Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hàm lượng nước và nhu cầu nước của cây C ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 8 trang )



Hàm lượng nước và
nhu cầu nước của cây



Cơ thể thực vật chứa nhiều nước
khoảng 90-95% trọng lượng tươi.
Trong tế bào 30% tổng số nước dự
trữ nằm trong không bào, 70% còn
lại nằm trong chất nguyên sinh và
thành tế bào.
- Trong chất nguyên sinh nước
chiếm tới 80-90% trọng lượng tươi.
- Trong màng các bào quan giàu
lipid (lục lạp, ty thể,…) nước
chiếm 50%.
Quả chứa lượng nước khá lớn: 85-
95%. Cơ quan có hàm lượng nước
thấp hơn cả là hạt dưới 10-15%.
Một số hạt chứa lượng chất béo cao
chỉ có 5-7% nước. Hàm lượng
nước khác nhau ở các loài cây khác
nhau, ở các cơ quan khác nhau
trong cơ thể. Các cơ quan dinh
dưỡng có hàm lượng nước cao hơn
so với các cơ quan sinh sản. Sau
đây là hàm lượng nước của một số
cơ quan và cây khác nhau:
Tên thực vật v


à cơ
quan
Hàm lượng
nước (%)
Tảo 90-98
Lá cây Xà lách,
Hành, quả C
à chua,
Dưa chuột
94-95
Lá Cải bắp, củ Su
hào
92-93
Củ Cà rốt 87-91
Quả Táo, Lê 83-86
Củ Khoai tây 74-80
Lá cây gỗ, cây bụi 79-82
Thân cây gỗ (gỗ
tươi vừa xẻ)
40-50
Trong cây, nước ở trong các tế bào
sống, các yếu tố xylem chết (các
mạch gỗ và quản bào) và trong các
khoảng gian bào. Trong thành tế
bào, chất nguyên sinh và dịch bào
nước ở trạng thái lỏng. Trong các
khoảng gian bào nước ở trạng thái
hơi.
Hàm lượng nước còn khác nhau ở
các tầng lá: tầng lá càng ở phía

dưới càng có hàm lượng nước cao.
Ví dụ: trong không bào, các tế bào
lá Bông hàm lượng nước ở các tầng
lá như sau: ở tầng dưới: 33-37%; ở
tầng giữa: 26-30%; ở tầng trên: 25-
27%.
Hàm lượng nước còn phụ thuộc
vào điều kiện môi trường và sự
phát triển cá thể của thực vật. Các
cây thủy sinh có hàm lượng nước
lớn hơn cây trung sinh, hạn sinh.
Các cây non chứa nhiều nước hơn
cây già.
Hàm lượng nước của cây còn
thay đổi theo nhịp điệu ngày.
Hàm lượng nước lúc buổi trưa
nắng thấp hơn buổi sáng. Tuy hàm
lượng nước thay đổi tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như vậy nhưng ở trong
cây nước vẫn giữ được trạng thái
cân bằng động giữa sự hút nước
qua rễ và sự thoát hơi nước qua lá
trong điều kiện bình thường.
Khi hàm lượng nước trong tế bào
đạt tới mức 70-90% thì các quá
trình sống trong chất nguyên sinh
xảy ra mạnh nhất. Thiếu nước các
quá trình sinh lí bị ảnh hưởng,
ngưng trệ, các quá trình phân giải
tăng lên. Cây phải tăng cường hút

nước để bù lại lượng nước đã mất
qua quá trình thoát hơi nước.
Người ta đã tính toán được số liệu
như sau: cứ 1000g nước được hút
vào cây thì 1,5-2,0g được sử dụng
để tổng hợp các chất hữu cơ, còn
lại là để bù vào lượng nước đã
mất qua thoát hơi nước để cân
bằng lượng nước trong cây.
Theo Macximov, trong mỗi giờ
cây mất đi một lượng nước
nhiều hơn số lượng nước có trong
cây và sự cân bằng nước trong cây
được xác định như sau:
Sự cân bằng nước trong cây =
Lượng nước hút vào / Lượng nước
thoát ra
Để đảm bảo sự cân bằng nước
trong câýit thay đổi phải có các đặc
điểm sau:
- Phải có hệ rễ phát triển để hút
nước nhanh và nhiều từ đất.
- Phải có hệ mạch dẫn phát triển
tốt để dẫn nước đã hút lên các cơ
quan thoát hơi nước.
- Phải có hệ mô bì phát triển để
hạn chế sự thoát hơi nước của cây.
Nhu cầu nước của cây rất lớn, ví dụ
một cây Ngô cần đến 200 kg nước
hoặc hơn trong đời sống của nó.

Nhu cầu nước phụ thuộc vào các
đặc điểm sinh thái (cây ở vùng
nóng có nhu cầu nước cao hơn
ở vùng lạnh). Nhu cầu nước còn
phụ thuộc vào các lứa tuổi khác
nhau trong cùng một cây, các loài
cây khác nhau, các nhóm cây khác
nhau.
Có thể căn cứ vào hệ số thoát hơi
nước (số g nước thoát ra để hình
thành nên 1 g chất khô) để xác định
nhu cầu nước của các loại cây.

×