Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
Tuần 23: Soạn ngày 21 tháng 02 năm 2010
Bài 3: Gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
I/ MỤC TIÊU
- HS biết gõ các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ theo các kiểu gõ Telex và Vni.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách để gõ kí hiệu trên của phím?
b) Em hãy nêu cách để sửa lỗi gõ sai?
Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
2/ Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Lí thuyết
- GV cho HS đọc thầm nội dung trong
SGK
1/ Gõ kiểu Telex
a) Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư,
đ em phải gõ liên tiếp hai chữ theo quy tắc
ở bảng sau:
Để có chữ Em gõ
ă aw
â aa
ê ee
ô oo
ơ ow
ư uw
đ dd
b) Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
- Muốn gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ,
Ư, Đ em phải gõ liên tiếp hai chữ hoa
theo quy tắc ở bảng sau:
Để có chữ Em gõ
Ă AW
 AA
Ê EE
Ô OO
- HS tham gia trò chơi “Ai nhanh ai
đúng”:
+ Mỗi nhóm 2 bạn thảo luận và viết câu
trả lời lên bảng nhóm.
+ Nội dung: Để gõ các từ sau em gõ như
thế nào?
Ví dụ: Gõ các từ Đêm trăng, cô tiên,
mưa xuân, thăng long, âu cơ…
+ Ghi điểm cho nhóm có câu trả lời
nhanh và chính xác.
+ Sau đó cho HS thực hành trên máy
tính.
- HS tiếp tục trò chơi “Ai nhanh ai đúng”:
- Thực hành trên máy các từ vừa chơi.
- Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa
hai cách gõ chữ thường và chữ hoa theo
kiểu gõ Telex?
Nguyễn Thị Châu Vân Trang
Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
Ơ OW
Ư UW
Đ DD
2/ Gõ kiểu Vni:
a) Gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư, đ
- Muốn gõ các chữ thường ă, â, ê, ô, ơ, ư,
đ theo kiểu Vni em phải gõ liên tiếp một
chữ và một số theo quy tắc ở bảng sau:
Để có chữ Em gõ
ă a8
â a6
ê e6
ô o6
ơ o7
ư u7
đ d9
b) Gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ
- Muốn gõ các chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư,
Đ theo quy kiểu Vni em phải gõ liên tiếp
một chữ và một số theo quy tắc ở bảng
sau:
Để có chữ Em gõ
Ă A8
 A6
Ê E6
Ô O6
Ơ O7
Ư U7
Đ D9
- HS tiếp tục trò chơi “Ai nhanh ai đúng”:
- Thực hành trên máy các từ vừa chơi.
- HS tiếp tục trò chơi “Ai nhanh ai đúng”:
- Có thể kết hợp chơi xen kẽ giữa các từ
theo kiểu Telex và kiểu Vni để trò chơi
phong phú, hấp dẫn và khắc sâu kiến thức
cho HS hơn.
- Thực hành trên máy các từ vừa chơi.
- Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa
hai cách gõ chữ thường và chữ hoa theo
kiểu gõ Vni?
Tiết 2: Thực hành
- GV thực hành mẫu và hướng dẫn HS gõ
chữ việt có dấu theo kiểu Telex và kiểu
Vni.
- GV giám sát kĩ quá trình thực hành của
học sinh.
- Chú ý giúp đỡ những HS còn yếu và ra
bài tập nâng cao cho HS khá giỏi
- HS thực hành theo nhóm các bài tập T1,
T2 SGK trang 82
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học và ghi nhận kết quả học tập của HS.
Nguyễn Thị Châu Vân Trang
Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
- Dặn dò các em về chuẩn bị bài mới cho tiết tiếp theo.
Tuần 24:
Soạn ngày 28 tháng 02 năm 2010
Bài 4: Dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng
I/ MỤC TIÊU
- HS biết cách gõ các từ có dấu thanh: dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu gõ Telex?
Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
b) Em hãy nêu cách gõ chữ tiếng Việt theo kiểu gõ Vni?
Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
2/ Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Lí thuyết
1/ Quy tắc gõ chữ có dấu:
- Em hãy kể tên các dấu thanh trong
tiếng Việt?
