Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thiết kế mặt bằng (Phần 4) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.3 KB, 5 trang )

Thiết kế mặt bằng
(Phần 4)
Các kiểu bố trí mặt bằng tiêu chuẩn (Tiếp theo)
4.2 Bố trí theo sản phẩm
Ngược với mặt bằng bố trí theo công việc, mặt bằng bố trí theo dòng vật
liệu có thể đảm nhiệm bố trí theo sản phẩm. Như đã đề cập đến trong chương này,
việc bố trí theo sản phẩm đòi hỏi chi phí cao nên số lượng sản phẩm phải đủ lớn
để bảo đảm cho việc bố trí này.
Trật tự của qui trình được bố trí tuỳ theo đặc tính của sản phẩm và/hoặc
dịch vụ. Về cơ bản, việc bố trí theo sản phẩm (còn gọi là bố trí theo đường thẳng)
tương tự như một dây chuyền lắp ráp.Một đòi hỏi của việc bố trí theo quá trình là
sản phẩm hoặc khách hàng phải di chuyển qua các khu vực gia công.
Tuy nhiên trong bố trí theo sản phẩm thì việc di chuyển như vậy gặp rất
nhiều khó khăn. Lưu ý rằng giai đoạn 5 và 6 trong qui trình sản xuất không phải
dành cho cả sản phẩm A và B. Hai sản phẩm này không cần phải gia công như
nhau.
Cũng lưu ý rằng giai đoạn 3 và 4 đều xuất hiện hai nơi. Đối với cách bố trí
này thì việc di chuyển sản phẩm giữa các công đoạn cần được thu ngắn nhằm tăng
tốc độ công việc.
Có nhiều lý do để chọn việc bố trí theo sản phẩm. Lý do rõ ràng nhất là nó
cho phép tăng nhanh tốc độ sản xuất. Một lý do khác là dễ dàng hơn trong việc
quản lý bởi vì dòng di chuyển của nguyên liệu đã tính đến khi bố trí.
Cuối cùng, giảm luân chuyển nguyên liệu sẽ giảm chi phí nhờ việc sử dụng
hữu hiệu thời gian, không gian, nguyên liệu và lao động.Trong bảng 4.2 chúng ta
đưa ra so sánh về điểm mạnh và yếu của hai cách bố trí dựa trên việc thực hiện các
chỉ tiêu quản lý. Không có lý do cho việc tại sao cách này lại được dùng nhiều hơn
cách khác.
Thông thường, việc lựa chọn phụ thuộc vào tính đa dạng của sản phẩm sản
xuất và số lượng của chúng. Tựu chung lại, cách bố trí theo sản phẩm có chi phí
ban đầu cao hơn, những chi phí trong sản xuất lại thấp hơn. Điều này dẫn đến
trường hợp được dự đoán bởi đồ thị hoà vốn trong biểu đồ


4.2. Số lượng sản phẩm ít không thể bù đắp cho chi phí đầu tư ban đầu và
lắp ráp dây chuyền cao.
Bảng 4.2 Mức độ đáp ứng của bố trí theo quá trình và theo sản phẩm đối
với chỉ tiêu quản lý


Chỉ tiêu quản lý
B
ố trí theo quá
trình
Bố trí theo sản phẩm



Vấn đề lập kế hoạch
Hai kiểu bố trí dẫn đến hai loại vấn đề khác nhau trong việc lên kế hoạch.
Bố trí theo sản phẩm dẫn đến hai vấn đề là thiết kế dây chuyền lắp ráp và xác định
cỡ lô.
Việc bố trí theo quá trình gặp hai vấn đề là phân bố các công đoạn và lập
lịch trình ho chúng. Việc xác định tiến trình nào trước là chủ đề của chương khác.
Các vấn đề trong việc kế hoạch liên quan đến hai cách bố trí này và giải pháp để
giải quyết chúng sẽ được thảo luận sau trong chương này.
4.3 Bố trí theo vị trí cố định
Loại bố trí thứ ba là bố trí theo vị trí cố định. Trong cách bố trí này tiến
trình sản xuất xoay quanh sản phẩm; sản phẩm không di chuyển như trong cách bố
trí theo quá trình hay sản phẩm.
Việc sử dụng cách này là cần thiết, vì vậy không cần xét đến nhu cầu thay
đổi.Các dự án thường sử dụng cách bố trí này. Nhiều vấn đề về lịch trình và khả
năng nguồn lực phát sinh do việc cần thiết phải di chuyển qui trình sản xuất đến
sản phẩm.

Hình 9.2. Khác nhau giữa bố trí theo quá trình và sản phẩm
Những vấn đề như vậy sẽ phát sinh nếu dự án đòi hỏi phải thực hiện những
công đoạn xử lý khác nhau. Việc kiểm soát lịch trình cũng trở nên quan trọng như
việc lập lịch trình bởi vì cần phải duy trì tính cân bằng của lịch trình.
5. Kỹ thuật bố trí mặt bằng theo quá trình
Bố trí theo quan hệ tương đối các bộ phận là một cách nhìn hệ thống về các
bộ phận trong một mặt bằng. Ở đây ta chỉ xem xét cách sắp xếp mặt bằng khi có
lưu ý đến:
· Số đơn vị diện tích mà bộ phận chiếm giữ
· Số “đơn vị quan hệ” giữa các bộ phận hay mức tải trọng của từng đơn vị.
5.1 Mức đơn vị di chuyển Chi phí cho việc di chuyển giữa hai bộ phận i và j được
tính bằng số lần di chuyển giữa hai bộ phận i và j nhân với chi phí cho việc di
chuyển này.
Số lần di chuyển này được trình bầy trong Ma trận Từ – Đến (From -To
matrix).Ví dụ về tính đơn vị di chuyểnTa có 4 máy M1, M2, M3, M4. Sản phẩm
cần sản xuất là P1 và P2 với qui trình sản xuất và sản lượng như sau:

Sản phẩm Qui trình Sản lượng

Đơn vị di chuyển sẽ được tính và trình bầy trong Ma trận Từ – Đến100 đơn
vị tải từ M3 đến M1 được xem như tương đương với 100 đơn vị M1 đến M3.
Đơn vị di chuyển cũng có thể là số người qua lại vì công việc giữa hai bộ
phận, cũng có thể là số công văn chuyển đi, nhận về v.v…
5.2 Số đơn vị diện tích
Để tiện việc sắp xếp các bộ phận theo những module kiến trúc, diện tích
các bộ phận được tính theo các đơn vị diện tích.Các chương trình mày tính thích
hợp sẽ tính toán phối hợp các vị trí bộ phận với nhau để có một cách bố trí làm
“tối thiểu hoá chi phí/di chuyển giữa các bộ phận và đảm bảo đúng các ràng buộc
về diện tích”.
5.3 Sử dụng phần mềm máy tính


×