Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

để trở thành nhà quảng cáo, truyền thông và pr chuyên nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.1 KB, 6 trang )

Để trở thành nhà quảng cáo,
truyền thông và PR chuyên
nghiệp
Năm 2010, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam đạt doanh thu gần 1 tỷ
USD. Hiện có hơn 7.000 công ty quảng cáo, truyền thông, PR, Tổ chức sự kiện
và gần 100.000 lao động, trong đó hơn 70% là những bạn trẻ tuổi dưới 30.
Công nghiệp quảng cáo là gì?: Ngành công nghiệp, dịch vụ quảng cáo được coi
là ngành kinh tế sáng tạo hay còn gọi là ngành công nghiệp sáng tạo. Sản phẩm của
quảng cáo chủ yếu là các ý tưởng hay, mới hoặc các giải pháp tiếp thị, truyền
thông … Nhưng chúng lại đóng vai trò chủ lực trong việc tạo ra các giá trị gia tăng
cho sản phẩm, thương hiệu. Mỗi ngày có hàng trăm ý tưởng quảng cáo mới trên
báo, tạp chí, ti vi cho hàng ngàn doanh nghiệp có nhu cầu. Hà nội và TP.HCM luôn
coi ngành công nghiêp dịch vụ và công nghệ cao là ngành mũi nhọn. Những năm
qua, ngành công nghiệp quảng cáo Việt Nam luôn tăng trưởng 30 - 35%/ năm, quả
thật là một cơ hội thực sự lớn về việc làm và nghề nghiệp cho bạn trẻ.

Thế nào là truyền thông trong quảng cáo?: Qua khảo sát, nhiều bạn trẻ hay
nhầm lẫn communication (truyền thông) với media. Bộ Giáo dục & Đào tạo có mã
ngành tuyển sinh chuyên khoa Truyền thông & Báo chí ( Mã: 523201), trong đó có
các chuyên ngành: Báo chí; Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ truyền thông
và Quan hệ công chúng. Vậy truyền thông thương hiệu (brand communication),
truyền thông marketing (marketing communication) và truyền thông sáng tạo
(creative communication) được đặt ở đâu?. Không hề có 3 chuyên ngành này, kể cả
chuyên ngành quảng cáo. Lỗi này là do chúng ta đặt truyền thông lẫn chung với
báo đài, báo chí (được hiểu là media: tivi, báo-tạp chí và radio) làm công cụ “tuyên
truyền” chứ không phải là công cụ của marketing ( truyền thông tích hợp – IMC).
Một loại công cụ chủ lực, phổ biến trong ngành công nghiệp quảng cáo và xây
dựng thương hiệu. Dù 3 ngành học này rất thịnh hành và “hot” ở các nước có nền
kinh tế và quảng cáo phát triển. Chính sự nhận thức “vĩ mô” kinh tế thị trường
chưa cập nhập đầy đủ đó, làm cho các bạn trẻ tốt nghiệp các trường đại học Việt
Nam ở các chuyên khoa truyền thông & báo chí khó mà kiếm việc tại trong các


công ty quảng cáo lớn hoặc quảng cáo đa quốc gia.
Truyền thông là bao hàm tất cả mọi phương tiện truyền tải thông điệp, tính cách
nhãn hiệu và hình ảnh đến công chúng. Bao gồm cả truyền thông gián tiếp (ATL:
Abote The Line) hoặc truyền thông đại chúng ( mass communications); cả truyền
thông trực tiếp (BTL: Below The Line) như: PR, Event, kích hoạt nhãn hiệu, POS,
POSM…; và cả các loại truyền thông mới (new communication) như internet, PR
2.0, blog, forum…. Để ứng dụng thuần thục các phương tiện này, bạn cần phải có
kiến thức nền tảng về marketing và thương hiệu. Trong thực tế, sinh viên từ các
trường ĐH kinh tế (ví dụ sinh viên khoa Thương Mại & Du lịch trường ĐH kinh tế
TP.HCM) hòa nhập vào ngành công nghiệp quảng cáo nhanh hơn các trường ĐH
Khoa học – Xã hội và Nhân văn. Vì vậy, bạn muốn trở thành nhà quảng cáo,
truyền thông hay PR chuyên nghiệp xuất sắc trong tương lai thì nhanh chóng trang
bị cho mình thêm kiến thức về marketing và thương hiệu
Quan hệ công chúng (PR)- Nghề đang “hot”: Nhận định này hoàn toàn đúng.
Một sinh viên khá giỏi tốt nghiệp ĐH chuyên ngành Ngữ văn – Anh, làm việc tại
phòng đối của tập đoàn đa quốc gia về ngành hàng tiêu dùng nhanh chăm sóc sức
khỏe khoảng 3-5 năm, được tham gia khóa đào tạo chuyên sâu về PR bài bản
(khoảng 100 giờ), rất có thể tức thì lên chức PR Manager tại tập đoàn đa quốc gia
nước giải khát khác. Ngành PR của ĐH Việt Nam có rất nhiều trường giảng dạy
nhiều năm nay và hàng năm có vài ngàn sinh viên ra trường. Vậy sao có thể nói
nghề PR vẫn đang rất “hot” ?
PR có nhiều nhóm công chúng khác nhau: PR với nhà đầu tư; với V.I.P; với khách
hàng đại chúng; với khách hàng mục tiêu; với chính quyền; với giới truyền thông
(báo giấy, nói và viết); PR nội bộ và PR 2.0…Hòa trộn trong tất cả các nhóm công
chúng này đều thể hiện 2 hình thức là: PR vì lợi nhuận hay PR phi lợi nhuận.
Chiến lược PR lợi nhuận thì quá rõ với các hoạt động marketing, xây dựng thương
hiệu. Chiến lược PR phi lợi nhuận như “văn hóa trong giao thông”, “nói không với
túi nilon”, “bảo vệ loài gấu”…Hiện nay tất cả các doanh nghiệp, công ty hay tổ
chức đều có các hoạt động liên quan đến xây dựng hình ảnh, uy tín nên công cụ PR
trở nên rất hữu ích. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định rằng: PR là công cụ truyền

