Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tham luận XD trường văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.23 KB, 3 trang )

THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC
CÓ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TỐT
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị ! Được sự phân công
của Ban tổ chức, đơn vị Trường TH Thị trấn Mường Ảng lên tham luận về công tác
xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt. Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi
tới các quý vị đại biểu, và toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành
đạt! Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp !
Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể Hội nghị !
Từ tháng 5/1995 UBTƯ MTTQ Việt Nam đã phát động Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” và sau này là ''Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư''. Cuộc vận động này ra đời
từ việc thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “lấy sức dân để xây dựng cuộc
sống cho dân”, nhận thức rõ vị trí và tầm quan trọng của địa bàn khu dân cư trong
việc triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Hưởng ứng cuộc vận động này, các trường học trên địa bàn huyện
nói chung, trường TH Thị trấn Mường Ảng nói riêng. Hàng năm đều chú trọng và
tích cực phấn đấu theo các tiêu chí của cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Là một
đơn vị trường nằm ở trung tâm của huyện, có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng
cũng có không ít những khó khăn. BCH công đoàn, BGH nhà trường, toàn thể
CBGV-CNV và học sinh đã nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của mình
trong việc xây dựng nhà trường theo các tiêu chí của trường học có đời sống văn
hóa. Với ý chí quyết tâm đó, nhiều năm qua trường Tiểu học Thị trấn Mường Ảng
luôn có đội ngũ đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần thi đua vì sự
phát triển của nhà trường. Do vậy, năm 2002 nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia
mức độ 1 và là trường đầu tiên đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
trên địa bàn huyện. Chất lượng đội ngũ không ngừng được nâng lên, tỷ lệ giáo viên
đạt trình độ CĐ, ĐH, giáo viên dạy giỏi huyện, tỉnh tăng. Chất lượng học sinh luôn
dẫn đầu toàn huyện, hàng năm 100% học sinh cuối cấp HTCTTH, chuyển lớp
100%. Vì thế trung bình mỗi năm có đến 1/3 học sinh từ các xã lân cận đến nhập
học trái tuyến. Danh hiệu LĐTT, CSTĐCS các cấp tăng. Các tổ chuyên môn liên
tục đạt tập thể LĐTT. Nhà trường liên tục được UBND tỉnh tặng bằng khen, năm


học 06-07 được UBND tỉnh tặng cờ thi đua, năm học 07-08 được Thủ tướng Chính
phủ tặng bằng khen, năm học 08-09 được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen. Năm học
2009-1010, bước đầu đã đạt những thành tích quan trọng đề nghị Nhà nước tặng
thưởng Huân chương Lao động hạng ba. Công đoàn liên tục được LĐLĐ tỉnh tặng
bằng khen, năm học 06-07 được LĐLĐ tỉnh tặng cờ thi đua. Đời sống kinh tế của
CBGV-CNV ổn định từ mức khá trở lên, không có hộ đói nghèo. Gia đình CBGV-
CNV hàng năm đều được công nhận là gia đình văn hóa. Không có thành viên nào
vi phạm quy chế, hay mắc tệ nạn xã hội Từ năm 2002 đến nay, nhà trường liên
tục được UBND huyện công nhận là trường học có đời sống văn hóa tốt.
Kính thưa toàn thể Hội nghị !
Với những thành tích mà nhà trường đã đạt được trong quá trình phấn đấu
xây dựng trường học có đời sống văn hóa. Đại diện cho đơn vị trường Tiểu học Thị
1
trấn Mường Ảng, về dự với hội nghị hôm nay, tôi xin nêu ra một số biện pháp về
công tác xây dựng trường học có đời sống văn hóa như sau:
1. Nhà trường cần chú trọng nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBGV-CNV
và học sinh về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư”. Bằng việc tổ chức triển khai, nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp
trên (đặc biệt là các tiêu chí của trường học có đời sống văn hóa), thông qua các
cuộc họp hội đồng, các buổi sinh hoạt Công đoàn, Đoàn, Đội để mỗi cá nhân đều
thấy được ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng của cuộc vận động. Từng bước nâng
cao tinh thần trách nhiệm, lòng say mê nghề nghiệp, sự hy sinh vì lợi ích tập thể
trong mỗi cá nhân. Đồng thời qua đó phát huy tinh thần dân chủ, tập trung trí tuệ
của mọi cá nhân vào cuộc vận động, biến mỗi cá nhân thành những thành viên tích
cực trong công tác tuyên truyền thực hiện cuộc vận động này.
2. Thành lập BCĐ cuộc vận động “Xây dựng trường học có đời sống văn
hóa” và kiện toàn hàng năm gồm BGH, BCHCĐ, trưởng các, đoàn thể. Đồng thời
phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên trong từng năm học để tổ chức, chỉ
đạo quá trình thực hiện cuộc vận động.
3. Tổ chức cho Ban chỉ đạo, các tổ trưởng chuyên môn, những thành viên

