Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

MARKETING - Bài toán "chinh phục trái tim" pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.05 KB, 11 trang )

MARKETING - Bài toán "chinh phục trái tim"
Nếu như mỗi 8X chúng ta đều có một cái tên thì mỗi sản phẩm
cũng có một tên gọi của nó. Nhưng không chỉ đơn thuần là tên
gọi, thương hiệu còn hàm chứa cả tính cách và giá trị như một
con người thật sự. Một sản phẩm không có tính cách xem như
không có thương hiệu. Chỉ khi một nhóm đối tượng nào đấy bắt
đầu “kết mô-đen” với sản phẩm, thương hiệu của nó mới thật sự
hình thành.

Sáng thứ hai. Bạn uể oải thức dậy. Nhức đầu. Sổ mũi. Chắc do
dầm mưa tối qua. Bố đưa thuốc, bạn lắc đầu: “Con chỉ uống
Panadol viên sủi thôi, cái đấy mới tác dụng nhanh”.

Trưa. Sợ nắng bạn đón taxi về nhà cho khỏe. Một chiếc trờ tới,
bạn lắc đầu. Chiếc thứ hai cũng thế. Đến khi một chiếc Vinataxi
dừng lại, bạn mới chịu bước lên.

Chiều. Biết bạn đang bệnh, mẹ nấu cháo hơi lạt. Bạn càu nhàu:
“Sao mẹ không cho thêm Knorr vào…”

Tối. Thím Hai tạp hóa bạn hàng của mẹ ghé thăm. Nghe bạn bị
bệnh, thím Hai bảo mai sẽ mang mấy lốc sữa sang cho bạn tẩm
bổ. Bạn vọt miệng “Con chỉ uống Yomost thôi…”

Thế đấy, cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta chẳng hiểu tự
bao giờ đã gắn liền với tên tuổi của những thương hiệu. Chúng
như những người bạn đồng hành đáng tin tưởng và yêu quý của
mỗi chúng ta. Như vậy, thật ra những thương hiệu ấy đã bắt đầu
“chinh phục trái tim” chúng ta như thế nào?

1. Thương hiệu – Không chỉ là “danh xưng” của sản phẩm



Nếu như mỗi 8X chúng ta đều có một cái tên thì mỗi sản phẩm
cũng có một tên gọi của nó. Nhưng không chỉ đơn thuần là tên
gọi, thương hiệu còn hàm chứa cả tính cách và giá trị như một
con người thật sự. Một sản phẩm không có tính cách xem như
không có thương hiệu. Chỉ khi một nhóm đối tượng nào đấy bắt
đầu “kết mô-đen” với sản phẩm, thương hiệu của nó mới thật sự
hình thành. Đơn giản chỉ vì thương hiệu không nằm trong sản
phẩm, nơi cư trú của nó chính là trái tim của người tiêu dùng. Việt
Nam có thể là một cái tên hết sức bình thường với một người dân
bình thường ở châu Phi, nhưng đối với những người “khoái khẩu”
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, đây là một cái tên đem lại cho
họ rất nhiều sự thán phục và tin tưởng.

2. Marketing - Chặng đường “chinh phục trái tim”

Không phải một sớm một chiều mà thương hiệu có thể trở thành
người bạn đồng hành thân thiết với người tiêu dùng. Để hai
người bạn trở nên thân thiết với nhau hơn, họ cần phải hiểu
nhau, trò chuyện với nhau, hay ít nhất cũng gặp nhau thường
xuyên hơn. Để thân thiết với bạn hơn, các thương hiệu vẫn đang
cố gắng hiểu bạn, trò chuyện cùng bạn và tìm đủ mọi cách để
xuất hiện trong mắt bạn nhiều hơn. Bạn bật tivi, thương hiệu chào
bạn bằng đoạn quảng cáo sinh động. Bạn xem báo, thương hiệu
nói với bạn bằng trang quảng cáo rất hấp dẫn. Bạn bước chân ra
đường, thương hiệu đã đợi sẵn trên các pa-nô quảng cáo ngoài
trời đầy ấn tượng. Một ngày nào đấy, bạn bỗng dưng có cảm giác
mình giống như một cô gái xuân thì đang được một anh chàng
nào đấy theo đuổi có nghĩa là bạn đã trở thành đối tượng mục
tiêu của một thương hiệu nào đấy. Khi bạn đọc bài viết này, tôi tin

chắc rằng xung quanh bạn đang có rất nhiều “anh chàng” như
vậy săn đón và sẵn sàng làm vui lòng bạn.

