Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

pr – niềm đam mê của người năng động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.81 KB, 3 trang )

PR – Niềm đam mê của người năng động
Bài học về thương hiệu khi hợp tác làm ăn với nước ngoài đã khiến các doanh
nghiệp Việt Nam nhận thức được vai trò của PR trong việc xây dựng và quảng bá
hình ảnh.
Nghề của những người năng động
Là sinh viên ngành kinh tế thương mại, ngay từ năm thứ 3, Mai Lan đã làm quen
với nghề PR một cách tình cờ. Lan kể: “Ban đầu công ty yêu cầu em soạn một bản
thông cáo báo chí cho buổi họp báo, sau dần quen việc, em được giao làm nhiều
công việc liên quan đến sự quảng bá hình ảnh của công ty. Từ đó bước chân vào
nghề lúc nào không hay”.
Những năm gần đây, PR luôn nằm trong top những nghề được giới trẻ lựa chọn.
Điều này hoàn toàn có lý bởi nghề này có những đòi hỏi khắt khe, trước tiên phải
năng động, giàu trí sáng tạo, ứng phó tình huống nhanh, biết mở rộng và giữ gìn
mối quan hệ.
Lan nhấn mạnh: “Tạo dựng được một mối quan hệ đã khó, giữ gìn nó lại càng khó
hơn. Bởi chỉ cần một lần phật ý “thượng đế”, bạn sẽ không có cơ hội mời họ lần
hai. Đặc biệt, phải tự rèn cho mình kỹ năng làm việc nhóm thật nhuần nhuyễn, vì
muốn làm PR tốt, bạn cần một tập thể thống nhất từ ý tưởng, cách triển khai đến
phân công công việc…”.
Khác với Lan, Hoàng Minh Nguyên vốn là dân làm báo, nhưng dần dần cũng
“chuyển sang làm PR lúc nào chẳng hay”. “Ban đầu là do mối quan hệ trong nghề
nhiều nên tôi nhận giúp một người bạn mới vào nghề PR” – Nguyên tâm sự – “Sau
dần, bị chính sự năng động thú vị của nghề này cuốn hút nên quyết định chuyển
hướng luôn. Công việc của tôi là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty,
triển khai hành động, xem xét các nguy cơ có thể xảy ra từ một hoạt động nào đó,
tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty… Trong quá trình
làm việc, chúng tôi luôn nhận thức rõ rằng xây dựng và cải thiện các mối quan hệ
là một phần quan trọng trong công việc của mình”. Có lẽ chính vì những nguyên
nhân trên mà hầu hết các bạn trẻ hiện nay coi PR là nghề “hot” nhất hiện nay.
Không đơn giản chỉ là qua hệ công chúng
Hầu hết các bạn trẻ làm PR đều cảm thấy một phần khó khăn khi tiến hành công


việc là do doanh nghiệp chưa thực sự hiểu và đánh giá đúng công việc PR. Bùi
Mai Thuỷ (Công ty ReCentury – Hà Nội) cho rằng: “Chính bởi sự mơ hồ về khái
niệm công việc PR nên ở nhiều nơi việc sử dụng nguồn lực PR không hiệu quả:
nhiều doanh nghiệp nhỏ điều động nhân lực PR làm cả những việc như marketing,
phong trào và đôi khi cả những công việc hành chính. Còn tại các doanh nghiệp
lớn lại có những tác động mạnh và liên tục đến người làm PR khiến cho họ không
có nhiều sự chủ động trong công việc”.
Theo Mai Thủy, khi trao đổi với bạn bè cùng làm nghề, cô được biết, ở rất nhiều
doanh nghiệp, người ta vẫn nghĩ PR chỉ là viết các thông cáo báo chí và quan hệ
với báo chí. Hay nơi này nơi khác lại xếp PR vào bộ phận quảng cáo. “Thực ra,
hàng ngày tại công ty, tôi có rất nhiều việc phải làm. Công ty thành lập không lâu,
hiện tại đang muốn khẳng định và đẩy mạnh thương hiệu nên phải tiến hành nhiều
việc cả PR đối ngoại và PR nội bộ. PR đối ngoại bao gồm quan hệ với các báo, tạp
chí; viết bài giới thiệu về công ty; làm các ấn phẩm giới thiệu công ty. PR nội bộ
gồm các hoạt động nhằm gắn kết mọi thành viên công ty; trong đó có việc làm
một tờ nội san hàng tháng. Ngoài ra còn rất nhiều những việc không tên khác”.
Quang Huy, PR cho Công ty Thế giới ảo (CyberWorld Corporation- TP. Hồ Chí
Minh) cho biết, một phần công việc của anh là phải nghiên cứu về các đối thủ
cạnh tranh để có cái nhìn rõ hơn về tình hình cũng như mường tượng được các
hoạt động sắp tới của họ.
Tất cả những công việc đó cho thấy muốn làm nghề PR, bạn phải có năng lực giao
tiếp tốt, khả năng ứng xử khéo léo và nhất thiết phải biết ngoại ngữ. Ngoài ra, còn
phải là người kiên nhẫn và có khả năng chịu áp lực cao, vì công việc không phải
khi nào cũng suôn sẻ như mong muốn mà thường biến thiên muôn hình vạn trạng.
Đội ngũ làm PR ngày một đông thêm. Nhưng cho đến nay, hầu hết họ đều đến với
nghề này do có lòng yêu thích và tự học chứ ít người được đào tạo một cách bài
bản. Quang Huy cho rằng: “Điểm yếu lớn nhất của đại đa số những người làm PR
hiện nay là họ không được đào tạo một cách cơ bản. Kiến thức có được chủ yếu là
do tự nhặt được hay qua kinh nghiệm thực tế”. Trong thời gian gần đây, cũng có
một số nơi tổ chức những khóa học về PR tuy nhiên đây mới chỉ mang tính giới

thiệu, chưa chuyên sâu. Bởi vậy, mong muốn của những người làm nghề là có cơ
hội học hỏi nhiều hơn để làm việc một cách chuyên nghiệp.

×