Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Công tác kế toán Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ ở công ty Cổ phần Nghiệp Quảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.02 KB, 39 trang )

Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế và sự biến đổi của cơ chế thị
trường, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng phát triển và dần hoàn thiện
hơn, góp phần tích cực vào việc tăng cường và nâng cao công tác quản lí tài
chính nhà nước, quản lí doanh nghiệp. Ngày 20/3/2006 Bộ tài chính đã ban hành
chế độ kế toán doanh nghiệp tại quyết định số 15/2006/QĐ-BTC thay thế quyết
định số 1141 TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực,
mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006.
Do yêu cầu của cơ chế thị trường, mọi hoạt động tài chính phải được đổi mới,
không chỉ có nhiệm vụ khai thác nguồn lực tài chính tăng thu nhập, tăng trưởng
kinh tế mà còn phải quản lí có hiệu quả mọi nguồn lực. Điều đó đòi hỏi các hoạt
động tài chính cần được quản lí bằng pháp luật và bằng biện pháp quản lí có
hiệu lực, một bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ thống kế toán tài chính đó là
công tác tổ chức hạch toán kế toán.
Hạch toán kế toán với tư cách là công cụ quản lí đã và cùng có sự đổi mới
không chỉ dừng lại ở việc ghi chép và lưu trữ tài liệu mà quan trọng hơn là thiết
lập một hệ thống thông tin cho quản lí, ngoài ra hạch toán kế toán còn có vai trò
tích cực trong quản lí điều hành và kiểm soát hoạt động của nền kinh tế.
Xuất phát từ nhận thức trên, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo
đặc biệt là cô Nguyễn Thị Thu Hằng cùng với các anh chị phòng kế toán của
công ty Cổ phần Nghiệp Quảng. Trong thời gian thực tập em đã chọn đề tài
“Công tác kế toán Nguyên Vật Liệu – Công Cụ Dụng Cụ ở công ty Cổ phần
Nghiệp Quảng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Nghiệp Quảng
Phần 2: Thực tế công tác kế toán NVL, CCDC tại công ty cổ phần
Nghiệp Quảng.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
1
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC


Phần 3: Nhận xét và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
NVL, CCDC tại công ty cổ phần Nghiệp Quảng.
Với kiến thức và trình độ còn hạn chế chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với
thực tế nên trong chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em
mong muốn được tiếp thu và chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp của các thầy
cô trong khoa kế toán và các anh chị trong phòng kế toán để bài viết của em
được hoàn thiện hơn.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIỆP QUẢNG
1. Lịch sử hình thành đơn vị
- Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Nghiệp Quảng.
- Tên giao dịch quốc tế: Nghiệp Quảng Electric & Electronic.
- Cơ quan chủ quản: Bộ công thương
- Trụ sở chính hiện tại: Cụm công nghiệp xã Thanh Khương – Thuận Thành –
Bắc Ninh.
- Điện thoại: (04) 22144247 – 22144387 – (0241)3798222
- Fax: (0241)3790877
- Website:
- Email:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 2103000268 , do Sở kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 10 tháng 11năm 1998
- Mã số doanh nghiệp: 2300238568
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Đăng Hải
- Chức vụ:Giám đốc
Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
trên quy mô vừa và nhỏ nhưng với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ công nhân
sáng tạo, có trách nhiệm với công việc của mình do cấp trên giao phó, công ty
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
2
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC

