Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cần tây đuổi cao huyết áp ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.67 KB, 3 trang )

Cần tây "đuổi" cao huyết áp














Cần tây - một loại rau ăn phổ biến, nhưng cũng có tác
dụng tốt trong điều trị một số chứng bệnh thông thường

Cần tây chứa nguồn kali rất
dồi dào, tác dụng
lợi tiểu, tăng sức đề kháng.
như cảm mạo và cao huyết áp.

Tên khoa học của cần tây là Apium graveolens, là một loài
cây thuộc họ Hoa tán, thân mọc thẳng, có nhiều rãnh dọc,
chia nhiều cành mọc đứng. Lá ở gốc có cuống, hình thuôn
hay 3 cạnh, lá giữa và lá ngọn không có cuống, chia 3 hoặc
xẻ 3, hoặc không chia thùy.

Cần tây chứa nguồn kali rất dồi dào, tác dụng lợi tiểu, tăng
sức đề kháng, có thể giúp kiểm soát huyết áp và phòng


ngừa viêm nhiễm. Cứ mỗi 100g cần tây chứa 320mg kali,
16mcg folate, và 1,1g chất xơ.

Trong cần tây cũng chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid -
gấp đôi so với các loại rau khác. Ngoài ra còn các axít amin
tự do, tinh dầu, các chất khoáng, mannitol, inositol, nhiều
loại vitamin A, B, C, giúp tăng cảm giác thèm ăn, đẩy
mạnh tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt,
tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm, giảm ho

Rau cần tây có thể ăn sống, hoặc nấu chín đều cho giá trị
dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên nếu muốn tận dụng nguồn dinh
dưỡng tối đa thì nên ăn sống.

Một số bài thuốc đơn giản từ cần tây:

- Chữa cảm cúm: Ăn rau cần (sống, nấu canh hoặc xào)
cùng với cháo nóng

- Bệnh nhân tai biến mạch máu não, bất động: có thể dùng
rau cần tây giã nát, lấy nước uống tươi.

- Nhọt, viêm nhiễm: Dùng rau cần giã nát đắp lên chỗ nhọt.

- Chữa bệnh cao huyết áp, sỏi nhỏ đường tiết niệu: Dùng
toàn bộ cây tươi, rửa sạch phơi ráo nước, thái nhỏ để nấu
nước uống, chia nhiều lần trong ngày.

×