Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bệnh Lyme và Xoắn khuẩn Borrelia burgdoferi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.07 KB, 8 trang )

Bệnh Lyme và Xoắn khuẩn
Borrelia burgdoferi

B. burgdorferi dark field illumination. American society for Microbiology
Xoắn khuẩn Borrelia burgdoferi là nguyên nhân gây nên bệnh Lyme. Bệnh
Lyme được Tiến sĩ Allen Steere ghi nhận lần đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1975
sau một đợt bùng phát dịch viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên một cách bí
hiểm gần quận Lyme, bang Connecticut.
Năm 1982, nguyên nhân gây bệnh Lyme được khám phá bởi Willy
Burgdorfer, Ông đã phân lập được xoắn khuẩn (spirochetes) Borrelia từ đoạn giữa
ruột của bọ ve (Ixodes ticks). Ông đã chứng minh rằng các xoắn khuẩn này đã
phản ứng với huyết thanh miễn dịch được lấy từ bệnh nhân đã được chẩn đoán
bệnh Lyme. Sau đó, xoắn khuẩn được đặt tên là Borrelia burgdorferi
1. Sinh học của Borrelia burgdorferi
Giống như Treponema pallidum gây bệnh ở người, Borrelia
burgdorferi là một xoắn khuẩn, có đặc tính di động bằng các lông roi được gọi là
endoflagella, phân bố rộng rãi trong những môi trường chất nhầy và được tìm thấy
trong ống ruột non của động vật và trong xoang miệng của người.
Endoflagella chứa ở khoang nằm giữa màn trong và màn ngoài của
lớp vỏ vi khuẩn. Khi lông roi xoay chuyển trong khoang này, xoắn khuẩn di động
theo kiểu xoắn ốc. Hình thức di chuyển này sẽ giúp cho xoắn khuẩn thích ứng với
các môi trường nhầy, như chất cặn lắng, mô nhầy, ống tiêu hoá động vật. Xoắn
khuẩn có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, chiều rộng của vi khuẩn quá nhỏ. Ví
dụ, xoắn khuẩn Borrelia có chiều dài 20 micromet -30 micromet nhưng chiều rộng
chỉ có 0.2 micromet – 0.3 micromet. Vì thế, Xoắn khuẩn không thể nhìn thấy dưới
kính hiển vi thông thường được. Xoắn khuẩn phải được xem dưới kính hiển vi nền
đen (Dark-field microscopy). Xoắn khuẩn không thuộc loại Gram âm hoặc Gram
dương.

2. Khả năng sinh bệnh của Borrelia burgdoferi
Borrelia burgdorferi xâm nhập vào máu và mô của các loài động vật có vú


và chim bị nhiểm. Nguồn chứa tự nhiên của Borrelia burgdoferi là loài chuột chân
trắng (White-footed mouse). Bọ ve sau khi hút máu các động vật bị nhiểm, truyền
xoắn khuẩn cho loài hưu đuôi trắng (White-tailed deer), người và các động vật
máu nóng khác. Ở người, chó và nhiều loài động vật khác, nhiểm Borrelia
burgdoferi sẽ gây nên bệnh Lyme.

3. Triệu chứng của bệnh Lyme: Triệu chứng của bệnh Lyme trải qua 3
giai đoạn.
- Giai đoạn 1 (Early infection). Ở giai đoạn này, bệnh Lyme thường xuất
hiện ban đỏ đặc trưng, rộng và phát triển tại vị trí bị bọ ve đốt. Ban đỏ này được
gọi là erythema migrans (EM) và thấy ở 60-80% bệnh nhân (có đến 20-40%
trường hợp không bao giờ có ban đỏ, đây là điều quan trọng cần nhớ). Xoắn khuẩn
có thể được phân lập từ rìa của ban đỏ. Erythema migrans là một mảng tròn xuất
hiện từ 3 ngày đến 1 tháng sau khi bị bọ ve đốt. Sau đó, mảng ban đỏ phát triển
rộng ra với kích thước và đặc điểm như “mắt bò” (Bull’ eye). Tuy nhiên, không
phải tất cả các ban xảy ra tại vị trí của bọ ve đốt đều gây nên bệnh Lyme. Một
phản ứng dị ứng do nước bọt của bọ ve thường xảy ra tại vị trí bọ ve đốt. Ban đỏ
này có thể bị nhầm lẫn ban đỏ của bệnh Lyme. Phản ứng dị ứng với nước bọt của
bọ ve thường xảy ra trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bọ ve đốt và thường
không lan rộng, biến mất sau vài ngày. Erythema migrans tồn tại lâu hơn và giảm
xuống trong vòng 3-4 tuần lễ.