- Em hãy nêu cách gõ một từ có dấu
thanh?
2/ Gõ kiểu Telex:
Để được Gõ chữ
Dấu huyền f
Dấu sắc s
Dấu nặng j
3/ Gõ kiểu Vni:
Để được Gõ chữ
Dấu huyền 2
Dấu sắc 1
Dấu nặng 5
- dấu huyền, dấu sắc, dấu nặng, dấu hỏi, dấu
ngã.
- Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện
theo quy tắc: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”:
+ Gõ hết các chữ trong từ
+ Gõ dấu
- Thảo luận nhóm 4
- HS trình bày câu trả lời trên bảng nhóm.
- Trình bày cách gõ các từ sau theo kiểu
Telex: học bài, vầng trăng, ba mẹ, chị Hồng,
bé Nụ…
- Thảo luận nhóm 4
- HS trình bày câu trả lời trên bảng nhóm.
- Trình bày cách gõ các từ sau theo kiểu Vni:
học bài, vầng trăng, ba mẹ, chị Hồng, bé
Nụ…
Nguyễn Thị Châu Vân Trang
Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
Tiết 2: Thực hành
- GV thực hành mẫu và hướng dẫn
HS gõ chữ việt có dấu theo kiểu
Telex và kiểu Vni.
- GV giám sát kĩ quá trình thực hành
của học sinh.
- Chú ý giúp đỡ những HS còn yếu
và ra bài tập nâng cao cho HS khá
giỏi.
- HS thực hành theo nhóm các bài tập T1, T2
SGK trang 84.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học và ghi nhận kết quả học tập của HS.
- Dặn dò các em về nhà xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới cho tiết tiếp
theo.
Nguyễn Thị Châu Vân Trang
Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
Tuần 25:
Soạn ngày 7 tháng 03 năm 2010
Bài 4: Dấu hỏi, dấu ngã
I/ MỤC TIÊU
- HS biết cách gõ các từ có dấu thanh: dấu hỏi, dấu ngã.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Máy vi tính, SGK, SGV
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/ Kiểm tra bài cũ:
a) Em hãy nêu cách gõ dấu thanh kiểu gõ Telex?
b) Em hãy nêu cách gõ dấu thanh theo kiểu gõ Vni?
Thực hành theo yêu cầu của giáo viên.
2/ Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Nội dung:
HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC
Tiết 1: Lí thuyết
1/Nhắc lại quy tắc gõ chữ có
dấu:
- Em hãy nêu quy tắc gõ một từ có
dấu thanh?
2/ Gõ kiểu Telex:
Để được Gõ chữ
Dấu hỏi r
Dấu ngã x
3/ Gõ kiểu Vni:
Để được Gõ chữ
Dấu hỏi 3
Dấu ngã 4
- Để gõ một từ có dấu thanh, em thực hiện theo
quy tắc: “Gõ chữ trước, gõ dấu sau”:
+ Gõ hết các chữ trong từ
+ Gõ dấu
- Thảo luận nhóm 4
- HS trình bày câu trả lời trên bảng nhóm.
- Trình bày cách gõ các từ sau theo kiểu Telex:
quả vải, Dũng cảm, Thổ cẩm, anh dũng…
- Thảo luận nhóm 4
- HS trình bày câu trả lời trên bảng nhóm.
- Trình bày cách gõ các từ sau theo kiểu Vni: quả
vải, dũng cảm, thổ cẩm, ngẫm nghĩ…
Tiết 2: Thực hành
- GV thực hành mẫu và hướng dẫn
HS gõ chữ việt có dấu theo kiểu
Telex và kiểu Vni.
- Chú ý giúp đỡ những HS còn
yếu và nâng cao cho HS khá giỏi.
- HS thực hành theo nhóm các bài tập T1, T2,
T3, T4 SGK trang 87, 88.
3/ Củng cố, dặn dò:
Nguyễn Thị Châu Vân Trang
Trường TH Ngô Quyền Giáo án Tin học lớp 3
- Nhận xét tiết học và ghi nhận kết quả học tập của HS.
- Dặn dò các em về nhà xem lại bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Nguyễn Thị Châu Vân Trang