo dài tuổi thọ.
Sử dụng điện thoại hợp lý
Kế đến bạn nên hiểu rõ cách sử dụng điện thoại của mình để biết và sử dụng
một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Trước khi xạc cần tắt máy. Ảnh: Science.
Tắt những chức năng không sử dụng như Bluetooth vì Bluetooth hao pin rất
nhanh. Ngoài những máy có chế độ standby để giảm bớt việc tiêu hao năng
lượng (khi điện thoại đang ở chế độ chờ) thì bạn nên tắt chế độ ScreenSaver là
những hình ảnh động, chữ chạy khi máy không sử dụng đến trong một thời
gian.
Độ sáng màn hình nên để mức trung bình và bạn nên để chế độ tắt ánh sáng
sau khoảng 10 đến 15 giây khi không dùng máy. Màn hình càng lớn thì ánh
sáng màn hình sẽ làm hao pin khá nhanh.
Tắt các ứng dụng chạy ngầm trên máy như trò chơi, ứng dụng Wi-Fi Ngoài ra,
cũng phải để chuông nhỏ và rung nhẹ khi không cần thiết.
Kiểm tra máy mạng và máy thường xuyên: Một nguyên nhân làm hao tốn năng
lượng đáng kể của pin là do mạng. Nếu ở nơi mạng yếu, máy sẽ phát ra năng
lượng mạnh hơn để dò lại sóng, hoặc phần thu sóng của máy bị lỗi khiến nó
phải liên tục phát năng lượng để dò tần số sóng.
Các chú ý khác
Kiểm tra pin. Ảnh: Eden.
Trong quá trình sử dụng, khi gặp trường hợp pin báo yếu (tức là chỉ còn một
vạch) mà chưa thể sạc được ngay, bạn hãy tắt máy và để khoảng 10 - 15 phút.
Khi bật lại hãy tắt hết các chức năng có thể tắt của máy như chuông, báo rung,
để đèn màn hình ở mức đủ nhìn Làm như vậy, bạn có thể duy trì pin dài hơn
cho đến lúc có thể sạc được.
Một điều cần chú ý nữa là cách bảo vệ pin, tránh tối đa các va đập hay rơi Khi
tháo pin, nhất thiết phải tắt nguồn. Không để các vật kim loại chạm vào máy, dễ
dẫn đến chập các mạch gây hỏng pin.
Sử dụng bộ sạc pin chính hãng, tránh dùng những sạc pin có dung lượng quá
cao so với quy định. Dòng điện vào máy không ổn định cũng giàm giảm tần suất
sử dụng của pin và gây cháy nổ.
Bí quyết chọn mua điện thoại chụp ảnh
Sẽ không quá khó để bạn tìm được một chiếc điện thoại chụp ảnh (camera
phone) có độ phân giải Megapixel (“chấm”) cao. Tuy nhiên, với một chiếc
camera phone thì “chấm” không phải là tất cả, chúng cần phải được kết hợp với
các yếu tố khác để làm nên một chiếc điện thoại chụp ảnh chuyên nghiệp.
Những gợi ý sau sẽ giúp bạn chọn mua được một chiếc camera phone như ý
muốn.
Độ phân giải bao nhiêu thì phù hợp?
Nếu bạn cần mua một chiếc camera phone, thì mức “chấm” thông thường phải
từ 2.0MP (1632 x 1224 px) trở lên. Tất nhiên, con số 2MP không thể giúp điện
thoại trở thành một chiếc máy ảnh chuyển nghiệp được. Số “chấm” mà người
dùng thường mong đợi từ một chiếc camera phone phải từ 3MP (2000 x 1504
px) hoặc 3.2MP (2064 x 1552 px) trở lên.