đã cung ứng những sản phẩm đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.
Công ty được thành lập năm 1998 với số vốn đầu tư ban đầu là 15 tỷ đồng,
có trụ sở đóng tại 204 Đồng Côi – Thị trấn Hồ –Thuận Thành – Bắc Ninh.Tuy
mới ra đời và gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự năng động sáng tạo của ban
giám đốc cùng sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên đã thúc
đẩy sự tồn tại và phát triển của công ty.Chính vì vậy mà đến ngày 01/10/2004
công ty đã di chuyển máy móc thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật về Cụm công
nghiệp xã Thanh Khương – Thuận Thành – Bắc Ninh.Tại cơ sở sản xuất mới
này với diện tích 27.000 m
2
công ty đã đi mở rộng xây dựng các phân xưởng lớn
và mua máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ sản xuất.
Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng là một doanh nghiệp được xây dựng và
phát triển với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu là đồ điện gia dụng như: Vỏ
công tơ điện 3 pha, 1 pha, khuôn ốc, cầu đấu, đế vuông xuất khẩu nhằm phục vụ
nhu cầu và hoạt động tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội, có tư cách pháp nhân là có con dấu riêng để giao dịch theo quy định
của pháp luật.
Từ những ngày khởi đầu Công ty là một xưởng nhỏ với máy móc thiết bị
còn ít, với rất nhiều khó khăn, trải qua năm tháng tồn tại và phát triển đến nay
công ty đã có một vị trí đứng vững trên thị trường, diện tích và quy mô sản xuất
được mở rộng, số lượng sản phẩm ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài
nước.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty luôn coi trọng nâng cao chất
lượng sản phẩm đảm bảo chữ Tín cho người tiêu dùng với phương châm “ Tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng
đầu của công ty”. Chính vì vậy năm 2006 công ty đã nhận được chứng chỉ ISO
9001 – 2000 của trung tâm Quản lý chất lượng.
* Lĩnh vực hoạt động chính của CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIỆP QUẢNG

- Sản xuât, gia công thiết bị điện
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
3
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
- Lắp ráp điện, điện tử dân dụng và công nghiệp
- Sản xuất, gia công khuôn mẫu
- Sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa, các sản phẩm từ kim loại màu
- Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
* Tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm gần đây
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng số LĐ(người) 200 385 470
2 Tổng nguồn vốn 30.961.513.000 41.915.261.000 49.825.390.000
3 Tổng doanh thu 22.297.635.000 32.935.035.000 33.810.235.000
4 Tổng chi phí 20.937.375.000 30.498.625.000 31.153.125.000
5 Lợi nhuận sau thuế 1.020.260.000 1.827.307.500 1.992.832.500
6 Thu nhập BQLĐ 2.200.000 2.700.000 3.400.000
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
 Chức năng của công ty:
Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng có chức năng chủ yếu là sản xuất, tiêu dùng,
kinh doanh các sản phẩm về thiết bị điện dân dụng với phương hướng hoạt động
sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu.Theo cách này thì công ty phải luôn
thường xuyên thay đổi khuôn mẫu sản phẩm để phù hợp với đơn đặt hàng.
Chính vì thế mà công việc luôn đảm bảo cho công nhân thường xuyên.Hàng
năm công ty thường lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sảm phẩm triệt để nhằm
thực hiện kế hoạch đã đề ra.
 Nhiệm vụ của công ty:
Nhiệm vụ chính của Công ty cổ phầnNghiệp Quảng là chế tạo phụ tùng thay thế,
thiết bị phục vụ cho đồ điện gia dụng.Ngoài các mặt hàng truyền thống là vỏ
công tơ điện 3 pha, 1 pha thì công ty còn sản xuất nhiều mặt hàng khác như:
Khuôn ốc, cầu đấu, đế vuông xuất khẩu,khuôn dập, ốc vít, Năm 2012, Công ty

NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
4
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
đã sản xuất thành công nhựa BAKELITE Ép Nén và nhựa BAKELITE ÉP
PHUN với đa dạng chủng loại và tính năng. Sản phẩm nhựa BAKELIT do Công
ty Cổ Phần Nghiệp Quảng sản xuất đã đạt danh hiệu Huy chương vàng hàng
Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn. Hiện nay Công ty Cổ Phần
Nghiệp Quảng đã có hướng đi đúng đắn tạo cho mình một vị trí vững chắc trên
thị trường nhằm mục đích kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của xã
hội, của nền kinh tế thị trường hiện nay.
3. Công tác tổ chức quản lí, tổ chức sản xuất
3.1 Tổ chức quản lí:
Từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thực hiện hạch toán
kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân. Tổ chức quản lý thực hiện như một
doanh nghiệp nhà nước đầy đủ.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
5
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
* Chức năng nhiệm vụ cơ bản của bộ phận quản lý
 Đại hội đồng cổ đông.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty
Cổ phần Nghiệp Quảng. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua
định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty
Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần
Nghiệp Quảng do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị
và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Hội đồng quản trị nhân
danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của

Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
6
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
P.Giám đốc kỹ thuậtP.Giám đốc Sản xuất
P.KH
Đầu

Phòng
TC
-KT
Đội
bảo
vệ
Phòng
KH-
CN
Phòng
kinh
doanh
Phòng
vật tư
Phòng
tổng
hợp
Px.

Hoàn
thiện
Px.
Tạo
hạt
Px.
Lắp
ráp
Px.
Sản
xuất
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Ban giám đốc: bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
• Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người cao
nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và là
người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.
• Phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc, đồng thời trực tiếp giải
quyết các công việc trong phần hành được giám đốc ủy quyền.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Tổ chức nghiên cứu đề xuất đầu tư kỹ thuật,
cải tiến kỹ thuật trong công nghệ sản xuất, nghiên cứu chế thử sản
phẩm.
- Phó giám đốc sản xuất: Tổ chức theo dõi đôn đốc chỉ đạo việc thực
hiện nhiệm vụ sản xuất và công tác tiêu thụ sản phẩm.
 Cùng các phòng ban:
- Phòng kế hoạch đầu tư: Chịu trách nhiệm tìm kiếm, ký kết hợp đồng
kinh tế mua sắm vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kho chứa
nguyên vật liệu.
- Phòng tài chính – kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, quản lý tài
sản của công ty, đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh
- Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ chăm lo đời sống của công nhân, quản

lý lao động trong toàn công ty, quản lý quỹ tiền lương, đào tạo tay
nghề cho công nhân viên và công tác quản lý hành chính trong toàn
công ty, tiếp khách ngoài công ty, đóng dấu tài liệu văn bản…
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ Marketing, tìm hiểu thị trường và
nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới.
- Phòng khoa học – công nghệ: Đảm nhận việc nâng cao tay nghề cho
nhân viên, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, bảo
dưỡng máy móc thiết bị.
- Đội bảo vệ: Chịu trách nhiệm về công tác an ninh trật tự, bảo vệ tại
sản của công ty cũng như tài sản xã hội chủ nghĩa.
- Các phân xưởng sản xuất: Là bộ phận trực tiếp sản xuất của công ty,
chịu sự quản lý của giám đốc về mọi mặt.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
7
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
3.2 Tổ chức sản xuất:
Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng là một doanh nghiệp sản xuất mang
tính chất công nghiệp chuyên sản xuất các vỏ nhựa của các thiết bị điện.
Sơ đồ 1.2 : Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Cụ thể từng khâu sản xuất:
1) Ban giám đốc sau khi duyệt kế hoạch sản xuất sẽ giao nhiệm vụ cho cac
phân xưởng sản xuất và lắp ráp.
2) Nguyên vật liệu từ kho xuất sang 2 phân xưởng là phân xưởng sản xuất
và phân xưởng lắp ráp.
3) Phân xưởng sản xuất sau khi có sản phẩm sẽ chuyển sang cho phân xưởng
hoàn thiện.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
8
Kế hoạch sản xuất
Phân xưởng

