Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

6 lí do ít biết đến về thất bại doanh nghiệp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.6 KB, 7 trang )

6 lí do ít biết đến về thất bại doanh nghiệp
Hiện nay có quá nhiều bài báo viết về lý do thất bại của các
doanh nghiệp, chủ yếu xoay quanh các vấn đề sau: Thiếu vốn, vị
trí xấu, thiếu cân nhắc kỹ đối với bản kế hoạch kinh doanh, Thực
hiện chưa tốt, quản lí kém, mở rộng quá nhanh, Quảng bá, tiếp
thị chưa đủ, chưa đủ khả năng thích ứng với các thay đổi của thị
trường, chưa duy trì được mức chi phí quản lí thấp, đánh giá thấp
đối thủ cạnh tranh.

Những lí do như thế này đang lan rộng và rõ ràng là gây nên sự
thất bại của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý do để một công ty
thất bại không phải lúc nào cũng rõ ràng như vậy. Sau đây là 6 lý
do ít được biết đến giải thích tại sao một doanh nghiệp có thể thất
bại.
Tại sao người ta ít nói đến những lí do này? Rất đơn giản. Đa
phần, người chủ doanh nghiệp không nhận ra rằng đó là những lí
do đã khiến họ thất bại và các nhà tư vấn thường không hay hỏi
những câu hỏi kiểu mà có thể nhận diện được chúng.
1. Quá tập trung vào lợi ích trước mắt mà quên đi việc xây
dựng giá trị dài hạn:
Đúng là có lợi nhuận rất quan trọng, nhưng không đúng khi kiếm
lợi ngắn hạn trên cơ sở chi phí xây dựng giá trị dài hạn cho
doanh nghiệp và giá trị cả đời của khách hàng.
Ví dụ: Khách hàng đang chấp nhận mua kẹo với giá 400đ và chi
phí sản xuất ra kẹo là 100đ. Nhưng sau khi tính toán, doanh
nghiệp đã giảm chi phí bằng cách tăng các thành phần có chi phí
thấp lên và giảm thành phần có chi phí cao. Điều đó khiến cho
chất lượng của kẹo giảm. Kết quả là khách hàng ít dần đến cửa
hàng và doanh nghiệp đóng cửa.
Như chúng ta thấy ở đây, điều quan trọng là chúng ta thấy được
giá trị cả đời của khách hàng. Kinh doanh thu lời đều đặn còn giá


trị hơn rất nhiều là thu lợi ngắn hạn. Tiết kiệm mấy chục đồng
trên một cái kẹo hôm nay đã tốn cho bạn rất nhiều xét về mặt dài
hạn như ví dụ trên.
2. Cái tôi của doanh nghiệp hay cơ hội kinh doanh:
Nền tảng vững chắc của một doanh nghiệp tốt đó là cơ hội kinh
doanh tốt. Là một chủ doanh nghiệp, bạn cần phải đáp ứng một
nhu cầu của thị trường. Không may là, rất nhiều doanh nghiệp
được bắt đầu chủ yếu để thực hiện một cái tôi nào đó của chủ
doanh nghiệp (hay ít cố gắng, để thỏa mãn một thú vui nào đó
của chủ doanh nghiệp).
Điều này thường xảy ra tại ngành công nghiệp nhà hàng và quán
rượu, ở nơi mà rất nhiều chủ doanh nghiệp mở cửa hàng vì đó là
việc làm rất hay. Những doanh nghiệp kiểu như vậy ít khi thành
công.
3. Những điều làm sao nhãng trong cuộc sống:
Những ý tưởng tốt thường không đến với ta theo đúng thứ tự mà
ta mong muốn. Một người có thể có ý tưởng tốt khi đang lái xe,
hay đang tắm hay đang làm việc ngoài trời. Những lúc thế này
chủ doanh nghiệp thường bỏ qua, không để ý tới việc điều hành
các công việc hàng ngày và để có một tương lai tốt hơn. Đáng
buồn là, có quá nhiều sự việc xảy ra có thể làm gián đoạn cuộc
sống của một người. Ví dụ: ốm đau, nhà có tang, li dị, mâu thuẫn
trong quan hệ, vấn đề nảy sinh với con cái chỉ là số nhỏ trong số
nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng tới suy nghĩ của một người.
Nhiều thử thách cho doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào các ý
tưởng mới, và suy nghĩ sáng tạo. Doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn
thất khi mà khối óc của chủ doanh nghiệp không được sáng
suốt.
4. Thông tin phản hồi kém và nhiều lời nói dối không ác ý:
Con người ai cũng thích có nhiều thời gian với bạn bè và gia

