Báo cáo chuyên đề
Chuyên đề 1:Môi trường văn hoá,môi trường chính trị,pháp luật trong kinh doanh quốc tế.
Trong xu hướng toàn cầu hoá,một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường
quốc tế phải đối mặt với vô số những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
Trong những yếu tố đó văn hoá, chính trị và luật pháp là những vấn đề đáng quan
tâm . Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong kinh doanh quốc tế phụ
thuộc phần lớn vào doanh nghiệp có am hiểu về văn hoá hay các chính sách, các luật
lệ của nước sở tại hay không. Cho dù doanh nghiệp đóng ở đâu cũng bị ảnh hưởng
của nền văn hoá quốc gia và hệ thống luật pháp,các chính sách của chính phủ nước
đó. Vì vậy,ta phải có những hiểu biết rõ ràng về môi trường văn hoá,chính trị,pháp
luật trong kinh doanh quốc tế trước khi tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm
giảm bớt những rủi ro gặp phải.
Kinh doanh quốc tế luôn tiền ẩn nhiều rủi ro.
1,Môi trường văn hoá:
Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải đối mặt với việc đưa ra quyết
định có liên quan đến tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Việc này sẽ có liên quan đến việc
điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương .
Vậy văn hoá là gì? Và vì sao phải cần thiết nghiên cứu văn hoá địa phương?
Trước khi giải quyết vấn đề này ta hãy đến với câu chuyện của Disney tại Pháp.
Cho tới năm 1992 Walt Disney Company luôn thành công với các công viên chủ đề
Disneyland ở Anaheim, California (1955), ở Florida (1970) và ở Tokyo (1983). Sau thành
công ở Tokyo, năm 1986 những người điều hành Disney nhắm tới Paris, trung tâm văn hóa
và lối sống châu Âu. Khi mới nghe phong phanh ý định mở một công viên chủ đề khác của
Disney, hơn 200 địa phương trên toàn thế giới đã đề nghị Disney đặt công viên tại thành
phố quê hương mình. Paris đã được chọn vì hơn 17 triệu dân châu Âu sống trong vòng bán
kính hai giờ xe hơi tới Paris, 310 triệu người khác có thể bay tới đó trong quãng thời gian
đó trở xuống. Hơn nữa, chính phủ Pháp đã lôi kéo Disney bằng đủ mọi biện pháp khuyến
khích với tổng giá trị hơn 1 tỷ USD vì hy vọng rằng dự án sẽ tạo ra khoảng 30.000 chỗ làm
cho người Pháp.
Cuộc đàm phán với chính phủ Pháp bắt đầu từ cuối năm 1986 đã tiến triển với tốc độ làm
trưởng đoàn đàm phán của Disney phát nổi quạu. Chưa kể giới trí thức Pháp phản đối cho
rằng đó là sự tấn công vào nền văn hóa Pháp, là bản sao xã hội tiêu thụ của Mỹ. Không hề
nao núng, Disney vẫn khánh thành công viên trị giá 5 tỷ USD theo đúng kế hoạch vào mùa
hè 1992.
Ngày thứ nhất thực sự là một cơn ác mộng. Người Pháp, những người có xu hướng coi
trọng văn hóa dân tộc đã la ó phản đối chủ nghĩa thực dân Mỹ (Yankee) khi Disney mua
được 1950 héc ta đất nông nghiệp màu mỡ với giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều sau khi
được chính phủ sử dụng quyền lấy tài sản riêng cho mục đích công, đền bù thích đáng cho
những người chủ đất, để dành đất cho “Mickey và những người bạn” một địa điểm tốt.