tích cực thảo luận, phân tích - đánh giá thực trạng của nhà trường so với các tiêu
chí cần đạt của trường học có đời sống văn hóa một cách khách quan để thấy được
những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục và những thiếu sót cần bổ
sung. Xây dựng Qui ước trường học có đời sống văn hóa với các quy định cụ thể
như: việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn; việc tham gia bảo vệ cơ sở vật chất,
bảo vệ nhà trường; việc ăn mặc, ứng xử với đồng chí, đồng nghiệp, hàng xóm láng
giềng nơi cư trú; cấm không được tham gia các hoạt động gây mất trật tự, tiếp tay
cho bọn phản động; nêu cao tinh thần tích cực học tập nâng cao phẩm chất chính
trị, chuyên môn nghiệp vụ để toàn thể CBGV-CNV cùng thực hiện. Đưa ra định
hướng, thống nhất kế hoạch thực hiện cuộc vận động trong từng tháng, kỳ, năm và
dài hạn phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường.
4. Tổ chức lễ phát động, thông qua Qui ước và triển khai kế hoạch thực hiện
cuộc vận động trước toàn trường để cho toàn thể CBGV-CNV và học sinh thấy
được sự nghiêm túc trong việc thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên và tinh thần hưởng
ứng cuộc vận động của nhà trường. Từ đó thúc đẩy các phong trào thi đua của
Chính quyền, Công đoàn, Đoàn, Đội trong nhà trường, từ việc đăng ký phấn đấu
các danh hiệu thi đua của cá nhân, tập thể đến việc thực hiện các phong trào thi đua
như Dạy tốt – Học tốt; Giữ vở sạch – Viết chữ đẹp; Đôi bạn cùng tiến; Nói lời hay
– Làm việc tốt; Tích cực làm và sử dụng đồ dùng dạy học; Đấu tranh phòng, chống
các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường; Tham gia các phong trào từ thiện trong
năm; Tích cực trong các cuộc vận động và phong trào khác do ngành và các cấp
phát động.
5. Thường xuyên tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về
việc tăng cường cơ sở vật chất, vận động học sinh ra trường ra lớp và đẩy mạnh
phong trào khuyến học trong từng gia đình, khối dân cư và các nhà trường; chú
trọng công tác xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực từ những nhà hảo tâm;
2
tham khảo những ý tưởng tích cực của những cá nhân tâm huyết với giáo dục để
xây dựng phong trào giáo dục ở địa phương.

6. Phát huy vai trò của Hội phụ huynh học sinh trong công tác tuyên truyền
vận động quần chúng nhân dân quan tâm đến giáo dục, đến nhà trường. Tôn trọng
và lắng nghe ý kiến trao đổi của phụ huynh trong công tác quản lý, giáo dục học
sinh, xây dựng các phong trào thi đua trong nhà trường. Đặc biệt là cùng với phụ
huynh học sinh đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng để khuyến khích CBGV
thi đua dạy tốt, HS thi đua học tốt. Đồng thời có ý thức tham gia xây dựng và bảo
vệ nhà trường.
7. Thường xuyên vận động CBGV-CNV luôn có ý chí phấn đấu vươn lên
đáp ứng yêu cầu của xã hội và sự phát triển của khoa học – công nghệ. Đồng thời
tạo điều kiện thuận lợi để họ được tham gia các khóa học nâng cao trình độ lý luận
chính trị, chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài ra tổ chức các chuyên đề đổi mới phương
pháp giảng dạy, thi làm đồ dùng dạy học để CBGV có môi trường được trao đổi,
học hỏi lẫn nhau, thể hiện năng lực vốn có và phát huy sự sáng tạo của mình.
8. Coi trọng và thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở,
tư vấn cho những thành viên còn lúng túng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
đồng thời có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời về kế hoạch cho phù hợp với tình
hình của trường và địa phương. Sau từng tháng BCĐ có những đánh giá cụ thể,
trên cơ sở đó đề ra kế hoạch sát thực để tháng sau thực hiện có kết quả tốt hơn.
Cuối mỗi kỳ và cuối năm học cần sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng
những cá nhân, đoàn thể có thành tích cao trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
và tích cực trong cuộc vận động “Xây dựng trường học có đời sống văn hóa” mà
nhà trường phát động.
Trên đây là một số biện pháp mà nhà trường đã thực hiện và có kết quả tốt,
nhưng chưa hẳn những biện pháp này đã hoàn toàn phù hợp với các đơn vị khác.
Kính mong Hội nghị cùng trao đổi, bổ sung để bản tham luận này thiết thực hơn
với với các đơn vị trường của huyện nhà.
Cuối cùng trước khi dừng lời một lần nữa xin được kính chúc các quý vị đại
biểu và toàn thể Hội nghị mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công !

3

×