Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bệnh Đái tháo đường type 1 (Kỳ 2) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.44 KB, 5 trang )

Bệnh Đái tháo đường type 1
(Kỳ 2)
CHĂM SÓC CHÂN
Bệnh đái tháo đường gây tổn thương các mạch máu và thần kinh. Điều này
có thể làm giảm khả năng cảm nhận đau và áp lực lên chân. Bệnh nhân có thể
không nhận thấy một bàn chân bị thương tích nặng cho đến khi bị nhiễm trùng
nặng
Bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể,
làm giảm khả năng chống nhiễm trùng. Nhiễm trùng nhỏ có thể nhanh chóng tiến
đến hoại tử da và mô. Đoạn chi có thể là cần thiết.
Để phòng ngừa tổn thương ở bàn chân, nên có thói quen kiểm tra và chăm
sóc bàn chân của bạn hàng ngày. Xem: Chăm sóc bàn chân Đái tháo đường
Điều trị hạ đường huyết
Đường huyết thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra do
tiêm quá nhiều insulin, tập thể dục quá nhiều, hoặc ăn quá ít thức ăn. Hạ đường
huyết thường gặp ở bệnh nhân Đái tháo đường đang điều trị.
Triệu chứng thường xuất hiện khi lượng đường trong máu giãm dưới
70mg/dl .Triệu chứng:
 Nhức đầu
 Đói
 Căng thẳng
 Run tay
 Đổ mồ hôi
 Yếu mệt
 Nhìn mờ
Nếu những triệu chứng này xảy bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu.
Nếu đường huyết thấp, ăn uống gì đó có chứa đường: nước trái cây, vài muỗng
đường, một ly sữa hoặc nước ngọt.
Sau khi các triệu chứng hết, bạn nên ăn thêm thức ăn khác.
Nếu bị hạ đường huyết nặng hơn nên được điều trị tại bệnh viện
Điều trị nhiễm ketone máu


Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao
trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác của năng lượng và sử dụng chất
béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá
trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra
nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)
Các triệu chứng cảnh báo nhiễm cetone acid ,bao gồm:
* Thở nhanh, sâu
* Da và miệng khô
* Bừng mặt
* Hơi thở có mùi trái cây
* Buồn nôn hay nôn mửa
* Đau dạ dày
Nếu những triệu chứng này xảy ra, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu
ngay lập tức. Nếu không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm
chí tử vong.
Các biến chứng Đái tháo đường type 1
Biến chứng cấp: bao gồm:
* Hạ đường huyết
* Nhiễm cetone acid
Biến chứng lâu dài: bao gồm:
* Rối loạn cương dương
* Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc,
Glaucoma, và đuc thủy tinh thể.
* Biến chứng ở chân
* Nhiễm trùng của da,tiết niệu và sinh dục ở nữ
* Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
* Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
* Tai biến mạch máu não
* Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quị
Sống chung với bệnh Đái tháo đường type 1

Trẻ em bị bệnh đái tháo đường type 1 phải chú ý đến những thức ăn và
những việc phải làm hơn trẻ không có bệnh Đái tháo đường. Họ cần phải:
* Kiểm tra lượng đường trong máu của họ thường xuyên
* Tiêm Insulin, hoặc sử dụng một bơm insulin
* Làm theo một kế hoạch ăn uống lành mạnh để có thể giữ lượng đường
trong máu trong mức kiểm soát và phát triển bình thường
* Tập thể dục thường xuyên
* Khám bác sỹ thường xuyên .
Viết bởi Bs.Ngô Thế Phi | 02 Tháng 10 2009



×