Những nông dân có gia đình đã lao động trên mảnh đất này từ nhiều thế kỷ phải rời bỏ nơi
ở của họ. Các báo chí Pháp đã công khai tấn công, lên án những kẻ xâm lược Mỹ với thái
độ tức giận và lăng nhục. Như vậy, trước khi những nền móng đầu tiên cho công trình
được khởi công, hay trước khi đặt viên gạch xây dựng đầu tiên, công ty đã tạo ra mâu
thuẫn với cộng đồng, một phần là do công ty đã đánh giá thấp mối liên quan giữa mảnh đất
này với một bộ phận của xã hội Pháp.Chỉ ít lâu sau khi Euro Disneyland mở cửa, cổng
công viên đã bị nông dân Pháp cho máy kéo tới húc đổ.
Sau đó là đến những trục trặc trong quá trình hoạt động, Disney có chính sách không phục
vụ rượu trong công viên và điều đó gây ngạc nhiên cho người dân của đất nước mà mỗi
bữa ăn có một ly rượu vang là đương nhiên. Disney nghĩ rằng Thứ hai là ngày vắng khách,
còn Thứ sáu là ngày đông khách và sắp xếp nhân viên theo suy nghĩ đó, nhưng thực tế
hoàn toàn ngược lại. Disney nghe thông tin rằng người Pháp không ăn sáng nên xây dựng
nhà hàng nhỏ trong khi thực tế ai cũng ghé ăn sáng. Vậy là rơi vào tình cảnh phải phục vụ
2.500 xuất ăn trong một nhà hàng có 350 chỗ. Chưa hết : Disney chuẩn bị bữa ăn theo kiểu
truyền thống của Pháp với bánh Croissant và cà phê, trong khi ai cũng đòi ăn thịt xông
khói và trứng tự phục vụ theo kiểu Mỹ. Khoảng thời gian ăn trưa trong các địa điểm của
EuroDisney cũng gần như gặp phải thảm họa. Trong khi người Mỹ đến thăm Disneyland
thích nhấm nháp, ăn vào những khoảng thời gian bất qui tắc khi họ thăm quan trong công
viên, những người châu Âu lại quen ăn trưa đúng bữa :mọi người đều đổ xô đi ăn vào đúng
12:30 làm nhà hàng đông nghẹt. Nhân viên của Disney phải cố trấn tĩnh đám đông cáu
kỉnh và đề nghị họ điều chỉnh giờ ăn vì nhà hàng phục vụ từ 1:00 đến 14:00.
Ngay cả đối với đội ngũ nhân viên, việc Disney phớt lờ văn hoá châu Âu và những chuẩn
mực làm việc của Pháp đã gây thêm nhiều vấn đề nữa. Công ty này, vốn rất tự hào về
ngoại hình sạch bong kiểu Mỹ của nhân viên, đã đưa ra một quy định ngặt nghèo về trang
phục cho nhân viên bản địa, mày râu nhẵn nhụi, áp đặt độ dài tối đa của móng tay, hạn chế
kích thước của khuyên tai. Nhân viên và công đoàn đã phản đối quy định này, coi đó là sự
can thiệp trang phục thường ngày của người Pháp. Tinh thần mọi người đều bị sụt giảm.
Chỉ trong vòng chín tuần đầu tiên với khoảng 1.000 nhân viên ( chiếm 10% tổng số) đã bỏ
việc. Họ nói rằng việc huấn luyện cứ như là “tẩy não” và mấy người Mỹ chẳng hiểu gì về
người châu Âu cả. tuy nhiên vấn đề lớn nhất của Euro Disneyland là người châu Âu dường
như chỉ coi công viên là nơi đi chơi trong ngày chứ không phải chốn nghỉ ngơi nên họ
thường chỉ ở 1 – 2 ngày. Trong khi đó Disney dự tính khách đến nghỉ dài ngày nên đã đầu
tư hàng tỷ USD xây những khách sạn sang trọng gần công viên và hầu như lúc nào khoảng
một nửa số phòng khách sạn là trống. số khách tham quan người Pháp cũng không đông
như Disney dự tính : năm 1994 chỉ chiếm 40% trên tổng số. nhiều khách du lịch lại là
người Mỹ sống ở châu Âu và người Nhật đi nghỉ ở châu Âu !
