Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thay Chỏm Bipolar Trong Điều Trị Gãy Cổ Xương Đùi Ở Người Cao tuổi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.37 KB, 5 trang )

Thay Chỏm Bipolar Trong Điều Trị Gãy Cổ
Xương Đùi Ở Người Cao tuổi


Gãy cổ xương đùi thường gặp ở người trên 60 tuổi. Đối với người cao tuổi
đây là một loại gãy xương nặng, thường để lại di chứng nặng nề, đôi khi dẫn tới tử
vong. Nhìn tổng quát, điều trị gãy cổ xương đùi có 3 nhóm sau:

1. Bó bột chậu-lưng-chân (Whitman spica )(1925), bó bột chống xoay. Tuy
nhiên với phương pháp này bệnh nhân phải nằm lâu sẽ có nguy cơ bị loét mông,
loét cùng-cụt, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, suy kiệt dễ dẫn đến tử vong.
2. Vặn đinh 3-4 lá Smith-Peterson(1931); vặn đinh Knowles; vặn vis xốp
có mở khớp hoặc xuyên đinh qua da, có hoặc không có màng tăng sáng; mổ bắt
nẹp gập góc.
3. Phẫu thuật thay chỏm xương đùi, thay chỏm bipolar hoặc thay khớp háng
toàn phần.
Ngày nay, bột chậu-lưng-chân đã hết áp dụng vì các biến chứng kể trên,
còn bó bột chống xoay chỉ là phương tiện cố định tạm thời. Đinh, vis, nẹp cố định
không vững chắc, qua thời gian 6 tháng đến 1 năm, chỏm xương đùi thoái hóa-
hoại tử, gây đau và phải mổ lại.
Trong vài thập niên trở lại đây, phẫu thuật thay chỏm hoặc thay khớp háng
toàn phần được ưu tiên chỉ định trong bệnh lý cổ xương đùi. Chỏm bipolar đươc
sử dụng nhiều, đặc biệt áp dụng tốt cho bệnh nhân già gãy cổ xương đùi mà ổ cối
chưa thoái hóa.
Nếu điều kiện gây mê cho phép, có thể tiến hành mổ thay chỏm bipolar.
Sau mổ cho bệnh nhân vận động sớm, tránh được các biến chứng do bất động lâu
như đã nêu ở trên.

Sau đây là trường hợp điển hình
- Bệnh nhân: Nguyễn thị Kh.(90 tuổi), nhập viện do bệnh nhân bị té ngã
đập mông xuống nền nhà. Sau tai nạn đau vùng khớp háng, không đứng dậy được


và không đi lại được. Bệnh nhân nằm, chân (T) xoay ngoài, không gấp được khớp
háng, ấn đau rõ vùng trước khớp háng. Chụp X-quang khớp háng kết quả gãy cổ
xương đùi(T)
- Điều trị: Mổ thay chỏm bipolar khớp háng(T).
- Tường trình phẫu thuật: Mổ đường sau-ngoài khớp háng(T). Lấy bỏ chỏm
đã gãy. Làm ống tủy. Đóng stem số 0, có xi-măng. Thay chỏm bipolar với cup
đường kính 40cm, neck medium. Nắn khớp vào tốt. Kiểm tra vừa vặn. Dẫn lưu.
Đóng vết mổ.
- Hậu phẫu: Kháng sinh zinacef 750mg x2 lọ/ngày x 5 ngày.Ngày thứ hai
sau mổ ngồi dậy trên giường. X-quang kiểm tra chỏm ở vị trí bình thường trong ổ
cối. Hậu phẫu ngày thứ năm vết mổ khô. Xuất viện. Cắt chỉ tại nhà.

Nhận xét:
- Trên bệnh nhân này, gãy cổ xương đùi Garden III do chấn thương, 90
tuổi, ổ cối còn tốt nên chỉ định mổ thay chỏm bipolar. Nếu gãy cổ xương đùi trên
nền thoái hóa khớp, ổ cối đã hư, nên thay khớp háng toàn phần.
- Người già thường có các bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, thiểu năng
vành, COPD-viêm tắc phế quản mãn tính, đái đường…nên khi chỉ định mổ cần
phải thận trọng,cân nhắc kỹ, cần sự đồng thuận của bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, bác sỹ gây mê và phẫu thuật viên.Hiện nay gây mê cho người già có những
tiến bộ đáng kể. Ngoài các phương tiện gây mê hiện đại, thuốc mê tốt ít ảnh hưởng
đến sức khỏe, còn phải kể đến trình độ kiến thức và lòng nhiệt tình của bác sĩ gây
mê, giúp cho cuộc mổ thành công. Cụ thể trên bệnh nhân này đã 90 tuổi, gầy
(36kg), thời gian phẫu thuật một giờ đồng hồ, bệnh nhân tỉnh ngay sau mổ, hậu
phẫu ngày thứ hai có thể ngồi dậy trên giường, giảm đau rõ so với trước mổ, vết
mổ khô, xuất viện ngày thứ năm sau mổ.
- Thay chỏm bipolar trong điều trị gãy cổ xương đùi có hiệu quả rõ rệt.
BS. PHAN PHÚ KIỂM- BV HMĐN



×