Hiện nay, trên thị trường đã và sắp xuất hiện những chiếc camera phone có số
megapixel lên tới 5MP (LG KG920, Nokia N95, Samsung SCH-S250…) 7MP
(Samsung SCH-V770) , 8MP (Samsung SPH-V8200, i-MOBILE 902), 9MP
(Samsung PMP), hoặc thậm chí là 10MP (Samsung SCH B600). Trong số này,
chủ yếu các camera phone đỉnh cao là sản phẩm của “đại gia” Samsung. Tuỳ
thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn mà chọn một chiếc camera phone có
“chấm” phù hợp. Trong hầu hết trước hợp, số megapixel càng cao thì tấm ảnh
của bạn càng sắc nét.
Camera có đèn flash không?
Đèn flash là điều kiện bắt buộc nếu bạn muốn chọn được những bức ảnh “có
thể chấp nhận được” trong điều kiện ánh sáng tối. Không phải chiếc camera
phone nào cũng có đèn flash, vì vậy bạn hãy coi đây là điều kiện không thể
thiếu đối với một chiếc phone chụp ảnh chuyên nghiệp. Đa số những chiếc
camera phone chuyên nghiệp điều có đèn flash, chẳng hạn như: Samsung
E350, LG VX6100, Samsung D830, Nokia 6215…
Ống kính camera có thể xoay được không?
Một số mẫu điện thoại chụp ảnh như Hitachi G1000 có ống kính camera xoay,
giúp bạn chụp được những tấm hình ở các góc đặc biệt (thậm chí bạn có thể tự
chụp chân dung mình). Và một số mẫu điện thoại Samsung dạng xoay như
SPH-A600 (màn hình xoay) có thể chụp ảnh ngay cả khi điện thoại đã đóng
vào.
Thời lượng sử dụng pin
Những chiếc camera phone có đèn flash sẽ ngốn của bạn khá nhiều pin.
Thường thì thời lượng sử dụng pin mà các nhà sản xuất điện thoại đưa ra chỉ
mang yếu tố quảng bá và không thực sự chính xác so với khả năng thực của
pin. Chính vì vậy, bạn nên kiểm tra nguồn đánh giá (trên các tạp chí công nghệ)
của bên thứ ba về chiếc điện thoại mà mình định mua. Tốt nhất là nên chọn
muốn chiếc có thời gian đàm thoại tối thiểu 3 tiếng đồng hồ.
Màn hình hiển thị
Khi ra ngoài trời nắng, màn hình màu LCD chuẩn trên trên các hệ máy ảnh số,
máy quay cầm tay, máy tính xách tay và những thiết bị khác thường bị giảm độ
tương phản, dẫn tới hình ảnh hiển thị bị mờ, khó nhìn. Vấn đề này cũng xảy ra
đối với màn hình LCD của điện thoại. Một số mẫu camera phone như Sony
Ericsson T610 và T616 mặc dù có màn hình LCD 65.000 màu nhưng khi ra
ngoài trời nắng, hình ảnh hiển thị mờ đi rất nhiều.
Trước khi mua bạn phải thử điện thoại ngoài trời nắng để chắc rằng màn hình
của chúng vẫn xem được bình thường.
Kích thước
Kích thước và mẫu mã của những chiếc camera phone rất đa dạng, có thể từ
mỏng và bóng bẩy tới “béo” và đồ sộ. Chẳng hạn, một chiếc camera phone
được coi là “yếu liễu đào tơ” nhất là Sony Ericsson T616 có kích cỡ: 4x1,7x0,7-
inch, nặng 96g. Ngược lại, chiếc Hitachi G1000 (lai giữa Pocket PC và điện
thoại) có kích cỡ: 5,8x3,3x8,4-inch và nặng 238g. Tuỳ thuộc vào nhu cầu của
bạn mà chọn chiếc camera phone có thể để gọn trong túi hoặc mang theo bên
mình (để trong bao da)
Kiểm tra chế độ bảo hành
Hãy luôn luôn nhớ rằng bạn cần kiểm tra kỹ chế độ bảo hành sản phẩm khi mua
một chiếc điện thoại mới để trong trường hợp nó bị hỏng hóc, bạn có thể sửa
chữa hoặc đổi lại cái mới.