Kết quả là tính đến cuối năm 1994, Euro – Disneyland lỗ tổng cộng 2 tỷ USD.
Vậy nguyên nhân dẫn đến những thất bại của Disney tại Pháp là gì?
Một nhà phân tích chứng khoán Mỹ chuyên theo dõi công ty này nói rằng “bình thường
Disney không mắc quá nhiều chi tiết sai lầm như thế, có lẽ rốt cuộc thì thế giới không hoàn
toàn nhỏ như người ta vẫn nói. Sự thiếu nhạy cảm về mặt văn hóa của công ty đã khiến họ
phải tốn rất nhiều tiền và mất đi thiện chí. Tôi nghĩ đây là một lời nhắc nhở tốt cho bất kỳ
công ty hay cá nhân nào làm ăn kinh doanh ở nước ngoài- hiểm hoạ thường nằm trong
những chi tiết văn hóa. Chúng có thể khiến bạn thành công hay thất bại”. Đối với Disney
cuối cùng thì rồi mọi việc cũng kết thúc tốt đẹp. Sau khi thực hiện một số “điều chỉnh văn
hóa” lớn, EuroDisney không còn bị thua lỗ nữa.
Rốt cuộc Văn hóa là gì? Thế nào là văn hóa và nền văn hóa?
* Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một
nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao
hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở
Arập- Xêút…Các nội dung chính của bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm thẩm mỹ, giá
trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục,
môi trường vật chất và môi trường tự nhiên.
Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hóa khác.
Ngược lại cũng có những nền văn hóa trong việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn
hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng.
Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng
hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét nền văn
hóa khác theo những khía cạnh như trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem
thường sự khác nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hóa.
Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ
yếu do nhân viên của công ty đã cảm nhận sai lầm về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh
quốc tế đã không đạt được kết quả mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, người lao
động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một số yếu tố có liên quan đến văn hóa
trong nhà máy hoặc văn phòng.
Ngày nay quá trình toàn cầu hóa yêu cầu các nhà kinh doanh phải tiếp nhận với
những nền văn hóa xa lạ so với những gì họ đã quen thuộc. Cụ thể các công nghệ mới và
các ứng dụng mới cho phép nhà cung cấp và người mua hàng coi thế giới là thị trường toàn
cầu liên kết thuần nhất. Vì quá trình toàn cầu hóa đang đẩy các công ty vào tình trạng mặt
đối mặt với các công ty và khách hàng toàn cầu, nên họ sẽ chỉ thuê những nhân viên không
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị chủng.
* Sự cần thiết phải am hiểu về văn hóa
Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một
mức độ am hiểu nhất định về nền văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép
con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng
quản lý nhân công, tiếp thị sản phẩm và đàm phán ở các nước khác.
Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt
nhân của hoạt động kinh doanh là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên
thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp
khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú
sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan
trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn
khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
Các thành tố của văn hóa
a. Thẩm mỹ
Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh
như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể
hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc.
b. Giá trị và thái độ
* Giá trị
Là những gì thuộc về quan niệm, niềm tin và tập quán gắn với tình cảm của con
người. Các giá trị bao gồm những vấn đề như trung thực, chung thủy, tự do và trách nhiệm.
Các giá trị là quan trọng đối với kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến ước muốn vật
chất và đạo đức nghề nghiệp của con người
* Thái độ
Là những đánh giá, tình cảm và khuynh hướng tích cực hay tiêu cực của con người
đối với một khái niệm hay một đối tượng nào đó.
Ví dụ, một người Mỹ thể hiện thái độ nếu họ nói: “ Tôi không thích làm việc cho
công ty Nhật vì tại đó tôi không được ra quyết định một cách độc lập”. Thái độ phản ánh
các giá trị tiềm ẩn. Trong trường hợp này, thái độ của người Mỹ xuất phát từ sự coi trọng
tự do cá nhân.
