LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Ngày soạn: 25/2/2010
Ngày giảng: 1/3/2010
Người thực hiện: Vũ Thị Thuý
Đối tượng: MG 5 - 6 tuổi
Hoạt động chính : Khám phá khoa học - Một số loài hoa
Hoạt động bổ trợ :
- Phát triển thẩm mĩ
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển vận động
I) Mục đích yêu cầu:
+ Kiến thức:
- Trẻ biết tên hoa đặc điểm của (cánh hoa,cuống hoa,lá hoa,nhị hoa,màu sắc, mùi hương
tác dụng của hoa. Như hoa hồng ,hoa cúc,hoa cẩm chướng,hoa đồng tiền)
+ Kỹ năng:
- Biết tìm ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài hoa
- Rèn kĩ năng quan sát ghi nhớ có chủ định
+Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết yêu quí hoa
- Biết trồng, chăm sóc,bảo vệ hoa.
II) Chuẩn bị:
1. Đồ dùng đồ chơi:
- Máy chiếu, màn chiếu, các Sile có hình ảnh về các loài hoa
- Hoa thật về một số các loài hoa
- Hai nọ hoa để trẻ thi cắm hoa
- Bài hát “mùa xuân ơi” “ màu hoa”
2. Địa điểm:
- Trong lớp
3. Phương pháp:
- Quan sát ,đàm thoại
- So sánh
- Trò chơi
III) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô nói: các con ơi! lại một mùa xuân nữa đang
về,chúng ta hãy lắng nghe tiếng ca của mùa xuân nhé.
( Cô giới thiệu sile4 mở bài( mùa xuân ơi cho trẻ nghe)
Nghe xong cô nói: chúng mình thấy tiếng của mùa
xuân có vui tươi rộn ràng không?
- Mùa xuân thời tiết thế nào?
-> Cô nhắc lại lời trẻ và nói: mùa xuân thời tiết ấm áp
trăm hoa đua nở.chị mùa xuân nói nhỏ với cô th là các
- Trẻ nghe bài hát “mùa xuân
ơi”
Và trò truyện về thời tiết mùa
xuân
con ngoan lắm chị sẽ tặng các con một món quà mà cô
th cũng chưa biết là quà gì? Chúng mình cùng khám phá
nhé
2. Hoạt động 2: khám phá
* Hoa hồng
Cô mở màn hình sile 5 có hoa hồng và nói : chị mùa
xuân đố các con đó là hoa gì?
->Sau đó cô khẳng định đúng là hoa hồng và hỏi: nhà
con có trồng hoa hồng không?
- Ai có thể nói gì về loài hoa này?
( Cho một trẻ tự nói sự hiểu biết của trẻ về hoa hồng)
- Cho ba tổ quan sát và trao đổi ,nhận xét về hoa thật,kết
hợp với các câu hỏi gợi mở
+ Chúng mình thấy cánh hoa như thế nào?
+ Cuống hoa ra sao?
+ Hoa màu gì?
+ Nhị hoa màu gì?
+ Ngoài màu đỏ hoa hồng còn có màu gì?
+ Các con thử ngửi xem có gì đặc biệt không?
->Cô nói đúng rồi hoa hồng cánh mịn màng,đẹp,cuống
hoa màu xanh,cứng chắc,lá hoa có nhiều lá lên người ta
gọi là lá kép đấy.
+ Các con vừa nói hoa hoa hồng rất thơm.vậy các con
có biết người ta trồng hoa hồng để làm gì không?
+ cô nói: trồng hoa hồng để làm nước hoa,trang trí,tặng
người thân.
* Hoa cúc:
- Tiếp theo là một món quà dễ thương nữa dành cho các
con đấy.cô đọc bài thơ “ hoa cúc vàng” sáng tác của
Văn Chương . sau đó cô nói: bài thơ nói về hoa gì? Trẻ
trả lời ( Cô mở sile 6 )
-> Khẳng định đó là hoa cúc và cho trẻ quan sát hoa trên
màn hình
Cô nói: hãy kể những điều con biết về hoa cúc?
( Gọi một trẻ nói về hoa cúc)
- Cho 3 tổ quan sát ,trao đổi nhận xét về hoa cúc
- Hoa cúc có màu gì?
- Cuống hoa thế nào?
- Lá ra sao?
- Các con thấy hoa cúc có đẹp không?
