Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số thông tin cần biết về Polyp đại tràng (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.36 KB, 7 trang )

Một số thông tin cần biết về Polyp đại tràng
(Kỳ 2)


IV. Chẩn đoán
- Polyps thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, chúng thường được phát
hiện khi kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc sau khi xét nghiệm
phân thấy có máu ẩn. Polyps đại tràng cũng có thể được phát hiện bằng phương
pháp chụp đại tràng cản quang dù độ chuẩn xác không cao lắm.
- Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp thầy
thuốc quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và cắt polyps nếu phát
hiện ra chúng. Trên nội soi, polyps có hình dạng một u nhỏ nhô vào lòng đại tràng.
Bề mặt polyp có thể tương tự niêm mạc đại tràng bình thường hoặc có thể thay đổi
về màu sắc, loét hoặc chảy máu. Polyps có thể xẹp không cuống (sessile polyps)
hoặc có cuống (pedunculated polyps). Nội soi đại tràng còn là phương pháp tốt
nhất để theo dõi sư phát triển của các polyps. Một số kỹ thuật mới nhiều triển
vọng để tầm soát và phát hiện polyps bao gồm: xét nghiệm phân tử gen (
molecular genetic tests), nội soi đại tràng ảo (virtual colonoscopy) sử dụng công
nghệ MSCT hoặc MRI .
V. Cắt polyps
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14%
các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa
được nếu phát hiện sớm các polyps tuyến tiền ung thư và cắt bỏ trước khi chúng
trở thành ác tính. Với thời gian, các polyps nhỏ có thể thay đổi cấu trúc và biến
thành ác tính, do đó nếu phát hiện polyps qua nội soi đại tràng thì nên cắt bỏ ngay.

Kỹ thuật
Đa số các polyps đều có thể cắt được khi nội soi đại tràng. Các polyps nhỏ
được cắt thành từng mẩu nhỏ bằng một dụng cụ luồn qua ống nội soi đại tràng.
Polyps lớn được cắt bằng một dụng cụ giống chiếc thòng lọng gọi là snare tròng
qua phần đáy của polyps và đốt bắng điện. Đốt diện cũng giúp cầm máu sau khi


cắt polyp.
Cắt polyp không đau vì phần niêm mạc đại tràng không tạo được cảm giác
đau. Ngoài ra, trước khi cắt Polyp bác sĩ nội soi có sử dụng thuốc giảm đau an
thần cho bệnh nhân. Nếu polyp quá to không thể cắt được qua nội soi thì sẽ được
xử trí bằng phẫu thuật.
Biến chứng
Cắt Polyp an toàn ít gây biến chứng. Biến chứng thường gặp nhất là chảy
máu và thủng đại tràng. Tuy nhiên tỉ lệ rất thấp chỉ khoảng 1 phần nghìn. Trong
trường hợp chảy máu thông thường bác sĩ sẽ xử trí bằng cách đốt điện, trong
trường hợp thủng đại tràng bác sĩ sẽ khâu lại bằng phẫu thuật.
Sau khi cắt polyp
Tránh dùng các loại thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen
(Advil®, Motrin®), và naproxen (Aleve®), trong 2 tuần sau cắt polyp.
Acetaminophen (Tylenol®) an toàn hơn. Các bịnh nhân cần thiết phải dùng
warfarin (Coumadin®) nên thảo luận với bác sĩ của mình. Đồng thời người bệnh
cần tái khám để biết kết quả giải phẫu bệnh lý và được bác sĩ tham vấn về cách
thức theo dõi polyp đại trảng trong thời gian về sau.
VI. Đề phòng.
1. Theo dõi
Bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể
từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 đến 30%. Một
số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ.
Một số khác mới vừa hình thành sau này. Do đó sau khi cắt polyp nên nội soi đại
tràng kiểm tra sau 3 đến 5 năm. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần nội soi còn tùy
thuộc nhiều yếu tố như :
+ Đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp.
+ Số lượng polyps và kích thước polyp
+ Trong khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát và nhận
diện được các polyp nhỏ thì lần soi kiểm tra kế tiếp nên được thực hiện sớm hơn
thời gian qui định (3 - 5 năm).

Tầm soát ung thư đại tràng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Điều này
giúp giảm rất nhiều số bịnh nhân tử vong vì căn bịnh này.
2. Đề phòng ung thư đại tràng
Các nhà khoa học hiện đang khẩn trương nghiên cứu về cách đề phòng ung
thư đại tràng bằng chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc. Một số thực phẩm và thuốc đã
được xác định có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng. ACG ( American
College of Gastroenterology= Trường Chuyên Khoa về Tiêu Hóa Hoa Kỳ) gợi ý
như sau để phòng chống polyp tái phát:
+ Chế độ ăn ít chất béo, nhiều hoa quả, rau và chất xơ
+ Tránh thừa cân
+ Tránh thuốc lá, bia rượu
3. Lời khuyên cho gia đình bệnh nhân
- Những người có liên hệ huyết thống độ 1 (cha me, anh chị em, con ruột)
với một bệnh nhân đã được chẩn đoán có polyp tuyến hoặc ung thư đại trực tràng
trước tuổi 60 sẽ có nguy cơ bị polyp tuyến và ung thư đại trực tràng cao hơn so với
dân số chung. Do đó cần phải cảnh báo cho các thành viên khác trong gia đình
bệnh nhân biết để có kế hoạch phòng tránh.
- Những ngưòi có liên hệ huyết thống độ 2 (ông bà, dì cô, chú, cậu) hoặc độ
3 (ông bà cố hoặc anh chị em họ) với bịnh nhân ung thư đại tràng sẽ được tầm soát
tương tự như những người có nguy cơ trung bình.
- Tầm soát polyps và ung thư đại tràng cần được thực hiện đối với mọi
người bắt đầu từ tuổi 50. Đối với những người có nguy cơ cao, việc tầm soát phải
tiến hành sớm hơn (ở tuổi 40). Nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo bằng MSCT
64 hiện đang là những phương pháp tầm soát tốt nhất.
- Các bệnh lý khác như ung thư đại trực tràng di truyền không polyps
(hereditary nonpolyposis colorectal cancer), bệnh đa polyps tuyến gia đình
(familial adenomatous polyposis), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn đều làm tăng
đáng kể nguy cơ polyps và ung thư đại tràng trong các thành viên của một gia
đình. Việc tầm soát ung thư đại tràng ở nhóm dân số này cần phải được chú ý.


BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn

×