Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng nhóm chất lượng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.03 KB, 5 trang )

Xây dựng nhóm chất lượng

NHÓM CHẤT LƯỢNG – QCC
Định nghĩa:
· Là một nhóm ít người
· Cùng trong một đơn vị công tác
· Tự nguyện tham gia các hoạt động chất lượng
Hoạt động nhóm chất lượng:
· Là một bộ phận không thể thiếu được của Quản lý chất lượng toàn
diện – TQM
· Với nội dung chủ yếu là kiểm soát và cải tiến chất lượng
· Sử dụng các công cụ quản lý và cải tiến chất lượng
Mục đích và mục tiêu hoạt động của nhóm chất lượng
Mục đích (Purpose):
1. Nâng cao khả năng quản lý và lãnh đạo cho quản đốc, đốc công và
động viên mọi người tham gia để không ngừng tiến bộ
.2. Nâng cao ý thức của người lao động, tạo ra một môi trường làm việc
trong đó mọi người không những chỉ ý thức được về vấn đề chất lượng mà còn
biết chủ động giải quyết những vấn đề tồn tại để cải tiến chất lượng.
3. Tạo ra những hạt nhân để thực hiện chủ trương, chính sách do lãnh
đạo đề ra nhằm không ngừng nâng cao chất lượng.
Mục tiêu cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng (Objectives):
Đóng góp cho sự cải tiến và phát triển của doanh nghiệp
Hoạt động nhóm chất lượng chủ yếu xoáy vào việc xử lý những vấn đề tồn
tại nhằm không ngừng cải tiến chất lượng nói riêng và phát triển doanh nghiệp nói
chung. Tính đặc thù của của hoạt động nhóm chất lượng ở Nhật được hoàn thiện
dần theo sự hoàn thiện của ngành chất lượng Nhật Bản (TQM).
Tạo ra môi trường làm việc lành mạnh, trong sáng trên cơ sở tôn trọng
người lao động.Khai thác khả năng và tiềm năng to lớn của người lao động.
Những nguyên tắc của hoạt động nhóm chất lượng
1. Nhóm chất lượng ra đời và trưởng thành tại chính nơi làm việc của


người lao động
2. Tạo ra, một hình thức hoạt động phong phú, có thể lôi kéo được mọi
người tham gia, kể cả những người ít nói, ít năng động nhất.
3. Hoạt động nhóm chất lượng chỉ diễn ra trong thời gian làm việc và
không vượt quá phạm vi công việc hàng ngày.
4. Hoạt động nhóm chất lượng bắt đầu từ những việc bình thường nhất,
dễ giải quyết nhất sau đó dần dần chuyển sang những việc khó khăn hơn, phức tạp
hơn.
5. Tại nơi làm việc phải tạo ra “Tình trạng được kiểm soát” một cách ổn
định, có biện pháp phòng ngừa tái diễn và dự kiến trước được những vấn đề có
khả năng xẩy ra.
6. Tìm những chủ đề thích hợp, đúng lúc, đề ra mục tiêu cụ thể nhằm liên
tục cải tiến.
7. Vận động mọi người tham gia trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng
và hợp tác với nhau.
8. Mọi người đều có quyền trình bày ý kiến cá nhân của mình một cách
chân thành, cởi mở trên cơ sở khả năng của riêng mình.
9. Thực hành các kỹ thuật kiểm tra chất lượng và quản lý chất lượng đã
được học để giải quyết từng vấn đề cụ thể. Quá trình học tập – áp dụng – học tập –
áp dụng… sẽ làm mọi người nâng cao được trình độ và cảm thấy thích thú.Mỗi
người sẽ có niềm vui to lớn khi họ tự giải quyết được một vấn đề cụ thể và sẽ có
ham muốn được tiếp tục khám phá – giải quyết. Nơi làm việc không chỉ là nơi làm
việc kiếm sống mà còn là nơi để thể hiện được sự sáng tạo, do đó người lao động
cảm thấy có ý nghĩa.
10. Các nhóm chất lượng giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm thông qua các hội
nghị nhóm chất lượng, hội thảo… ở cả bên trong và bên ngoài làm tăng cường sự
hiểu biết, tăng cường tính đoàn kết.Các nhóm chất lượng thực hiện nguyên tắc
“Có cho, có nhận” để mọi người có cơ hội giúp đỡ lẫn nhau.
Những yếu tố cơ bản của hoạt động nhóm chất lượng
1. Tự nâng cao trình độ

2. Hoạt động tự nguyện
3. Hoạt động nhóm
4. Động viên mọi người tham gia
5. áp dụng các kỹ thuật kiểm tra chất lượng
6. Nhóm chất lượng bắt nguồn từ nơi làm việc
7. Làm cho các hoạt động nhóm chất lượng tồn tại lâu bền
8. Cùng nhau phát triển
9. Sự sáng tạo
10. ý thức về chất lượng, ý thức về những vấn đề tồn tại, và ý thức về sự cải
tiến.


×