Thiết kế mặt bằng
(Phần 1)
BỐ TRÍ MẶT BẰNG
Trong phần này trước hết chúng ta sẽ xem xét những lý do ảnh hưởng đến
quyết định về mặt bằng thiết bị. Mỗi một doanh nghiệp – từ cửa hàng lẻ đến nhà
máy thép có những vấn đề bố trí thiết bị liên quan đến những lý do này.
Thứ hai là những qui trình sản xuất, gồm những vấn đề cho phép chúng ta
xác định và phân loại các qui trình sản xuất. Học viên sau khi học môn này phải
biết được sự khác nhau giữa một phân xưởng bố trí theo qui trình và một phân
xưởng bố trí theo chức năng:
Giữa một qui trình liên tục và hầu hết những qui trình sản xuất khác; và
giữa sản xuất hàng loạt và sản xuất chuyên biệt. Phần tiếp theo của chương trình
này bàn về những quyết định tổng quan trong việc xác định kiểu bố trí nào là thích
hợp nhất cho tới những quyết định chi tiết hơn về việc thiết kế bố trí.
Trong việc bố trí theo sản phẩm, điều này có nghĩa là làm sao cân bằng một
dây chuyền lắp ráp. Đối với việc bố trí theo qui trình, chúng tôi sẽ cung cấp những
giải pháp thực tế có thể đôi khi không chính thống nhưng lại có thể hỗ trợ tốt cho
việc bố trí.
Phương pháp thì rất hữu dụng, nhưng không phải là có thể áp dụng một
cách tuyệt đối. Khi nói đến phương pháp thử đúng sai, là chúng ta đề cập đến việc
thiết kế công việc chứ không phải là giải pháp cho công việc.
Trong phần này chúng tôi cũng đề cập đến những nguyên lý luân chuyển
vật liệu. Chi phí luân chuyển vật liệu là khác nhau đối với những cách bố trí khác
nhau.
1. Tổng quát về bố trí mặt bằng
Các quyết định về phân bố và bố trí thiết bị là đặc biệt quan trọng bởi
những ứng dụng lâu dài của chúng. Sẽ rất tốn kém khi phải thiết kế lại một mặt
bằng.
Sự thay đổi về nhu cầu đòi hỏi những thay đổi về khả năng đáp ứng (như
chúng ta đã biết, trong dài hạn năng lực sản xuất được xác định bởi số lượng thiết
bị; việc bố trí những thiết bị này làm cho khả năng tốt hơn).
Sản phẩm có thể được thiết kế lại, hoặc một sản phẩm có thể được đưa vào
hoặc loại ra khỏi một nhóm sản phẩm. Có thể có sự thay đổi trong công nghệ chế
tạo sản phẩm.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, để đạt được việc bố trí tốt mặt bằng nhà
quản lý cần quan tâm đến năm yếu tố sau:
· Chi phí sản xuất/dịch vụ;
· Hiệu quả của hoạt động;
· Khả năng thích ứng trong việc thay đổi sản phẩm dịch vụ;
· Chất lượng; và
· Người lao động đạt chất lượng cao.
1.1 Mặt bằng ảnh hưởng đến hoạt động như thế nào
Chi phí sản xuất bị tăng lên nếu việc bố trí đòi hỏi tăng lượng dự trữ (làm
tăng chi phí quản lý chúng), dự đoán không đủ hàng dự trữ (làm chậm các hoạt
động).
Việc bố trí mặt bằng ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất thông qua tác động
của nó lên việc sử dụng nguyên liệu, thời gian và trên hết là không gian được sử
dụng.
Tính linh hoạt sản xuất nói đến khả năng điều chỉnh các phương pháp sản
xuất, việc thiết kế sản phẩm, sản lượng hoặc chủng loại sản phẩm hoặc loại hình
dịch vụ.
Các cách bố trí khác nhau tạo điều kiện bảo đảm sự phù hợp cho công việc
có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động dịch vụ, nơi diễn ra những giao dịch
trực tiếp trong môi trường đòi hỏi an toàn và tập trung.
Khi bố trí mặt bằng phải cân nhắc đến những yếu tố trên cũng như khuynh
hướng bị nhàm chán khi người lao động phải luôn lặp đi lặp lại một nhiệm vụ nào
đó.
1.2. Bố trí hiện vật
Bố trí mặt bằng là việc sắp xếp mọi thứ cần thiết cho sản xuất hoặc dịch vụ
bao gồm máy móc thiết bị, con người, nguyên liệu, và cả thành phẩm. Những tiêu
chuẩn cho một mặt bằng tốt liên quan mật thiết đến con người (nhân viên và khách
hàng), nguyên liệu (thô, đã xử lý, và sơ chế), máy móc, và những mối tương quan
giữa chúng.
Vì thế trước hết chúng ta sẽ bàn đến những mục tiêu chung của việc thiết kế
mặt bằng. Sau đó chúng ta sẽ xét đến các cách bố trí căn bản và việc đáp ứng
những mục tiêu nêu trên.
2. Các cân nhắc khi bố trí mặt bằng
Mục tiêu chung của việc bố trí mặt bằng thiết bị là bảo đảm hoạt động với
chi phí rẻ nhất có thể được. Có một vài nhân tố tạo nên chi phí sản xuất (khác với
chi phí nguyên liệu) một cách trực tiếp cũng như gián tiếp.
Những nhân tố này cần được quan tâm hàng đầu trong quá trình ra quyết
định bố trí.
Bảng 4.1 chỉ ra những lĩnh vực quan tâm khác nhau trong quá trình này. Cụ
thể hơn chúng ta sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
· Sự lưu chuyển của nguyên liệu;
· Điểm ứ đọng;
· Sự độc lập của máy móc;
· An toàn và tinh thần làm việc của người lao động;
· Việc lựa chọn thiết bị; và
· Tính linh hoạt của hệ thống.