Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Một số thảo dược tốt cho bệnh trĩ và táo bón pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.94 KB, 3 trang )

Một số thảo dược tốt cho bệnh
trĩ và táo bón

Bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ. Y học cổ Trung quốc có câu
“Thập nhân cửu trĩ” (Thiên hạ 10 người thì 9 người bị trĩ). Bệnh trĩ thường không
nguy hiểm nhưng gây các triệu chứng rất khó chịu, như đau rát, ngứa, chảy máu,
và đôi khi có thể tiến triển thành ung thư.

Trĩ là một bệnh của tĩnh mạch.Khi các mạch máu tĩnh m
ạch bị ứ máu thì thành
tĩnh mạch bị giãn ra, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở hậu môn thì được gọi là
trĩ (lòi dom). Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ là do táo bón lâu ngày tạo ra sức
ép khiến các thành mạch ở búi tĩnh mạch hậu môn bị giãn và bị tổn thương kéo
theo các viêm nhiễm, lâu ngày sẽ gây trĩ. Thói quen ăn uống ít chất xơ, rau quả
cũng dễ gây táo bón và trĩ. Phụ nữ mang thai và sinh đẻ dễ b
ị trĩ do sức nặng của
bào thai và chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Những người hay ngồi nhiều,
đứng lâu, ít vận động cũng dễ bị trĩ.

Phòng chống bệnh trĩ và chứng táo bón: cần có một chế độ ăn uống lành mạnh,
giàu chất xơ và rau quả tươi, uống nhiều nước. Các bác sĩ khuyên nên uống ít nhất
1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có đủ nước. Nên tậ
p thói quen đi cầu đều đặn vào
mỗi giờ nhất định trong ngày để tránh táo bón, nhất là đối với trẻ em. Rửa sạch hậu
môn bằng nước sạch sau khi đi cầu là một biện pháp hiệu quả để tránh tĩnh mạch bị
viêm nhiễm. Với những người làm việc ở văn phòng, cần tích cực vận động, tập
thể dục thể thao thường xuyên.

Điều trị trĩ: Tây y chỉ chủ yếu sử dụng các thuốc đặt và các thuốc làm bền thành
mạch (diosgenin, rutin ) để điều trị triệu chứ
ng chứ chưa có thuốc điều trị trĩ đặc


hiệu.

Từ ngàn đời nay, đông y đã có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu
quả. Các nhà khoa học ở Viện nghiên cứu thực phẩm chức năng Việt Nam đã dày
công nghiên cứu về các thảo dược rất hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ:

Ngư tinh thảo (rau diếp cá, rau dấp cá) có thành ph
ần chính là Quercetin, một
flavonoid có tác dụng bảo vệ thành mạch rất mạnh. Tinh dầu Diếp cá có chứa
decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng sinh mạnh, tiêu diệt cả trực khuẩn mủ
xanh, do đó chống viêm nhiễm rất hiệu quả. Cao diếp cá có tác dụng nhuận tràng,
chống táo bón rất tốt.

Đương quy là một vị thuốc quý, có tác dụng bổ máu, điều kinh, chống thiếu máu,
suy nhược cơ thể. Đương quy có tác dụng hoạt huyết giả
m đau, giúp chữa viêm
loét, mụn nhọt. Ngoài ra, Đương quy còn có tác dụng nhuận tràng thông đại tiện,
chống táo bón.

Rutin là một flavonoid aglycon có nhiều trong hoa Hòe. Rutin có hoạt tính vitamin
P, có tác dụng làm bền thành mạch, làm giảm tính “dòn” và tính thấm của mao
mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt.
Ngoài ra, rutin còn có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột và do vậy
giúp nhuận tràng. Rutin được dùng để phòng ngừa những biế
n chứng của bệnh xơ
vữa động mạch, điều trị suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, trĩ, các trường hợp xuất
huyết như chảy máu cam, ho ra máu, tử cung xuất huyết, phân có máu….


Curcumin là một hoạt chất chính của củ nghệ (Curcuma domestica), có hoạt tính

chống viêm do khả năng quét những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm.
Curcumin còn có tác dụng ức chế khối u, thông mật, lợi tiêu hóa. Bổ sung
Curcumin giúp chống viêm và làm mau lành các vết tổn thương của trĩ.
Magiê có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón vốn là căn nguyên gây
bệnh trĩ. Ngoài ra, Magiê còn là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể.

×