- Giai đoạn 2 (Dissemination stage) xảy ra vài ngày đến vài tuần sau khi
bị nhiểm. Tại giai đoạn này, xoắn khuẩn vào máu đến các mô của cơ thể. Một
hoặc nhiều triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng cần được chú ý:
• Mệt mỏi
• Ớn lạnh và sốt.
• Nhức đầu
• Đau cơ và khớp

• Sưng hạch bạch huyết
• Tổn thương hình vòng khuyên thứ phát
- Giai đoạn 3 (persistent infection). Vài triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng
của bệnh Lyme có thể không xuất hiện đến vài tuần, vài tháng hoặc vài năm sau
khi bọ ve đốt. Giai đoạn 3 có những đợt đau khớp cách khoảng điển hình. Biểu
hiện lâm sàng thông thường ở giai đoạn này là viêm màng não, liệt mặt (Bell’s
palsy), các triệu chứng về tim, đau khớp, gân, cơ và xương. Viêm khớp với biểu
hiện đau và sưng tại một hoặc nhiều khớp lớn, nhất là khớp gối. Bất thường về hệ
thần kinh có thể bao gồm tê, đau, liệt cơ mặt, thường chỉ một bên (Bell’s palsy) và
viêm màng não (sốt, cứng cổ, nhức đầu dữ dội). Ít phổ biến hơn là loạn nhịp tim
có thể xảy ra.
Một số ít bệnh nhân (11%), sự phát triển của viêm khớp Lyme mãn tính có
thể dẫn tới sự ăn mòn sụn và/hoặc xương. Biểu hiện lâm sàng khác trong giai đoạn
3 của bệnh Lyme gồm biến chứng thần kinh như ức chế, rối loạn trí nhớ, rối loạn
tính cách hoặc giấc ngủ và cảm giác châm chích ở tay hoặc chân.

4. Chẩn đoán bệnh Lyme
Bệnh Lyme thường khó chẩn đoán vì triệu chứng và dấu hiệu giống
với nhiều bệnh khác. Sốt, đau cơ, suy nhược của bệnh Lyme có thể dễ dàng nhầm
lẫn với nhiễm virút như nhiễm influenza hoặc mononucleosis. Đau khớp có thể
nhầm lẫn với các loại viêm khớp khác như viêm khớp dạng thấp và các dấu hiệu
thần kinh có thể giống với các bệnh thần kinh khác như bệnh đa xơ cứng thần kinh
(Multiple sclerosis). Đồng thời, các bệnh lý về khớp và thần kinh khác cũng có thể
được chẩn đoán sai như là bệnh Lyme.
Chẩn đoán lâm sàng của bệnh Lyme thường dựa trên bệnh sử có tiếp
xúc với bọ ve, đặc biệt tại những vùng có bệnh Lyme và các triệu chứng, dấu hiệu
nhiểm trùng. Huyết thanh chẩn đoán để phát hiện kháng thể kháng borrelia thường
không hữu dụng cho đến giai đoạn sau của bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm huyết
thanh học có thể cung cấp thông tin hỗ trợ chẩn đoán giá trị ở những bệnh nhân có
tiếp xúc dịch tể và/hoặc có dấu hiệu lâm sàng của bệnh Lyme.

Khi xét nghiệm huyết thanh học được chỉ định, CDC (cơ quan quản
lý bệnh tật Hoa Kỳ - Center for Disease Control and Prevention) khuyến nghị nên
xét nghiệm đầu tiên bằng ELISA (Enzyme-linked immunosorbent assay) hoặc xét
nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp IFA (Indirect fluorescent antibody), tiếp
theo bằng xét nghiệm đặc hiệu WB (Western immunoblot). Các xét nghiệm trên
không kết quả trong giai đoạn đầu của bệnh Lyme khi đáp ứng miễn dịch huyết
thanh mới chỉ khởi đầu. Hơn nữa, các xét nghiệm này cũng có phản ứng chéo cao,
vì huyết thanh của bệnh nhân có bệnh như Sốt Rocky Mountain, sốt hồi qui,
mononucleosis, giang mai và viêm khớp dạng thấp thường dương tính như bệnh
Lyme.
Bệnh nhân ở giai đoạn toàn phát thường có phản ứng huyết thanh
học mạnh. Kháng thể có thể tồn tại trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi
được điều trị hoàn tất hoặc không điều trị. Vì vậy, một mình phản ứng huyết thanh
không thể được dùng như là một tầm soát của bệnh đang có.
Phản ứng huyết thanh dương tính cũng như tiền sử bệnh Lyme trước
đây cũng không đảm bảo rằng một cá thể có được miễn dịch bảo vệ. Tái nhiểm B.
burgdoferi đã được ghi nhận.
Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) được sử dụng để
khuếch đại hệ thống gene DNA của B. burgdoferi ở da, máu, dịch não tủy và dịch
khớp, nhưng PCR không phải là tiêu chuẩn thường qui chẩn đoán của bệnh Lyme.

5. Điều trị bệnh Lyme
Một số kháng sinh có hiệu quả trong điều trị bệnh Lyme. Thuốc được lựa
chọn hiện nay là doxycycline, một dẫn xuất bán tổng hợp của tetracycline. Ngay
cả bệnh nhân được điều trị ở giai đoạn muộn của bệnh cũng đáp ứng tốt với kháng
sinh. Ở vài bệnh nhân đã được điều trị, các triệu chứng nhiểm trùng vẫn tiếp tục
hoặc tái phát, tiếp tục điều trị kháng sinh là cần thiết. Tổn thương lâu dài ở các
khớp hoặc hệ thống thần kinh với nhiều mức độ khác nhau có thể phát triển thành
bệnh Lyme mãn tính. Những trường hợp này là do không được phát hiện sớm
hoặc điều trị ban đầu thất bại.


BS. HỒ VĂN SANH – BVHMCL
Biên dịch theo tài liệu Borrelia burgdorferi and Lyme Disease

×