-> Cô tóm lại: hoa cúc là một món quà đẹp của chị mùa
xuân đấy.hoa cúc màu vàng có cánh dài và nhỏ,chúng
- Trẻ trả lời
- Một trẻ nói về hoa hồng
- Trẻ quan sát trao đổi về hoa
hồng
- Ngoài màu đỏ hoa hồng còn có
màu trắng,màu vàng,nhung
- Trẻ ngửi và nhận xét
- Trẻ nói theo sự hiểu biết của
trẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận xét về hoa cúc
- Tổ quan sát trao đổi về hoa cúc
xếp lại thành một bông hoa thật là to là đẹp,cuống hoa
màu xanh ngắn xẻ thùy,thường được mọi nhà trang trí
vào ngày tết.ngôi nhà của chúng ta sẽ ấm áp hơn khi có
những vầng mặt trời nhỏ này.
- Chúng mình thấy hoa cúc thường nở vào mùa nào?
-> Ngoài màu vàng còn có hoa cúc màu gì?
Cô khẳng định và khen trẻ
Cô nói: hoa cúc thật là đẹp đúng không nào! Nhưng còn
thật nhiều các loài hoa khác cũng đẹp không kém đâu.
*Cô mở sile 7 Hoa cẩm chướng:
- Con có biết hoa gì đây không?
- Các con thấy bông hoa này có đẹp không?
- Chúng mình có nhận xét gì về hoa cẩm chướng?
(Cho một trẻ nhận xét về hoa cẩm chướng)
- Để xem bạn nói có đúng không chúng mình cùng quan
sát nhé!
- Cánh hoa thế nào?
- Cuống hoa r a sao?
- Hoa có thơm không? Có đẹp không?
-> Cô nói hoa cẩm chướng thường được cắm vào bình
để trang trí. Những bông hoa thật là đẹp.vậy muốn có
những bông hoa đẹp chúng mình phải làm gì?
-> Đúng rồi! nếu cắm hoa thì chúng mình phải thay
nước cho hoa hằng ngày để hoa tươi lâu nhé.khi hoa tàn
thì chúng mình bỏ hoa vào đâu?
-> Chúng mình giỏi lắm! bỏ vào thùng rác là các con đã
góp phần vào việc bảo vệ môi trường rồi đấy.
* Hoa đồng tiền:
Cô nói : chị mùa xuân còn một món quà nữa tặng các
con đấy. Cô mở sile 8 và hỏi trẻ
- Hoa gì đây?
- Hoa đồng tiền có gì đặc biệt không?
( Cho một trẻ nói)
Sau đó cho cả lớp sờ ngửi và nhận xét
-> Đúng rồi! hoa đồng tiền cánh hoa dài,cuống hoa
dài,rỗng không có lá.vì cuống dài rỗng lên khi chúng
mình cắm phải nhẹ nhàng thôi kẻo gẫy nhé.
* Cô mở sile 9,10,11 cho trẻ So sánh:
Cô nói: Chị mùa xuân đã tặng chúng mình những loài
hoa thật đẹp.vậy chúng mình có nhận xét gì về những
loài hoa này?
Hoa hồng><hoa cúc
Giống: cùng có cánh hoa cuống hoa,lá hoa và đều để
trang trí.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ
- Một trẻ nhận xét về hoa cẩm
chướng
- Trẻ quan sát theo nhóm trao
đổi về hoa cúc
- Một trẻ nhận xét
- Cả lớp quan sát trao đổi và
nhận xét
- Trẻ so sánh 2 cặp hoa nói lên
sự giống và khác nhau
Khác: Hoa hồng cánh to mịn,cuống hoa hồng có nhiều
lá
Hoa cúc hoa có nhiều cánh ,nhỏ
Hoa cẩm chướng>< hoa đồng tiền
Giống: đều để trang trí
Khác: Hoa cẩm chướng cánh to cuống hóa cứng,còn hoa
đồng tiền cánh nhỏ dài cuống hoa mềm rỗng lá mọc từ
gốc .
Cô th thấy chúng mình quan sát và nhận xét rất đúng.
->hoa hồng,hoa cẩm chướng,đồng tiền hoa cúc,tuy có
nhiều điểm khác nhau xong đều là những loài hoa
đẹp.đó là những món quà mà chị mua xuân đã ban tặng
cho chúng ta.để tô điểm cho cuộc sống thêm tươi vui ấm
áp. Chúng mình phải biết yêu quí các loài hoa bằng cách
chăm sóc và bảo vệ hoa nhé.
