Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Động kinh vắng ý thức (động kinh cơn bé) có nguy hiểm? - Kỳ 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.18 KB, 7 trang )

Động kinh vắng ý thức (động kinh
cơn bé) có nguy hiểm? - Kỳ 2


5. Xét Nghiệm và Chẩn Đoán
- Một số trẻ có những cơn giống DKVYT, nhưng không phải động kinh
thật sự. Điều này thường xảy ra ở những trẻ chậm phát triển tâm thần, tự kỷ
(autism) hoặc bị rối loạn thiếu chú ý/tăng hoạt động (attention-
deficit/hyperactivity disorder=ADHD).
- Các cơn nhìn đăm đăm không phải do động kinh thường xảy ra khi trẻ
buồn chán hoặc đang trong những trạng thái yên tĩnh như ngồi trong lớp hoặc xem
truyền hình. Các cơn này chấm dứt ngay khi gọi tên hoặc chạm vào vai trẻ. Ngược
lại, đối với các cơn DKVYT thực sự, việc gọi tên hoặc chạm vai không thể cắt
được cơn. Cơn DKVYT thường xảy ra khi bệnh nhân đang nói chuyện hoặc hoạt
động thể lực.
- Để chẩn đoán chính xác, thầy thuốc phải hỏi thật kỹ về triệu chứng và
biểu hiện của cơn động kinh. Xét nghiệm máu giúp phát hiện những rối loạn khác
có khả năng gây ra cơn DK , như những trường hợp mất cân bằng về mặt hoá học
hoặc sự hiện diện của các độc tố trong cơ thể. - Các xét nghiệm khác bao gồm:
+ Điện não đồ (EEG). Thủ thuật này không đau, dùng để đo các sóng hoạt
động điện của não. Các sóng điện não được truyền vào máy đo EEG bằng những
điện cực dán trên đầu. Bệnh nhân được yêu cầu thở nhanh và sâu hoặc nhìn vào
ánh sáng nhấp nháy với mục đích gây khởi phát cơn động kinh.


Nhà tâm thần học Đức Hans Berger phát minh ra máy đo EEG

Điện não đồ bình thường- Trong hình chữ nhật đỏ là sóng điện não bình
thường

Điện não đồ trong cơn DKVYT: hiện diện các phức hợp nhọn-sóng (spikes


and waves) liên tục

+ Scan Não. Các xét nghiệm như chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt
lớp điện toán (CT scan) cho ra những hình ảnh rất chi tiết của não, giúp thầy thuốc
loại trừ các nguyên nhân như đột quỵ hoặc u não. Các xét nghiệm này không đau,
nhưng bệnh nhân cần nằm yên, đôi khi hàng giờ. Cần sử dụng thuốc an thần khi
thực hiện các xét nghiệm này cho trẻ dưới 5 tuổi

Máy MRI (cộng hưởng từ) giúp phát hiện bất thường ở não gây DKVYT
Máy MSCT scan giúp phát hiện bất thường ở não bộ gây DKVYT
6. Biến chứng
Đa số trẻ sẽ hết cơn DKVYT khi lớn lên. Một số bệnh nhân khác tiếp tục có
những cơn DK dạng này suốt đời. Ở một số trường hợp, bệnh nhân DKVYT bắt
đầu có những cơn DK toàn thân (động kinh cơn lớn hoặc động kinh co cứng-co
giật toàn thân =generalized tonic-clonic seizures).
Các biến chứng khác bao gồm:
+ Sa sút trong học tập
+ DKVYT liên tục, cơn xảy ra lâu hơn vài phút.
7. Điều Trị
- Nhiều loại thuốc có khả năng giảm bớt tần số xuất hiện hoặc loại trừ hoàn
toàn các cơn DKVYT. Chọn ra được loại thuốc và liều lượng phù hợp cho từng
bệnh nhân là một công việc khá phức tạp, đôi khi cần thử đi, thử lại nhiều lần. Cần
uống thuốc đều đặn để duy trì nồng độ thuốc ổn định trong máu.
- Các thuốc có hiệu quả cho DKVYT bao gồm ethosuximide (Zarontin),
valproic acid (Depakene) và lamotrigine (Lamictal). Đa số trẻ em có thể ngưng
thuốc chống động kinh khi không xảy ra cơn trong vòng 2 năm, dưới sự giám sát
của bác sĩ.
Lối sống và chăm sóc tại nhà
Bệnh nhân DKVYT nên đeo lắc tay y tế để giúp dễ nhận dạng trong những
tình huống y khoa khẩn cấp. Lắc đeo tay nên ghi rõ địa chỉ người cần báo tin trong

trường hợp cấp cứu và các loại thuốc đang dùng. Người bệnh cần thông tin cho
những người chung quanh như giáo viên, huấn luyện viên, đồng nghiệp biết về
tình trạng bệnh của mình.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn



×