Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi sếp ''''văng bậy'''' chốn đông người ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.59 KB, 4 trang )

Khi sếp 'văng bậy' chốn đông người

"Mẹ, các anh chị tính toán kiểu gì mà 3 ngày đã tốn hơn trăm triệu, làm thế công
ty đóng cửa sớm à…" là giọng điệu quen thuộc của lãnh đạo một công ty điện
máy tại quận 3, TP HCM, trong nhiều cuộc họp lớn hay nhỏ có hàng trăm nhân
viên






Anh An Nhiên nhớ lại những ngày mới đi làm
đã rất sốc vì sếp thản nhiên văng "nho" đủ loại khi la mắng nhân viên. Nhưng làm cùng
nhau một thời gian, anh mới biết đó là thói quen của sếp. Bởi từ cuộc họp lớn đến nhỏ,
nói chuyện với ít hay đông người, vị lãnh đạo này đều kết thúc câu bằng từ "Mẹ!".

Gắn bó hơn 2 năm với doanh nghiệp, anh phát hiện không chỉ có một, hai lãnh đạo
chuyên nói từ "đệm", mà còn có rất nhiều người dùng các từ "mẹ, đéo, đxx, mẹ kiếp…"
Họ dùng mọi lúc, kể cả khi trao đổi hay truyền đạt với nhân viên, khiến người nghe cảm
thấy khó chịu.

Không chỉ sếp nam, anh Nhiên còn kể tên vanh vách nhiều sếp nữ nổi tiếng hay nói tục,
chửi bậy của công ty anh. Nữ tướng này tên Hoa, là cô em gái của vị lãnh đạo kể trên.
Nàng nói 5 câu thì đã có 4 câu dùng "tiên sư, tổ bố, mẹ kiếp, má", khiến nhiều nhân
viên nam, nữ chỉ biết lắc đầu chào thua cho "công, dung, ngôn, hạnh".

Dù đã ngoài 35 tuổi, có cậu con trai vào tuổi học nói và bắt chước rất nhanh, nhưng
mỗi lần làm việc ở nhà, gọi điện giao việc hay chỉ đạo nhân viên, chị Hoa vẫn dùng từ
tục.


Chồng chị góp ý nhiều lần để con cái không bị ảnh hưởng nhưng không có tác dụng.
Thậm chí, mỗi lần cả gia đình gồm: anh trai, chị, em trai gặp nhau, không khí giao tiếp
trở nên sôi nổi với rất nhiều từ "mẹ, cha, đ…" thường xuyên lặp đi lặp lại.

Nhưng sếp nữ này vẫn còn gọi là "lịch sự" so với mấy nhân vật tầm cỡ ở công ty của
Loan, chuyên về xuất nhập khẩu tại quận Tân Bình. "Các sếp phần lớn là người Bắc,
lời lẽ rất cay độc. Mỗi lần nhân viên làm sai là lôi các từ đay nghiến, chửi mắng thậm tệ
như đã lập trình sẵn trong đầu, chỉ còn mang ra chửi để nâng cao tay nghề", Loan ngán
ngẩm cho biết. Có nhân viên nóng tính thậm chí đã choảng nhau với sếp vì bị lăng mạ.

Nhiều người chuyên nói bậy gặp nhau như "cá gặp nước". Hội sếp của một công ty cơ
khí tại An Bình, quận Tân Phú, TP HCM có cơ hội gặp nhau là y như rằng, diễn tiến câu
chuyện, lời thoại toàn từ ngữ "đường phố". Theo lời chị Tuyết, kế toán công ty, các anh,
các chị lãnh đạo này đua nhau thể hiện sự hiểu biết của mình về ngôn ngữ "chợ trời".
Nhiều khi nhân viên vô tình nghe được, chỉ biết đặt dấu hỏi họ tốt nghiệp trường gì mà
chửi nhau "siêu" đến vậy.

Nói tục đã trở thành thói quen và ăn vào máu của nhiều người và không bỏ được. Anh
Thanh, quận 3, TP HCM nhận xét, đàn ông "văng" vài từ "đệm" khi nói chuyện với nhau
là điều dễ thấy và thường xuyên gặp ở các cuộc chuyện phiếm. "Nhưng dùng với mật
độ dày đặc và cả nơi công sở thì không phù hợp. Nhất là những vị sếp thường xuyên
dùng lời lẽ thiếu tế nhị sẽ khiến nhân viên có cảm giác bị xúc phạm, ức chế và thấy sếp
vô văn hóa và không xứng đáng được tôn trọng", anh nói.

Còn chị Tâm, quận 7, TP HCM nhận xét: "Tôi nghĩ rằng không ai sinh ra đã biết nói bậy.
Ngay từ nhỏ cha mẹ đã dạy con cái học ăn, học nói, học gói, học mở. Không ai dạy cho
con cái nói tục, chửi bậy, dùng từ xấu cả". Cho nên, thói quen xấu này dù nói để nói
cho vui, hài hước thì vẫn là xấu, cần kiên quyết loại bỏ, bởi không ai muốn bị nhồi nhét
vào tai mình những lời lẽ thiếu văn hóa cả.


Chuyên viên tâm lý Ngô Mạnh Đạt, tổng đài 1080 TP HCM chia sẻ: "Thống kê chưa đầy
đủ ở các công sở, hiện tượng sếp chửi bậy đã đạt tới con số hơn 70%. Nhiều nhân
viên còn đùa với nhau rằng việc sếp chửi bậy cũng là một phần không thể thiếu của
văn hóa nơi công sở".

Nguyên nhân của việc sếp phát ngôn ra những từ không đẹp, theo chuyên viên tâm lý
Đạt là vì áp lực công việc quá cao, họ bị ức chế nên buột miệng vài câu nói khó nghe.
Hoặc bản chất các vị sếp đã thích nói bậy từ bé, mặc dù đã trở thành cấp trên nhưng
vẫn không thay đổi được. Cũng có thể nói do thói quen, không ý thức được câu chửi
của mình.

"Nói bậy là hành vi xấu, xã hội khó chấp nhận. Các vị lãnh đạo cũng nên ý thức hơn
trong lời ăn tiếng nói của mình vì lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau", chuyên viên tâm lý này nói.

×