sản xuất
Phân xưởng lắp
ráp
Kho nguyên vật liệu
Tổ
lắp
ráp
1
Tổ
lắp
ráp
2
Phân xưởng hoàn
thiện
Kho thành phẩm
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
4) Một phần sản phẩm sau khi chuyển qua phân xưởng hoàn thiện lại được
chuyển sang cho phân xưởng lắp ráp.
5) Các tổ lắp ráp 1 và 2 của phân xưởng lắp ráp sẽ thực hiện lắp ráp các linh
kiện đã nhập.
6) Sản phẩm của các tổ lắp ráp, của phân xưởng hoàn thiện sau khi được bộ
phận KCS tại mỗi tổ kiểm tra chất lượng sẽ được đóng thùng và nhập kho
thành phẩm.
 Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng tổ chức sản xuất chuyên môn hóa các bộ
phận. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một chức năng riêng nhưng chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau để tạo nên một quy trình sản xuất hoàn thiện
và phối hợp với nhau để đạt được kết quả sản xuất tốt nhất.
4. Tổ chức bộ máy kế toán, phân công lao động kế toán
Bộ máy kế toán là một trong những bộ phận quan trọng của mọi doanh
nghiệp. Bất kể doanh nghiệp đó hoạt động ở lĩnh vực gì đều cần thiết phải có bộ

phận kế toán. Có 3 hình thức tổ chức bộ máy kế toánđó là hình thức tập trung,
hình thức phân tán và hình thức vừa tập trung vừa phân tán. Do nhu cầu đặc
điểm, nhiệm vụ kinh doanh của công ty là hoạt động trên địa bàn rộng ở Bắc
Ninh nên chính vì vậy công ty đã chọn hình thức bộ máy kế toán tập trung nhằm
quản lý và tổ chức bộ máy kế toán của công ty phù hợp với điều kiện quy mô,
trình độ quản lý công tác kế toán ở công ty. Theo hình thức này thì toàn bộ công
tác kế toán được tập trung tại phòng kế toán của công ty.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
9
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Thủ
quỹ
Kế
toán
vật tư
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
TSCĐ
Kế toán
lao động –
tiền lương
Kế toán
thành
phẩm và
tiêu thụ

Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
4.1: Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán
Phòng kế toán có nhiệm vụ: Hạch toán quản lý tài sản và tiền vốn của nhà máy,
đảm bảo về tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh.
Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung, có nhiệm vụ đôn đốc kiểm tra giám
sát việc thực hiện các công việc kế toán, tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh, tài sản, tiền vốn của công ty, giúp giám đốc điều hành sản xuất có
hiệu quả.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi, tập hợp, phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ liên
quan đến TSCĐ, tình hình tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao và phân bổ
khấu hao TSCĐ.
- Kế toán lao động – tiền lương: Tính toán lương và các khoản trích theo
lương theo quy định cho công nhân viên trong công ty.
- Kế thành phẩm và tiêu thụ: Theo dõi tình hình nập, xuất, tồn kho thành
phẩm, tính toán xác định kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm để xác
định kết quả kinh doanh.
- Kế toán vật tư: Theo dõi và lập báo cáo về tình hình nhập, xuất, tồn kho
vật tư toàn công ty, lập bảng phân bổ vật liệu
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát hoạt động của kế toán
thành viên, tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm. Kế toán tổng
hợp còn đảm nhận luôn cả phần hành kế toán vốn bằng tiền.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi tất cả các khoản thu chi tiền mặt, ghi sổ
quỹ, lập báo cáo quỹ.
4.2: Tổ chức vận dụng hình thức kế toán, sổ kế toán
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
10
Các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng
Mức khấu hao hàng
năm của TSCĐ
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC

