Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Vật lý 7 (HKI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.06 KB, 3 trang )

MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
* Kiến thức:
Kiểm tra lại kiến thức cơ bản về chương quang học và chương âm học đã học.
* Kĩ năng:
Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế và giải các bài tập đơn giản.
* Thái độ:
Yêu thích môn học, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
MA TRẬN ĐỀ THI HK I MÔN: VẬT LÝ 7
Nội dung kiểm tra
Cấp độ nhận thức
Tổng cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
Sự truyền thẳng ánh
sáng.
C1 (0,5đ) (KQ) C2 (0,5đ) (KQ) 2 câu (1đ) 10%
Phản xạ ánh sáng. C1a (2đ) (TL) C1b (1đ) (TL) 2 câu (3đ) 30%
Gương cầu. C3 (0,5đ) (KQ) 1 câu (0,5đ) 5%
Nguồn âm. C4 (0,5đ) (KQ) 1 câu (0,5đ) 5%
Độ cao; độ to của âm. C5 (0,5đ) (KQ)
C2a (1,5đ) (TL)
C2b (1,5đ) (TL) 3 câu (3,5đ) 35%
Môi trường truyền âm.
Phản xạ âm-tiếng vang C6 (0,5đ) (KQ) 1 câu (0,5đ) 5%
Chống ô nhiễm tiếng ồn. C3(1đ) (TL) 1 câu (1đ) 10%
Tổng cộng 15% 50% 35% 100%
65% 35%
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÔNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009-2010
TRƯỜNG THCS YANG MAO MÔN: VẬT LÝ LỚP 7
Thời gian làm bài: 45 phút không kể thời gian chép hoặc phát đề
Điểm Lời phê của thầy cô giáo
ĐỀ BÀI


I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Học sinh chỉ chọn một trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi và ghi vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Vật nào sau đây được xem là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy sáng. C. Chiếc ôtô.
B. Mặt Trăng. D. Chiếc đàn ghi ta.
Câu 2: Khi mua thước thẳng bằng gỗ, người ta thường đưa thước lên ngang tầm mắt để ngắm. Nguyên
tắc của cách làm này đã dựa trên kiến thức vật lí nào mà em đã học?.
A. Mặt phẳng nghiêng.
B. Định luật truyền thẳng của ánh sáng.
C. Sự nở vì nhiệt.
D. Khối lượng và khối lượng riêng.
Câu 3: Khi quan sát ảnh của một vật qua gương cầu lồi phải đặt mắt ở vị trí nào và hướng nhìn như thế
nào?
A. Đặt mắt sau gương và nhìn vào vật.
B. Đặt mắt sau gương và nhìn vào mặt sau của gương.
C. Đặt mắt trước gương và nhìn vào mặt gương.
D. Đặt mắt trước gương và nhìn vào vật.
Câu 4: Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu ?
A. Từ chiếc loa có màng đang dao động.
B. Từ phát thanh viên đọc ở Đài phát thanh.
C. Từ cái núm điều chỉnh âm thanh.
D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài.
Câu 5: Để thay đổi tần số dao động của dây đàn, người chơi đàn ghi ta thực hiện động tác nào sau đây?
A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím của đàn.
C. Thay đổi tư thế ngồi.
D. Thay đổi đàn bằng một chiếc đàn khác.
Câu 6: Trong các bề mặt sau đây, bề mặt vật nào có thể phản xạ âm tốt?
A. Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ mềm.
B. Bề mặt của một tấm vải.

C. Bề mặt của một tấm kính.
D. Bề mặt của một miếng xốp
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm). S
Câu 1: (3 điểm)
a) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b) Áp dụng: Hãy vẽ tia phản xạ ứng với tia tới SI (ở hình vẽ bên) G
Câu 2: (3 điểm) I
a) Tần số là gì? Nêu đơn vị của tần số.
b) Một con lắc thực hiện được 10 dao động trong 5 giây thì tần số dao động bằng bao nhiêu.
Câu 3: (1 điểm)
Một công trường xây dựng nằm ở giữa khu dân cư mà em đang sống. Hãy đề ra hai biện pháp chống ô
nhiễm tiếng ồn do công trường gây nên.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I-NĂM HỌC 2009-2010
Môn: Vật lý 7
I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu 1: A
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: A
Câu 5: B
Câu 6: C
II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1:(3 điểm)
a) Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. (1 điểm)
- Góc phản xạ bằng góc tới. (1 điểm)
b) N
S R
i i


G
I ( vẽ hình đúng được 1 điểm)
Câu 2:(3 điểm)
a) Tần số dao động là số dao động trong 1 giây. (1 điểm)
Đơn vị là Hec (kí hiệu Hz). (0,5 điểm)
b) Số dao động của con lắc trong 1 giây
10 : 5 = 2 (dao động). (1 điểm)
Vậy tần số dao động của con lắc là 2(Hz) (0,5 điểm)
Câu 3:(1 điểm)
- Xây tường xung quanh công trường để chặn đường truyền tiếng ồn từ công trường.
- Treo rèm.
(nếu HS đưa ra các biện pháp khác nếu đúng củng được điểm tối đa)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×