Thử trước khi mua
Vẫn luôn là như vậy, trước khi mua bất cứ sản phẩm công nghệ nào, bạn nên
thử kỹ chúng (kiểm tra màn hình ngoài trời, thử gửi ảnh qua máy tính, chụp ảnh
xem có nét không, hay kiểm tra khả năng kết nối của điện thoại…) để chắc rằng
mọi thứ đều ổn và “hoàn hảo” như lời các nhà sản xuất đưa ra.
Khôi phục mật khẩu cho "dế" thông minh
Hiện nay, một số điện thoại di động đời mới đã tích hợp sẵn tính năng đặt mật
khẩu mà không cần cài đặt thêm phần mềm nào khác. Đây là tính năng mới,
hiện đại nhưng nhiều khi lại rất "hại điện" nếu như bạn vô tình làm mất mật
khẩu.
Khi bạn đã thiết lập mật khẩu cho chiếc mobile của mình (Security Code hoặc
password) mà không may lại đánh mất, hầu hết các giải pháp thường dùng là
đem tới cửa hàng sửa chữa điện thoại để họ "chạy phần mềm". Tác giả bài viết
xin cung cấp mấy phương pháp nhanh, gọn, nhẹ sau đây, chỉ trong nháy mắt là
đã có thể "nhớ" lại mật khẩu đó.
Cách 1: Tháo, lắp pin
Tháo pin ra, ngay sau đó lắp pin vào. Như vậy là bạn đã có thể sử dụng chiếc
mobile đó mà không cần nhập mã. Nhưng chú ý với cách này là các bạn nên
thay mã ngay sau đó hoặc chỉ dùng với mục đích nào đó thì không nên để
mobile tự khóa bàn phím.
Cách 2: Dùng "mẹo"
Bạn bấm và giữ nút Menu (thường là trên nút gọi - nút màu xanh) trong khoảng
2 đến 3 giây. Khi đó màn hình Mobile sẽ hiển thị thông tin cho phép bạn bấm
nút * và công việc cuối cùng phải làm là ngay lập tức bấm nút *. Bạn không nên
nản vì với cách này có thể phải thực hiện một vài lần tùy thuộc vào bàn tay
nhanh nhẹn của bạn. Chắc chắn thành công.
Cách 3: Mở camera
Ở một số Nokia có camera mở bằng cách trượt nút ở đằng sau (N6680,
N6681 ) thì dù có đặt mật khẩu thế nào đi nữa các bạn vẫn có thể "nhớ" lại
bằng cách mở camera đó rồi đóng lại. Động tác mở - đóng camera đó có thể coi
là chiếc "chìa khóa" để mở một số mobile có đặt mã.
Cách 4: Sử dụng mã trực tuyến
Kết nối vào trang và nhập IMEI. Sau đó click chọn vào
"I’m legal owner of the phone with that IMEI" rồi bấm nút Generate để website
trả về Security code cho bạn. Với cách này thường chỉ dùng để "nhớ" lại
Security Mastercode.
Cách 5: Hỏi nhà cung cấp dịch vụ.
Tác giả đã thử nghiệm với một số điện thoại N1600, N1650, N6680, N6681
và tỷ lệ thành công là 100%.
Các bước đặt mật khẩu cho N1200
Bước 1: Menu > Settings > Security Settings > Change access codes > Change
security code (Mã mặc định là 12345, mã mới bạn nhập tùy ý)
Bước 2: Menu > Settings > Phone Settings > Keyguard Settings > Automatic
keyguard > ON
Bước 3: Menu > Settings > Phone Settings > Keyguard Settings > Keyguard
code > ON
Bước 4: Menu > Settings > Security Settings > Security level > Phone