Chặng đường “chinh phục trái tim” người tiêu dùng của một
thương hiệu cũng không dễ dàng hơn chút nào so với việc “chinh
phục trái tim” của một cô gái dễ thương (và đôi khi còn rất đỏng
đảnh) đâu, bạn ạ! Nhưng nếu Marketing có thể giúp thương hiệu
đi vào tâm trí khách hàng, nó cũng có thể giúp bạn đi vào trái tim
của “đối tượng”. Nói nôm na, có thể gọi Marketing chính là chặng
đường “chinh phục trái tim”.

3. 8X có khả năng “làm Marketing” không?

Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu với sản phẩm thì
miễn bàn, nhưng còn về con người, 8X chúng ta có cần “làm
Marketing” chăng? Hãy khoan trả lời câu hỏi này, thay vào đấy,
hãy cố nhớ xem bạn đã từng cố gắng hiểu một ai đấy để làm họ
vui lòng chưa. Có thể là lúc bạn thuyết phục bố mẹ cho bạn đi
cắm trại với trường, có thể là khi bạn thủ thỉ để “người ấy” đồng ý
đi dạo phố cùng bạn. Có phải lúc đấy bạn đã “vắt óc” tìm xem
quan điểm, thói quen người nghe là gì để đưa ra những lý do phù
hợp nhất. Bố mẹ thích mình gặp gỡ những anh chị lớp trên giỏi
trong học tập, xông xáo trong phong trào, vậy phải cố gắng nhờ
một anh chị nào đấy ở Câu lạc bộ Khoa học trong Đoàn trường
đến nhà xin giúp. “Người ta” thích nhất là ăn kem và nghe nhạc
Trịnh Công Sơn, vậy nhất định phải đưa một quán kem chuyên
mở nhạc Trịnh Công Sơn vào “lộ trình” dạo phố. Bạn có thường
làm được những chuyện mà bạn bè của bạn ai cũng bảo là khó
khăn một cách “ngon ơ” như vậy không? Nếu câu trả lời là có, tôi
dám tin chắc rằng bạn là một “marketer” nghiệp dư thực thụ rồi

đấy.

Để bạn đừng bảo tôi đang tâng bốc bạn, tôi xin phép trích dẫn
nguyên văn định nghĩa về Marketing từ sách giáo khoa:
“Marketing là một quá trình đối thoại với những nhóm đối tượng
khách hàng riêng biệt đang cần bạn hiểu một cách cặn kẽ và là
những người mà bạn phải đưa ra một lợi thế khác biệt hẳn với
đối thủ cạnh tranh nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của
họ, qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn”. Bạn
phải tìm hiểu phụ huynh cần điều gì, qua đó bạn chứng tỏ việc đi
cắm trại ích lợi hơn việc ở nhà thế nào để cuối cùng xin được
“giấy thông hành”. Ở trường hợp còn lại, đối tượng lúc này là
“người ấy” và bạn phải làm sao để người ta cảm thấy đi dạo phố
với bạn sẽ thú vị hơn ở nhà hoặc đi cùng với một “người thứ ba”
nào đấy.

Nếu trước khi đọc bài viết này bạn chưa biết “tí xíu” kiến thức
Marketing nào mà vẫn có thể “làm Marketing” một cách “bài bản”
như vậy, chứng tỏ tôi không khoác lác gì về bạn phải không nào?

4. Marketing giữa đời thường

Marketing tuy mới xuất hiện một cách rầm rộ trong thời gian gần
đây, nhưng “khái niệm” này bây giờ dường như cũng chẳng còn
mấy xa lạ đối với các bạn trẻ 8X chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta
mới chỉ “có nghe nói” hay đã thật sự “cảm” được vấn đề “nóng
hổi” này.

Không chỉ riêng gì 8X chúng ta đâu, ngay cả đến các anh các chú
hiện đang làm chủ các doanh nghiệp đôi khi cũng “quay mòng

mòng” với vấn đề này. Các phương tiện truyền thông hiện nay nói
rất nhiều về Marketing, nhưng những điều họ đang nói dường
như còn quá mông lung và xa vời thực tế. Những chương trình
khuyến mãi rầm rộ hàng tỉ đồng, những đoạn phim quảng cáo
hàng triệu USD cho vỏn vẹn có vài phút, hay những thương hiệu
trị giá hàng tỉ USD vô tình đã khiến cho Marketing trở thành một
điều gì đấy rất cao sang và xa xỉ đối với đại đa số mọi người.
Người ta nhìn Marketing với ánh mắt e dè và ngần ngại, mà có
mấy ai biết rằng, Marketing cũng rất đỗi “bình dị” mà thôi. Nói một
cách đơn giản, nó chính là “bảng tổng kết” của tất cả những cảm
nhận thông thường xảy ra trong cuộc sống cuộc sống hàng ngày
của mỗi chúng ta.

