Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bản phỏng vấn người xin việc –phần2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.72 KB, 9 trang )

Bản phỏng vấn người xin việc –phần2
Khi ứng viên đến xin việc làm, hãy đón tiếp họ với thái độ thân
thiện và mang tính chất công việc để họ có cảm giác thoải mái.
Hãy làm cho họ hiểu rằng bạn rất vui được đón tiếp họ và bạn đã
dành một khoảng thời gian liên tục và đủ dài để tiến hành cuộc
phỏng vấn.


Học vấn
Cũng như trong phần phỏng vấn về kinh nghiệm công tác, việc
phỏng vấn về trình độ phải được thực hiện phù hợp với trình độ
học vấn của ứng viên. Đoạn phỏng vấn dưới đây có thể thích hợp
cho các ứng viên ít tuổi, những người mới học hết cấp trung học
phổ thông. Nếu phỏng vấn cho một vị trí công tác mang tính
chuyên môn, thì trọng tâm cần được hướng vào việc đào tạo
chuyên môn.
“Anh/chị đã giúp tôi hiểu rõ về kinh nghiệm làm việc của anh/chị -
và bây giờ chúng ta sẽ thảo luận về quá trình học tập của
anh/chị. Chúng ta có thể bắt đầu điểm qua quá trình học trung
học và tiếp theo là việc học tập gần đây và tất cả những khóa đào
tạo tại chỗ mà anh/chị đã được tham gia. Tôi quan tâm đến các
môn học mà anh/chị thích, điểm số, các hoạt động ngoại khóa, và
tất cả những vấn đề quan trọng khác.”
“Anh/chị cảm thấy thời gian học ở trường trung học phổ thông thế
nào ?”
Hãy chọn các câu hỏi liên tục, đặc trưng cho từng quá trình học
tập và đi lần lượt theo thời gian. Không cần thiết phải chấp nhận
những câu trả lời có tính chất hình thức. Dần dần các phong cách
sẽ lộ rõ. Từ các thông tin và phong cách mà bạn đã thu thập
được khi phỏng vấn hãy đem ra phân tích chúng về mặt kỹ năng
thực hiện mà bạn đã xác định trước khi tiến hành cuộc trao đổi


này.
Các hoạt động và sở thích
“Trở lại vấn đề hiện tại, tôi muốn dành thời gian để anh/chị nói về
các mối quan tâm và các hoạt động khác của anh/chị ngoài giờ
làm việc — như các sở thích, anh/chị sẽ làm gì trong lúc nghỉ
ngơi và giải trí, tham gia những hoạt động xã hội nào, những hiệp
hội chuyên nghiệp nào, hoặc đề cập đến bất kỳ một vấn đề nào
khác mà anh/chị cho rằng có liên quan đến nghề nghiệp của
anh/chị. Anh/chị muốn đề cập đến những vấn đề gì?”
Hãy chọn những câu hỏi cụ thể tiếp theo.
Hãy tỏ ra quan tâm và chú ý,và thể hiện sự tôn trọng đối với ứng
viên. Không nói trịch thượng. Hãy dùng những ngôn từ phù hợp.
Tự đánh giá
“Bây giờ hãy thử tóm tắt lại cuộc trao đổi của chúng ta. Suy nghĩ
về mọi vấn đề được nêu ra ngày hôm nay, anh/chị hãy nói về
những điểm mạnh của anh/chị – về trình độ nghiệp vụ và tính
cách cá nhân nhằm giúp anh/chị trở thành ứng viên sáng giá
được người sử dụng lao động mong đợi?”
Hãy đặt thêm những câu hỏi cụ thể nếu cần
“Anh/chị đã cho tôi biết một vài khả năng cụ thể, và tôi muốn
nghe anh/chị nói về những lĩnh vực mà anh/chị muốn phát triển
hơn nữa - tất cả chúng ta đều có những năng lực mà chúng ta
muốn phát triển nó hoặc cải thiện chúng. Ở anh/chị là những
năng lực gì?”
Hãy đặt thêm những câu hỏi cụ thể nếu cần
Chuyển sang Giai đoạn Cung cấp Thông tin
Nếu như bạn vẫn muốn tìm hiểu sâu thêm về ứng viên, bạn hãy
tiếp tục thực hiện giai đoạn này của cuộc phỏng vấn. Mặt khác,
nếu bạn đã quyết định là ứng viên không phù hợp thì cũng không
cần phải giải thích tiếp về những công việc mà ứng viên này sẽ

không được nhận vào làm.
“Anh/chị đã cho tôi biết một cách toàn diện về năng lực và những
kinh nghiệm của anh/chị và tôi thích cuộc nói chuyện này. Trước
khi tôi giới thiệu về tổ chức của công ty và về công việc ở đây,
anh/chị có muốn nói thêm một vài điểm nào khác về khả năng
của anh/chị hay không?”.
“Anh/chị có thể đặc câu hỏi hay thắc mắc của anh/chị trước khi
tôi giới thiệu với anh/chị về công việc và các cơ hội nghề nghiệp
của anh/chị ở đây?”
“Tốt, bây giờ tôi sẽ giới thiệu với anh/chị một số thông tin cần
thiết “
Giới thiệu về công ty, công việc, các lợi ích, nơi làm việc
Điều chỉnh lời giới thiệu của bạn sao cho phù hợp với sự quan
tâm của bạn đối với ứng viên.
Kết thúc
“Anh/chị có hỏi thêm gì về chúng tôi, về công việc, hay bất kỳ
điều gì khác không ?”
Kết thúc cuộc phỏng vấn một cách lịch thiệp. Nếu bạn đã quyết
định không nhận ứng viên, bạn có thể cho họ biết vào lúc này.
Hãy thông báo một cách nhã nhặn và thân thiện; bạn hoàn toàn
không cần cho ứng viên biết vì sao họ bị loại
“ Tôi rất vui được nói chuyện với anh/chị hôm nay, nhưng rất tiếc
chúng tôi không thể tiếp nhận anh/chị vào vị trí này được”
Nếu bạn cho rằng bạn có thể tiếp nhận ứng viên này vào một vị
trí khác trong tương lai, hãy nói cho họ biết. Bạn đã hoàn thành
xong công việc phỏng vấn.
Nếu bạn phải đưa ra lý do tại sao lại không nhận ứng viên, bạn
luôn có cách để nói với ứng viên rằng bạn hoàn toàn không muốn
thảo luận về lý do dẫn đến quyết định này. Hoặc, bạn có thể giải
thích rằng, bạn đã phỏng vấn một ứng viên khác có đủ tiêu chuẩn

hơn. Hãy tự phán quyết, nên nhớ rằng bạn có thể sẽ tạo ra tình
huống khó xử nếu bạn nói trực tiếp với ứng viên rằng họ “không
có trình độ” hoặc “thiếu kinh nghiệm”. Hãy thành thật, song cũng
không nên gây căng thẳng.
Nếu bạn đã tìm được ứng viên có triển vọng, bạn có thể tiếp tục.
“Hãy nói về mức độ quan tâm của anh/chị với cơ quan chúng tôi

Tìm hiểu các mối lo ngại và lưỡng lự mà ứng viên có thể có.
“Tôi sẽ chỉ dẫn cho anh/chị các bước tiếp theo.”
Giới thiệu cho ứng viên biết những việc tiếp theo, có thể là một
cuộc phỏng vấn khác nếu thấy cần thiết, và nói cho họ biết
khoảng bao nhiêu lâu sau thì có kết quả.
“ Cảm ơn anh/chị đã đến với chúng tôi hôm nay ”


×