- Thái độ đối với thời gian
Người dân ở nhiều nước Mỹ- Latinh và khu vực Địa Trung Hải thường không coi
trọng vấn đề thời gian. Các kế hoạch của họ đều khá linh hoạt, họ thích hưởng thụ thời
gian hơn là tiêu tốn nó cho những kế hoạch cứng nhắc. Ngược lại, đối với người Mỹ, thời
gian chính là nguồn của cải quý giá giống như nước và than đá, những thứ mà con người
có thể sử dụng tốt và cũng có thể sử dụng không tốt: “Thời gian là tiền bạc”, “Cuộc đời
bạn chỉ có từng ấy thời gian và bạn nên sử dụng nó một cách khôn ngoan”.
- Thái độ đối với công việc và sự thành công
Trong khi một số nền văn hóa thể hiện đạo lý làm việc tích cực thì một số khác lại
nhấn mạnh sự cân bằng giữa công việc và hoạt động thư giãn. Người dân ở phía Nam nước
Pháp hay nói: “chúng ta làm việc để sống”, trong khi người Mỹ lại nói: “sống để làm
việc”. Họ cho rằng công việc là phương tiện để đạt được mục đích. Trong khi đó, người
Mỹ lại nói rằng công việc, bản thân nó đã là mục đích rồi. Không gì ngạc nhiên khi lối
sống của dân miền Nam nước Pháp có nhịp độ chậm. Mục đích của họ là kiếm tiền để
hưởng thụ. Trong thực tế các doanh nghiệp ở đây đã phải đóng cửa trong suốt tháng 8 khi
công nhân của họ đi nghỉ dài ngày trong khoảng thời gian này (thường đi ra nước ngoài).
Ngược lại, có những người mong muốn, hăm hở làm việc là để nhằm đạt được một
sự thành công nào đó, ước vọng tới sự thành công là kích thích làm việc lớn nhất đối với
họ. Những người này thường ít nổ lực nếu như họ biết rằng một trong hai khả năng thành
công hay thất bại là chắc chắn. Để kích thích họ làm việc thì khả năng thành công của công
việc phải là không chắc chắn. Chẳng ai dại gì chạy đua với một con ngựa, nhưng cũng
không ai tốn thời gian để chạy đua với một con rùa.
c. Tập quán và phong tục
Khi tiến hành kinh doanh ở một nền văn hóa khác, điều quan trọng đối với mỗi
doanh nhân là phải hiểu phong tục, tập quán của người dân nơi đó. Ở mức tối thiểu, hiểu
phong tục tập quán sẽ giúp nhà quản lý tránh được các sai lầm ngớ ngẩn hoặc gây nên sự
chống đối từ những người khác. Nếu bạn có kiến thức sâu hơn thì sẽ có cơ hội nâng cao
khả năng giao tiếp trong các nền văn hóa khác, bán sản phẩm hiệu quả hơn và quản lý
được các hoạt động quốc tế.
Ví dụ :
* Tránh sử dụng hình tam giác ở Hồng Kông, Triều Tiên và Đài Loan, hình tam giác được
cho là hình khối kiêng kỵ ở đây.
* Số 7 bị coi là con số không may mắn ở Kê-ny-a nhưng lại được coi là may mắn ở Sec-
Slovakia và nó có ý nghĩa kỳ diệu ở Bê-nanh. Số 10 là con số không may mắn ở Triều Tiên
và số 4 có nghĩa là chết chóc ở Nhật Bản.
* Màu đỏ là màu có ý nghĩa tích cực ở Đan Mạch nhưng nó lại là biểu tượng của yêu thuật
hay sự chết chóc ở các nước Châu Phi.
=> Với những quốc gia khác nhau thì phong tục, tập quán, thói quen, giá trị và giá trị kỳ
vọng về mặt xã hội cũng sẽ rất khác nhau. Điều đó tạo nên những rào cản trong thương
mại quốc tế và đôi khi cũng làm mất tác dụng của những chiến dịch thâm nhập thị trường
bài bản.
