Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.47 KB, 6 trang )

Người mắc bệnh cao huyết áp cần biết

Mùa đông là mùa dễ gây ra “trở ngại” cho người mắc bệnh cao huyết áp
và cũng là mùa khó khống chế huyết áp nhất.
Nhiệt độ thấp - Thủ phạm gây cao huyết áp
Thời tiết lạnh, huyết áp không dễ khống chế, nguy hiểm chủ yếu là gây ra bệnh
biến chứng. Do mùa đông nhiệt độ thấp, cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn
định, giảm bớt sự toả nhiệt, các mao mạch sẽ co lại khiến lực cản huyết quản điều tiết
bên ngoài tăng lên. Đồng thời, nhiệt độ thấp nên ra mồ hôi ít, khiến dung lượng máu
tăng lên. Nếu ăn quá nhiều các chất đường, béo sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ
nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Thêm vào đó
là sự tồn tại của các trạng thái tình cảm xảy ra hàng ngày trong cuộc sống như lo lắng,
căng thẳng, tức giận… tất yếu sẽ làm cho huyết áp không dễ khống chế.
Trong trường hợp thời tiết thay đổi, tính giao động của huyết áp tăng cao, nguy
cơ chủ yếu là gây ra bệnh biến chứng, đặc biệt là xuất huyết não, đứt mạch máu do
thiếu máu và tử vong do nhồi máu cơ tim.
Thế nào là huyết áp bất thường?
Huyết áp của chúng ta thường có hai thời khắc “cao điểm”, đó là khoảng 9 giờ
sáng và 6 giờ chiều.
Huyết áp tăng cao hay xuống thấp là tuỳ theo sự thay đổi của tinh thần và cơ
thể, thông thường trong khi ngủ khoảng 3 - 4 giờ đêm là thấp nhất, sáng sớm dần dần
tăng cao, đến 9 giờ sáng là ở đỉnh cao nhất. Buổi chiều xuống khá thấp, đến 6 giờ
chiếu lại trở lại cao điểm và trước khi ngủ lại về “đáy”.
Nếu sự thay đổi huyết áp của một ngưòi không phù hợp với quy luật này, điều
đó đã nói rõ huyết áp của người đó đã không khống chế được, cần phải điều chỉnh
uống thuốc.
Vì thế, trước khi đi khám bác sỹ, nên ở nhà tự đo huyết áp của mình trước 1
tuần. Mỗi ngày kiểm tra 4 lần vào các thời điểm: sau khi thức dậy, 9 giờ sáng, 6 giờ
chiều và 9 giờ tối. Ngoài ra cần chú ý: nếu vừa vận động thì nên nghỉ 10 phút, sau đó
mới kiểm tra huyết áp để có kết quả chuẩn xác.
5 nguyên tắc sống không thể bỏ qua


Ngoài yếu tố khí hậu, các thói quen sinh hoạt không tốt cũng có thể gây ra nguy
hại cho người mắc bệnh cao huyết áp. Theo các chuyên gia, người bị bệnh cao huyết
áp nên chú ý các nguyên tắc trong sinh hoạt hằng ngày sau:
1. Chú ý phòng lạnh giữ ấm, tránh gió lạnh.
2. Nghiêm khắc hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể, mỗi ngày không nên ăn
quá 6g. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế
phẩm từ đậu. Hạn chế ăn những món ăn dầu mỡ, không hút thuốc, hạn chế uống rượu,
và nên giữ cho đại tiện được thông suốt.
3. Kiên trì tập luyện thể thao, nâng cao khả năng chống lạnh, cố gắng hết sức để
tham gia một số môn thể thao ngoài trời có lợi cho huyết áp như đi bộ, tập thái cực
quyền và khí công
4. Khống chế tâm trạng, tránh để thể lực và tinh thần rơi vào tình trạng quá mệt
mỏi. Tức giận và lo lắng cực độ đều có thể gây ra đứt mạch máu não. Cần duy trì tâm
trạng lạc quan vui vẻ, không đuợc quá vui vẻ, quá tức giận, lo lắng, buồn phiền, bi
thương, sợ hãi.
5. Kiên trì uống thuốc, duy trì huyết áp ổn định. Người bị bệnh cao huyết áp
uống thuốc giảm huyết áp không nên tuỳ tiện dừng uống bởi sẽ dễ tăng huyết áp đột
biến sau 40 giờ ngừng uống thuốc.
Chữa tăng huyết áp bằng hoa

Trà hoa cúc
Tănghuyết áp là một căn bệnh phổ biến, việc chữa trị có thể áp dụng cả
đôngvà tây y. Bài viết này đề cập về một số phương cách dùng các loài hoađể
chữa bệnh.