Bên cạnh đấy, bạn có thể xem Marketing giống như một công cụ
đắc lực giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp hàng ngày. Để nâng cao
hiệu quả giao tiếp, bạn cần hiểu đối tượng “người nghe” của
mình cần gì và cần như thế nào. Marketing sẽ giúp bạn làm điều
này. Sau khi biết được “khẩu vị” của họ, bạn cần phải chế biến
“món ăn” thế nào hợp với nhu cầu của “thực khách”. Marketing sẽ
cho bạn câu trả lời xác đáng. Bất cứ ai cũng cần giao tiếp. Vậy thì
Marketing không là “món ăn” xa xỉ với bất kỳ ai cả. Thế thì từ hôm
nay, khi nghe nhắc đến Marketing, chẳng có gì khiến bạn phải
“lắc đầu le lưỡi” cả. Nếu vậy, tại sao bạn không bắt đầu tìm hiểu
và áp dụng Marketing để xây dựng “thương hiệu” cho chính mình
ngay hôm nay nhỉ?

5. Thay lời kết

Tôi sẽ không giới thiệu thêm gì về Marketing nữa mà sẽ kể cho
các bạn nghe một câu chuyện thay cho lời kết. “Có một cô bé tên

Th. đã học đến lớp 12 mà phụ huynh nhất định không cho cô con
gái “út cưng” của mình đi đâu với bạn bè, trường lớp gì cả, đi học
chính khóa, học thêm đều đích thân đưa đón, có đi đâu với bạn
bè cũng phải về nhà trước 8 giờ. Cô bé càng phản đối, phụ
huynh càng tỏ vẻ cứng rắn”. Bây giờ Th. đang bắt đầu năm nhất
ở Đại học và hè vừa rồi cô bé được bố mẹ cho đi cùng với bạn ra
Huế chơi suốt 1 tuần lễ. Vậy cô bé đã “làm Marketing” như thế
nào để có được kết quả này đây?

“Đầu tiên, Th. nhận thấy rằng, bố mẹ không cho cô bé chơi với
bạn bè một phần là vì bố mẹ sợ Th. giao du với bạn xấu, một
phần là vì bố mẹ chẳng biết bạn bè Th. là ai cả. Vì vậy, Th. quyết
định phải “tái định vị” hình ảnh về bạn bè mình trong mắt của phụ
huynh. Thế là, có chuyện gì ở trường Th. đều kể với bố mẹ, bạn
A. được tuyên dương giúp bạn vượt khó thế này, bạn B. được
khen thưởng học giỏi thế kia. Những hoạt động ngoại khóa cùng
những anh chị “thủ lĩnh học sinh” năng động, giỏi giang thế nào
về nhà Th. đều kể lại. Có dịp, Th. mời các bạn “nổi tiếng” ngoan
hiền và có thành tích học tập “sếp sòng” về nhà chơi và giới thiệu
với bố mẹ. Sản phẩm tốt thì “sampling” là cách làm hiệu quả nhất
để mọi người thích nó. Th. còn tích cực “vận động hành lang” cô
dì, cậu mợ, đặc biệt là anh Hai đang du học ở nước ngoài khuyến
khích bố mẹ cho Th. tham gia các hoạt động xã hội. Bố mẹ lúc
đầu cũng còn nghi ngại, dần dần cũng bớt xét nét bởi thấy “bạn
bè con bé đến nhà chơi trông cũng ngoan ngoãn, hiền lành, họp
phụ huynh cũng nghe cô giáo tuyên dương mấy cháu này học tốt,
lại biết giúp bạn cùng tiến”. Thêm anh Hai thỉnh thoảng lại “to
nhỏ” với bố mẹ “bé Th. nó lớn rồi cũng nên tiếp xúc với bạn bè để
học hỏi lẫn nhau, nhà mình có muốn giữ cũng chẳng giữ nó mãi
được”. Thế rồi đến Tết Nguyên Đán, nhà trường tổ chức đi tham

quan Đà Lạt. Th. run run cầm tờ giấy xin phép về trình bố mẹ,
không quên kể thêm vài nhân vật “xuất chúng” trong lớp sẽ đi
cùng. Bố còn ngần ngừ, mẹ đã gật đầu cái “rụp”. Vui quá sức
tưởng tượng! Lần đầu tiên Th. được đi tham quan với lớp. Quá
trình “tái định vị” coi như thành công bước đầu.”

Câu chuyện xem như kết thúc có hậu. Bạn Th. đã “xài” được
chiếc “chìa khóa vàng” mang tên Marketing một cách sáng tạo và
hiệu quả để giải quyết bài toán “chinh phục trái tim” bố mẹ mình
như vậy đấy. Còn bạn thì sao?

×