thông marketing, xây dựng thương hiệu (cho doanh nghiệp hay tổ chức) trong
ngành công nghiệp quảng cáo?. Vậy tại sao các khoa PR không ở trong các trường
chuyên về marketing và kinh tế nhỉ ?

Học viên lớp PR đi thực tế để viết đề tài về môi trường
Vị trí công việc và thu nhập như thế nào?: Nhà quảng cáo chuyên nghiệp,ai
cũng biết rất rõ 2 điều:
1/ Không có lương ngoài giờ;
2/ Có sự đam mê, nên khi đã thành nghề thì khó lòng bỏ sang nghề khác. Phụ thuộc
vào năng lực, bạn có thể chọn các vị trí khác nhau sau đây: Chiến lược thương hiệu
(brand strategy); Dịch vụ khách hàng (account); PR (strategy, plan, creative,
copywriter…); Media (strategy, planning, booking, buying …); Sáng tao
(creative); Viết lời (copywriting); Nghệ thuật (art); Nhiếp ảnh (Photography); Thiết
kế (design); OOH (out of home), Event, POS, POSM Tất cả những công việc
này đòi hỏi một “tay nghề thực hành” thuần thục chứ không phải là bằng cấp hay
kiến thức lý thuyết. Một Account Manager giỏi tại các công ty nước ngoài luôn có
mức lương tối thiểu từ 1.000 - 2.000 USD/ tháng và các công ty Việt Nam cũng
luôn sẵn lòng trả bạn từ 500 - 1.000 USD/ tháng. Nhưng trên thực tế rất ít nhân lực
giỏi chuyên môn các chuyên ngành nói trên. Vì sao?
Học ai, học ở đâu và học như thế nào ?: Không có trường ĐH nào ở VN hay trên
thế giới “dám” nhân xưng là “lò” đào tạo các nhà quảng cáo, truyền thông và PR
xuất sắc. Tại sao có hàng trăm trường ĐH lớn trên thế giới đều cần đến “giấy
chứng nhận” đào tạo nghề quảng cáo, truyền thông, PR từ Hiệp hội Quảng cáo Thế
giới (IAA) mà không ngược lại ?. Thế nên, việc đào tạo nghề quảng cáo, truyền
thông và PR chuyên nghiệp tại các nước trong khu vực Châu Á –TBD và trên thế
giới đều do Liên đoàn quảng cáo ở nước đó đảm trách. Quảng cáo là loại hình đào
tạo nghề, giàu hàm lượng thực hành, ứng dụng chứ không phải đào tạo kiến thức
hàn lâm như các trường ĐH. Vì vậy, những người tham gia giảng dạy (giảng viên)
bắt buộc phải là nhà quảng cáo, truyền thông, PR chuyên nghiệp thì việc học của
bạn mới mong có kết quả tốt. Nơi lựa chọn để học quảng cáo, truyền thông, PR

chuyên nghiệp phải hội tụ tối thiểu 2 yếu tố:

1/ Đại diện chính thức (từ các tổ chức nghề nghiệp) các nhà quảng cáo, truyền
thông chuyên nghiệp;

2/ Có quy trình kiểm soát chất lượng tốt nghiệp bằng kết quả của một đồ án có tính
thực tiễn cao mà người học phải tự mình làm được.
Nếu bạn không làm được một “sản phẩm” quảng cáo, truyền thông, PR tử tế khi có
sự hướng dẫn và giúp đỡ từ một nhà quảng cáo “đàn anh” giỏi đi trước (giảng
viên) thì khó lòng nói rằng bạn sẽ là … Nhà quảng cáo, truyền thông, PR chuyên
nghiệp trong tương lai gần.
Chúc bạn thành công !

×