1. Lấy1 kg hoa cúc đem sấy hoặc phơi khô rồi tán thành bột mịn, cho vào
tronglọ kín để dành dùng dần. Mỗi ngày lấy 15g bột này đem ninh (nấu) với50g gạo tẻ
thành cháo, chia ăn vài lần trong một ngày. Món ăn này dùngcho những người bị tăng
huyết áp thuộc thể can uất hóa hỏa - biểu hiệnbằng các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt, mắt đỏ, hay cáugiận, miệng đắng, họng khát, tiểu tiện vàng sẻn, chất lưỡi

đỏ
2. Dùng cúc hoa 15g, kim ngân hoa 15g, sơn tra 30g,tang diệp (lá dâu) 15g. Tất
cả đem tán nhỏ rồi hãm với nước sôi trongbình kín, sau chừng 20 phút là lấy ra dùng
được, uống thay trà, uốngliên tục trong 20 ngày cho một liệu trình. Bài này có tác
dụng sơ phongtán nhiệt, bình can tiềm dương, hạ mỡ máu và hạ huyết áp, thích hợp
chonhững trường hợp tăng huyết áp có kèm theo rối loạn lipid máu (mỡ máu).
3. Lấy 10g tề thái hoa, 10g dã cúc hoa, 10g hoahòe. Cả 3 vị cho vào bình kín,
hãm với nước sôi, sau chừng 20 phút lấyra uống thay trà trong ngày. Bài này có tác
dụng thanh nhiệt lươnghuyết, giáng áp và làm sáng mắt, thích hợp cho những người bị
tănghuyết áp thuộc thể can uất hóa hỏa với các triệu chứng như: hoa mắtchóng mặt,
đau đầu, miệng đắng, người hay cáu gắt.
4. Lấy 5g hoa tam thất đem hãm với nước sôi trongbình kín, sau chừng 5 phút
thì dùng được, uống thay trà trong ngày, cótác dụng thanh nhiệt, bình can, giáng áp,
dùng thích hợp cho người bịtăng huyết áp có kèm hoa mắt, chóng mặt, ù tai Có thể
phối hợp vớihoa hòe 10g và hoa cúc 10g.
5. Dùng hồng hoa, hòe hoa (mỗi loại 15g) đem hãmvới nước sôi trong bình kín,
sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thaytrà trong ngày. Bài này có tác dụng thanh
nhiệt lương huyết, hoạt huyếtkhứ ứ, giáng áp. Dùng thích hợp cho người tăng huyết áp
thuộc thể canuất hóa hỏa.
6. Dùng tân di hoa 5g đem hãm với nước sôi trongbình kín, sau chừng 20 phút
thì dùng được, uống thay trà trong ngày,mỗi ngày dùng 2 lần. Bài này có tác dụng ích
phế đàm, khứ phong thôngkhiếu, giáng áp, dùng cho người tăng huyết áp, viêm mũi,
đau đầu do cothắt mạch máu.
7. Lấy hoa mẫu đơn 15g đem nấu uống mỗi ngày 1-2lần, có tác dụng thanh can
tả hỏa, khứ phong hoạt huyết, chỉ thốnggiáng áp. Dùng thích hợp cho những người bị
tăng huyết áp thuộc thể canuất hóa hỏa.
8. Lấy hoa sơn tra 6g, sơn tra diệp 6g, hãm vớinước sôi trong bình kín, sau
chừng 20 phút thì dùng được, uống thay tràtrong ngày, có tác dụng: hạ mỡ máu và
giáng áp, tác dụng rất tốt chonhững người bị tăng huyết áp có kèm rối loạn lipid máu.
9. Dùng hoa hòe 10g, lá sen 10g, ngó sen 5g, cúc hoa vàng 5g. Cho 400 ml

nước sắc còn 100 ml, chia 3 lần uống trong ngày.

×