Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

13 nguyên tắc “ khó phá vỡ ” trong văn phòng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.51 KB, 6 trang )

13 nguyên tắc “ khó phá vỡ ” trong văn phòng
Trong văn phòng có những nguyên tắc mà bạn khó có thể
phá vỡ.

1. Mâu thuẫn

Chúng ta ai cũng biết giữ khoảng cách nhất định với cấp trên là
vô cùng quan trọng, nếu không nắm bắt tốt mối quan hệ này
không ít những khó khăn sẽ tìm đến bạn.

2. Phương hướng

Mọi cảm xúc của sếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không khí của
cả văn phòng, do đó sự đồng hướng là một qui luật không thể bỏ
qua.

3. Tình huống dở khóc dở cười

Có nhiều trường hợp có thể không đúng với thực tế, hoặc một vài
đồng nghiệp năng lực thấp kém nhưng khả năng thăng tiến
nhanh chóng khiến bạn không khuất phục, nhưng thực tế là
không thể thay đổi và buộc bạn phải chấp nhận điều đó.

4. Làm thêm giờ

Đến giờ tan ca, nếu sếp vẫn chưa về liệu bạn có đủ dũng cảm
bước ra khỏi phòng làm việc trước sếp. Làm thêm giờ đồng
nghĩa với việc yêu nghề, còn hiệu quả công việc thì bạn không
cần lo lắng. Còn nếu sếp không có mặt mà bạn vẫn chăm chỉ
thêm ca điều đó không mấy ý nghĩa.


5. Thay đổi thái độ

Luôn giữ thái độ thân thiện và ân cần chào hỏi đồng nghiệp và
cấp trên là qui luật bất thành văn với những ai muốn tồn tại trong
văn phòng, điều này quyết định đến sự tồn tại của ban.

6. Bia đỡ đạn cho sếp

Khi sếp bực bội hoặc bị phê bình bạn hãy chuẩn bị tư tưởng đón
nhận sự “ xả hơi ” của sếp. Trong trường hợp này, tốt nhất bạn
hãy chịu đựng và ra vẻ lắng nghe sự trách móc của sếp. Sự tức
giận này cũng sẽ nhanh chóng trôi qua.

7. Sự cạnh tranh

Kinh nghiệm cho thấy, bạn là người có năng lực thì chưa đủ, để
tồn tại và được đồng nghiệp yêu mến, được sếp tín nhiệm bạn
phải là người biết việc và biết tán thưởng người khác. Tuân theo
chế độ chưa đủ, quan trọng hơn là biết nghe lời sếp và chiều
theo ý muốn hợp lí của sếp.

8. Sự năng động

Khi cấp trên có mặt và vắng mặt tại văn phòng là hai không khí
hoàn toàn khác nhau. Không khí đoàn kết, gắn bó, nghiêm túc
không mấy năng động thường xuất hiện khi sếp có mặt. Không
khí này khác hẳn khi sếp vắng mặt.

9. Sự thiếu công bằng


“Kẻ ăn không hết người lần không ra ” có những người công việc
thì gập đầu, người thì không có việc để làm là hiện tượng thường
thấy tại văn phòng. Làm việc nhiều tỉ lệ mắc lỗi cao hơn và
thường xuyên bị trách móc từ sếp. Còn người không hoặc ít làm
việc thường để lại ấn tượng tốt với sếp và đồng nghiệp.

10. Người sếp mới

Sếp mới lên luôn tỏ ra thân thiện và nhiệt tình chào hỏi mọi
người. Nếu bạn cho rằng sếp mới là người dễ tiếp xúc thì bạn đã
nhầm. Sau thời gian tiếp xúc, hình tượng ban đầu của bạn với
sếp sẽ thay đổi hoàn toàn.

11. Nguyên tắc trong mối quan hệ

Có những người cho dù bản thân có năng lực nhưng không có
mối quan hệ hoặc quan hệ không tốt sẽ rất khó được sự chấp
nhận khả năng từ cấp trên. Vì vậy, sự có hay không có năng lực
liên quan trực tiếp đến khả năng tạo dựng quan hệ với cấp trên
và đồng nghiệp.

12. Quan hệ nhân quả

Nói chung, họ là những người không mấy thông thạo trong việc
tạo mối quan hệ với người khác, không mấy quan tâm đến năng
lực bản thân và không muốn tạo dựng hình tượng tốt trước sếp.

13. Chú ý trong giao tiếp

Sự phát ngôn trong văn phòng đặc biệt quan trọng, rất có thể câu

nói của bạn không có ý xác phạm hay ám chỉ một ai đó, nhưng
chúng ta không thể điều khiển được suy nghĩ của người khác, rất
có thể họ cho rằng sự nhận xét của bạn về một vấn đề nào đó
chính là đang phán xét họ, điều này hoàn toàn không có lợi cho
bạn, đặc biệt khi những lời không hay đến tai sếp. Vì vậy, hãy
chú ý đến từng câu nói của bạn và tốt nhất là chỉ nên nói khi điều
đó là cần thiết và không nên để mất lòng bất cứ ai.

×