* Một hãng bột giặt dùng bức tranh quảng cáo: Hộp bột giặt ở giữa, quần áo sạch bên phải,
quần áo bẩn bên trái. Loại bột giặt này không bán được ở Trung Đông vì họ quên mất rằng
người dân địa phương đọc từ phải qua trái.
* Một ví dụ khác: quảng cáo nước tẩy rửa có nội dung một cô gái nhỏ nhắn đang dọn dẹp
đống đồ bừa bộn do anh trai của mình bày ra rất nhanh và sạch sẽ. Nhưng quảng cáo này
đã bị phản đối kịch liệt ở Canada vì với họ, như thế là phân biệt đối xử, là trọng nam khinh
nữ.
* Hay như một hãng máy bay nọ đưa quảng cáo trên tờ báo Ả-rập Saudi là sẽ bố trí các nữ
nhân viên trẻ đẹp phục vụ rượu cho khách. Kết quả là phần lớn các hành khách tại đây đã
hủy bỏ chuyến bay ngay lập tức với lý do rất đơn giản: Phụ nữ bỏ mạng che mặt không
được ở cùng với đàn ông và rượu là điều cấm kỵ đối với người Ả-rập.
d. Cấu trúc xã hội
Cấu trúc xã hội thể hiện cấu tạo nền tảng của một nền văn hóa, bao gồm các nhóm
xã hội, các thể chế, hệ thống địa vị xã hội, mối quan hệ giữa các địa vị này và quá trình qua
đó các nguồn lực xã hội được phân bổ.
* Các nhóm xã hội
Con người trong tất cả các nền văn hóa tự hội họp với nhau thành các nhóm xã hội
rất đa dạng. Những tập hợp do hai hay nhiều người xác định nên và có ảnh hưởng qua lại
với người khác. Các nhóm xã hội đóng góp vào việc xác định từng cá nhân và hình ảnh của
bản thân họ. Hai nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các hoạt
động kinh doanh ở mọi nơi là gia đình và giới tính.
* Địa vị xã hội
Một khía cạnh quan trọng khác của cấu trúc xã hội là cách thức một nền văn hóa
phân chia dân số dựa theo địa vị xã hội (theo những vị trí trong cấu trúc). Có nền văn hóa
chỉ có một số ít địa vị xã hội, những cũng có nền văn hóa có nhiều địa vị xã hội. Quá trình
xếp thứ tự con người theo các tầng lớp xã hội và giai cấp được gọi là phân tầng xã hội. Tư
cách thành viên của mỗi tầng lớp sẽ đặt các cá nhân theo một loại “thang bậc xã hội” có xu
hướng được duy trì vượt qua các nền văn hóa.
* Tính linh hoạt của xã hội
Đối với một số nền văn hóa, phấn đấu lên tầng lớp xã hội cao hơn là dễ dàng,
nhưng ngược lại, ở một số nền văn hóa khác, điều này rất khó khăn hoặc thậm chí là không
thể. Tính linh hoạt của xã hội là sự dễ dàng đối với các cá nhân có thể di chuyển lên hay
xuống trong thứ bậc xã hội của một nền văn hóa. Đối với hầu hết dân tộc trên thế giới ngày
nay, một trong hai hệ thống quyết định tính linh hoạt của xã hội là: hệ thống đẳng cấp xã
hội và hệ thống giai cấp xã hội.
- Hệ thống đẳng cấp
Hệ thống đẳng cấp là một hệ thống về phân tầng xã hội, trong đó con người được
sinh ra ở một thứ bậc xã hội hay đẳng cấp xã hội, không có cơ hội di chuyển sang đẳng cấp
khác.