-> Vậy ngoài các loài hoa trên chúng mình còn biết
những loài hoa nào nữa?
( Cho trẻ kể trẻ kể đến đâu cô bấm hoa trên mà hình)
Cô nói qua về tác dụng của hoa sen ngoài tác dụng trang
trí còn có tác dụng chữa bệnh.cô đọc thơ về hoa sen.
* Đàm thoại sau quan sát:
- Chúng mình được chị mùa xuân tặng những hoa gì?
- Các con biết hoa dùng để làm gì không?
-> vậy muốn có hoa đẹp thì phải làm gì?
3. Sile 13 Trò chơi luyện tập:
Trò chơi 1- Thi cắm hoa
- Có những bông hoa rất đẹp mà cô thúy vẫn chưa cắm
được vào bình.cô muốn chúng mình thi đua cấm xem tổ
nào cắm đẹp.các con có đồng ý không?
- Nhưng cô phải có luật chơi để còn biết tổ nào là người
thắng cuộc chứ.
+ Cách chơi :
- Cô chia trẻ làm 2 đội và trẻ lần lượt từng đ ô i bật qua
3 vòng tròn lấy hoa và cắm vào lọ hoa của đội mình
trong thời gian 3 phút
-+Luật chơi:
-Mỗi trẻ lên cắm hoa phải bật qua 3 vòng và chỉ được
lấy 1 bông cắm vào lọ của đội mình khi cắm xong bạn
khác mới được tiếp tục lên chọn cắm.
+ Cho trẻ chơi
-+ Nhận xét sau chơi( trao phần thưởng)
->Giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ hoa
Trò chơi 2: Vẽ hoa mùa xuân:
Cô nói các con ạ sắp đến ngày mồng 8 tháng 3 các con
- Trẻ kể về một số loại hoa mà
trẻ biết
- Đàm thoại cùng cô
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ vẽ
có biết ngày đó là ngày gì không?
-> Đúng rồi! vậy cô muốn chúng mình vẽ lại những
bông hoa mà chúng mình biết để tặng bà,tặng me,tặng
bạn nhân ngày lễ này nhé ( cho trẻ ngồi vẽ cô đến bên
trẻ hỏi trẻ vẽ hoa gì để tặng)
3. Kết thúc: Cho trẻ hát hát bài “Mồng 8 tháng 3”vỗ tay
ra ngoài
- Trẻ hát
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Ngày soạn: 25/2/2010
Ngày giảng: 1/3/2010
Người thực hiện: Vũ Thị Thuý
Đối tượng: MG 5 - 6 tuổi
Hoạt động chính : Hát,vận động bài “ Chú voi con ở bản Đôn”
Nghe hát : “Hoa thơm bướm lượn”
Trò chơi : Nhìn hình đoán tên bài hát
Hoạt động bổ trợ :
- Phát triển thẩm mĩ
- Phát triển vận động
- Phát triển tình cảm xã hội
I) Mục đích yêu cầu:
+ kiÕn thøc:
- Trẻ biết hát rõ lời thể hiện được giai điệu của bài hát. biết vận động bài “chú voi con ở
bản đôn”
- Biết chơi trò chơi
+KÜ n¨ng:
- Trẻ biết hát kết hợp vận động minh họa nhịp nhàng theo lời ca
- Trẻ tạo ra một số động tác minh họa đơn giản,phù hợp với nhịp điệu của bài hát
- Chăm chú nghe cô hát “hoa thơm bướm lượn”
+Gi¸o dôc:
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ động vật quí hiếm
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng, đồ chơi:
- Bài hát,trò chơi ,Máy chiếu, màn hình có nội dung bài dạy
2 Địa điểm:
- Trong lớp
3. Phương pháp:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp thực hành
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô gọi trẻ đến bên cô .yêu cầu trẻ lắng nghe xem đó
là bài hát gì? C ô mở Sile 2 kết hợp cho trẻ nghe bài
hát “Chú voi con ở bản Đôn” nghe xong cô hỏi trẻ:
vừa nghe bài hát gì?
- Đúng rồi !vậy tên nhạc sĩ sáng tác là ai?
- Voi sống ở đâu?
- Voi trong bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên sống ở
đâu?