đình.
Nhưng lại rất không may, khi đối với một doanh nghiệp, bạn bè
và người thân trong gia đình lại thường không đưa ra những lời
khuyên tốt nhất. Điều này đặc biệt đúng tại ngày lễ kỷ niệm sinh
nhật hàng năm của doanh nghiệp. Không ai muốn làm bạn chết
đứng, không ai muốn nói với chủ doanh nghiệp rằng ý tưởng của
họ kém, hay cơ sở của họ có mùi hôi, hay bất kỳ điều gì không
tốt. Phần lớn mọi người đều nằm trong hoàn cảnh phải ủng hộ
bạn bè mình và gia đình mình bất kể tình hình thế nào.
Thêm vào đó, không ai muốn là mình sai cả. Thử tưởng tượng
bạn anh có một ý tưởng mà anh cho là rất kém. Anh nói lên suy
nghĩ của mình, nhưng bạn anh cứ tiếp tục theo ý tưởng đó bằng
mọi giá và thành công. Anh nghĩ lúc đó mình thế nào? Không ai
muốn như anh lúc đó cả.
Đó là tại sao anh sẽ hiếm có được lời khuyên trung thực và
khách quan từ bạn bè và người thân trong gia đình. Tuy nhiên,
thường thì bạn bè và người thân là những người đầu tiên mà chủ
doanh nghiệp hỏi ý kiến.
5. Có thể chủ doanh nghiệp chỉ là một người dốt và kém
trong giao tiếp:
Trong thế giới kinh doanh ngày nay, có rất nhiều người xuất
chúng, nhưng cũng có vài người ngu dốt. Và những người ngu
dốt này đôi khi lại bắt đầu mở kinh doanh cho riêng mình.
Trong trường hợp này người ngu dốt là người mà rất nhiều người
không thể làm việc cùng. Có thể đó là vì họ quá hoàn hảo, hay họ
la mắng nhiều, họ đòi hỏi nhiều thứ phải làm theo những cách
nhất định hay họ thường xuyên phàn nàn. Hay họ thích làm phiền
theo các cách khác.
Điều quan trọng là không một ai: người lao động, đối tác, nhà
cung cấp, khách hàng, v.v muốn làm việc với một người như

vậy. Khách hàng sẽ quay mặt đi và người lao động sẽ xin nghỉ
việc. Phần lớn mọi người nghĩ rằng cuộc đời quá ngắn ngủi và
không muốn dành thời gian làm việc với người mà họ không thể
chịu đựng được.
6. Chủ doanh nghiệp chưa bao giờ cố hết sức mình:
Trong phần lớn trường hợp bắt đầu một công việc mới, chủ
doanh nghiệp thường ít khi phải rời bỏ công việc hàng ngày hay
họ tạo ra một kế hoạch dự phòng, hay họ có một công việc khác
trong trường hợp công việc kinh doanh mới thất bại. Trong
trường hợp này, thất bại là một lựạ chọn. Chủ doanh nghiệp đã
có một cái ổ an toàn để ngã vào khi thất bại. Nhưng trong trường
hợp, thất bại không phải là sự lựa chọn, và chủ doanh nghiệp phụ
thuộc vào công việc kinh doanh mới để có cái ăn, ở, cái mặc, thì
doanh nghiệp có cơ hội lớn để thành công.

×