- Hệ thống giai cấp
Một hệ thống phân tầng xã hội trong đó khả năng cá nhân và hành động cá nhân
quyết định địa vị xã hội và tính linh hoạt của xã hội được gọi là hệ thống giai cấp. Đây là
hình thức thông dụng trong phân tầng xã hội trên thế giới ngày nay
e. Tôn giáo
Tôn giáo có thể được định nghĩa như là một hệ thống các tín ngưỡng và nghi thức
liên quan tới yếu tố tinh thần của con người. Những giá trị nhân phẩm và những điều cấm
kỵ thường xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau có quan điểm khác
nhau về việc làm, tiết kiệm và hàng hóa. Tìm hiểu vấn đề này sẽ giúp chúng ta biết được
tại sao các công ty ở một số nền văn hóa này có tính cạnh tranh hơn các công ty ở những
nền văn hóa khác.
Triết lý tôn giáo chính trong một nền văn hóa có thể có ảnh hướng mạnh tới phương thức
kinh doanh của một cá nhân, thậm chí vượt xa suy nghĩ của hầu hết mọi người-ngay cả khi
cá nhân đó không phải là một tín đồ sùng đạo của một tôn giáo nhất định. Trong thế giới
Arập, các cuộc đối thoại chứa đầy những cụm từ Inshallala- theo ý Chúa. Sự tôn trọng,
thái độ tuân theo một quyền lực cao hơn, thiếu kiểm soát đối với rất nhiều vấn đề trên trái
đất, coi cái gì đến sẽ đến mà cụm từ này thể hiện đã được đưa vào mọi thứ từ lịch trình
máy bay cho tới tốc độ các cuộc đàm phán thương mại.
Ví dụ Như trường hợp của một chủ ngân hàng người Đức kể lại thất bại của mình trong
chuyến đi gần đây sang Việt Nam để đàm phán một thỏa thuận tài chính cho một nhà máy
chế tạo ở nước ta.
Người chủ ngân hàng nói “người đàm phán với tôi rất tự hào về thân thế cộng sản của
mình, nhưng đồng thời cũng tuyên bố mình là con người của thập niên 90, đã chuyển mình
theo phong cách kinh doanh phương Tây. Các cuộc đàm phán dường như phải kéo dài
hàng tháng và không một ai sẵn sàng đưa ra quyết định. Tôi chỉ cho rằng đó là sự không
hiệu quả của những người cộng sản. Tôi bắt đầu mất kiên nhẫn. Dường như họ không hiểu
được rằng thoả thuận này có thể đem lại rất nhiều tiền cho nhà máy của họ, cũng như cho
ngân hàng của tôi và cho tôi. Tôi lớn tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Tôi đập mạnh nắm
đấm xuống bàn, tôi mất kiểm soát. Những ngày sau đó bên Việt Nam ngừng đàm phán và
gợi ý tôi nên về nước. Thật là những người cộng sản điển hình, tôi nghĩ, họ sẽ không được
gì cả”.
Nhưng không phải chủ nghĩa cộng sản hay thậm chí cũng không phải sự không hiệu quả
trong cách làm việc của người Việt Nam đã phá hoại chuyến đi này. Mà chính là sự khác
biệt về văn hoá,tư tưởng. Do nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi triết lý Khổng Tử tồn
tại từ nhiều thế kỷ, người dân Việt Nam luôn hướng vào sự hoà thuận coi sự hài hoà, cân
bằng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu.
Người chủ ngân hàng Đức cũng đã nhận định chính việc không hiểu được văn hoá Việt
Nam, ảnh hưởng của tư tưởng Khổng Tử đối với nhận thức của người Việt Nam là nguyên
nhân dẫn đến thất bại của ông. Ở Việt Nam việc ra quyết định thường chậm một phần là do
mọi người thường đưa ra quyết định theo nguyên tắc đồng thuận. Sự kiên nhẫn và bình
tĩnh là rất cần thiết trong các tình huống khó khăn-và các cuộc nói chuyện liên quan đến
hợp đồng. Cuối cùng, người Việt Nam thường không đề cao những người mất kiên nhẫn
(sai lầm thứ nhất của người chủ ngân hàng Đức) hoặc có vẻ bề ngoài ích kỷ (sai lầm thứ
hai của người chủ ngân hàng Đức-thông qua việc nhấn mạnh việc sẽ kiếm được bao nhiều