- Trẻ nghe hát và trò truyện cùng
cô
* Hoạt động 2: Sile 2 Vận động (trọng tâm)
- Đúng rôi!chúng mình hãy hát cùng chú voi con nào.
- Cho trẻ hát lại lần 2 với hình thức nâng cao cô đưa
tay về phía nào thì tổ đó hát.
- Cô nói: chúng mình hát rất hay,để hát hay hơn nữa
chúng mình sẽ làm gì?
(cô cho trẻ kể một số kiểu vận động)
* Dạy vận động:
- Cô hát và vận động minh họa 1 lần
+ Các con vừa xem cô hát và làm gì?
- Để minh họa động tác của bài hát chúng mình vận
động cùng cô nhé.
- Cô vận động cho trẻ vận động minh họa theo cô từ
đầu đến hết bài ( sửa sai cho trẻ )
- Chú voi con được mọi người đưa về sốn ở đâu?
- Chúng mình thấy chú voi con có đáng yêu không?
- Chúng mình cùng hát và vận động thật hay nhé( cho
trẻ hát vận động minh họa 1 lần)
- Mời từng tổ vận động
- Mời một số trẻ lên vận động
- cả lớp vận động.
-> Ngoài động tác cô vừa dạy có bạn nào có cách vận
động khác không?
- (Cô cho trẻ lên thể hiện động tác theo sự sáng tác
riêng của mình 3-4 trẻ)).
- Cho trẻ thảo luận nhóm thống nhất cách vận động
- Cho từng nhóm vận động
- Cô hỏi trẻ :chú voi con ở đâu?
- Đã có ngà chưa ?
- Con có yêu quí chú voi con không?vì sao?
- Mọi người cùng mong chú voi lớn nhanh để làm gì?
* Hoạt động 3: Cô mở Sile 3 - Nghe hát: “Hoa thơm
bướm lượn”
- Cô hát lần 1 , nói tên tác giả
- Gọi trẻ lại trò chuyện về nàn điệu dân ca của quan
họ bắc ninh,mượt mà sâu lắng…
- Cô hát lần 2 ( cho trẻ phụ họa)
-> Chúng mình vừa nghe cô th hát bài gì?
- Khi nghe con cảm thấy thế nào?
* Hoạt động 4: Cô mở sile 4,5,6,7,8 chơi Trò chơi âm
nhạc: “Nhìn hình đoán tên bài hát”
- Cách chơi : cô sẽ chia làm 3 tổ.sau khi quan sát
những hình ảnh trên màn hình, mỗi hình ảnh phản ánh
nội dung của một bài hát.từng tổ cùng thảo luận xem
- Trẻ hát lần 1
- Trẻ hát theo tổ
- Trẻ kể về một số kiểu vận động
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ vừa hát vừa vận động theo
nhịp của bài hát 2 lần
- Trẻ trả lời
- Cả lớp vận động
- Tổ vận động
- Một số trẻ vận động
- Cả lớp vận động
- Trẻ vận động theo ý tưởng của
trẻ
- Trẻ thảo luận động tác vận động
- Từng nhóm vận động
- Đàm thoại về voi con cùng cô
- Trẻ nghe cô hát
- Trò chuyện
Trẻ phụ họa
- Trẻ chú ý lắng nghe
đó là bài hát nào.? Và cử một đại diện nói tên bài hát.
sau khi cô mở, đúng là bài hát đó thì cả lớp cùng hát
.còn sai thì tổ đó phải cò.
- Cho trẻ chơi:
* Cô lần lượt mở từng Sile.
* Sile 5 hình ảnh nội dung bài hát “ Gà trống,Mèo con
và Cún con”
* Sile 6 hình ảnh nội dung bài “ Hoa thơm bướm lượn”
* Sile 7 hình ảnh nội dung bài hát “ thương con Mèo”
* Sile 8 hình ảnh nội dung bài hát “Một con Vịt”
* Hoạt động 5: Nhận xét củng cố,giáo dục:
-> Giáo dục trẻ biết bảo vệ động vật quí hiếm
- Hát “ Chú voi con ở bản đôn” kết thúc tiết học
- Trẻ chơi
- Trẻ hát “chú voi con kết thúc tiết
học
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG MẦM NON YÊN ĐỨC
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP CƠ SỞ
TÊN HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
HÁT VẬN ĐỘNG BÀI: “CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN”
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
NHÓM LỚP: 5 - 6 TUỔI
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN : VŨ THỊ THÚY
Năm học 2009-2010