Theo chế độ kế toán hiện hành hiện nay có 5 hình thức kế toán đó là hình thức
Nhật ký – Sổ cái, hình thức Chứng từ ghi sổ, hình thức Nhật ký chung, hình thức
Nhật ký – Chứng từ, hình thức Kế toán máy.
Công Ty Cổ Phần Nghiệp Quảng đã áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số
15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và các văn bản sửa đổi
bô sung. Từ đặc điểm sản xuất, quản lý công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật
ký chung, loại hình tổ chức công tác kế toán theo kiểu tập trung; Thực hiện ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế theo trình tự thời gian kết hợp với hệ thống hóa theo
nội dung kinh tế, kết hợp giữa hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết.
- Niên độ kế toán: từ 01/01 – 31/12.
- Kỳ hạch toán: Theo tháng.
- Đơn vị tiền tệ: VND – Việt Nam đồng.
- Phương pháp kê khai thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty đã và đang hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp khấu hao Tài sản cố định (TSCĐ): Phương pháp khấu hao
đường thẳng.
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
11
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng hữu ích
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
: Quan hệ đối chiếu
Trình tự ghi sổ:
(1)Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi
sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào Sổ nhật ký chung , sau đó căn cứ vào

số liệu đã ghi trên Sổ nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi vào Sổ nhật ký chung thì ghi vào sổ kế
toán chi tiết liên quan.
(2)Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số
phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và
bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ kế toán chi tiết ) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
SỔ CÁI
Bảng cân đối
phát sinh
Bảng tổng hợp chi
tiết
12
Chứng từ kế toán
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân
đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ
Nhật ký chung cùng kỳ.
 Các loại sổ kế toán công ty áp dụng:
Do công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung nên theo hình thức này
công ty sử dụng hệ thống sổ kế toán sau:
- Sổ kế toán tổng hợp:
+ Nhật ký chung

+ Sổ cái các tài khoản.
- Sổ kế toán chi tiết:
+ Sổ chi tiết các tài khoản.
+ Sổ TSCĐ.
+ Sổ chi tiết vật liệu sản phẩm hàng hóa.
+ Thẻ kho.
+ Sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Thẻ tính giá thành sản phẩm.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua.
+ Sổ chi tiết tiêu thụ.
+ Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.
4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.
Công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo
Quyết định số 15/ 2006/ QĐ – BTC ngày 20/03/2006 .
Một số tài khoản chủ yếu sử dụng trong doanh nghiệp: TK 111, 112, 131,133,
152,153,331,334,411,511,621,622,627,632,911…
4.4 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán.
Hiện nay công ty Cổ Phần Nghiệp Quảng áp dụng chứng từ kế toán ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính
và các văn bản sửa đổi bổ sung. Các chứng từ sử dụng theo đúng biểu mẫu do
BTC ban hành. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
13
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập
1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chứng từ kế toán phải được
lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
Hệ thống chứng từ sử dụng bao gồm:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương:
+ Bảng chấm công.Bảng thanh toán tiền lương.

+ Bảng trích nộp các khoản theo lương…
- Chỉ tiêu hàng tồn kho:
+ Phiếu nhập kho. Phiếu xuất kho. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
+ Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa. Bảng kê mua
hàng.
+ Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ, dụng cụ.
- Chỉ tiêu bán hàng:
+ Bảng thanh toán đại lý, ký gửi.
+ Thẻ quầy hàng.
- Chỉ tiêu tiền tệ:
+ Phiếu thu. Phiếu chi.
+ Giấy đề nghị tạm ứng. Giấy thanh toán tiền tạm ứng.
+ Giấy đề nghị thanh toán. Biên lai thu tiền…
- Chỉ tiêu tài sản cố định:
+ Biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành.
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Biên bản kiểm kê TSCĐ.
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
* Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản luật khác:
- Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH.
- Hoá đơn GTGT.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
14
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
15
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
PHẦN II
THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL, CCDC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NGHIỆP QUẢNG

1. Phân loại nguyên vật liệu:
Hiện nay, NVL chủ yếu sử dụng trong quá trình sản xuất của công ty là:
Nhựa pakêlit được nhập từ Đài Loan, Bìa PC, Cốt phụ, CCDC là quần áo…
NVL, CCDC ở công ty có rất nhiều loại, mỗi loại có một vị trí, vai trò
khác nhau, để tổ chức tốt trong công tác quản lý, công tác kế toán đảm bảo cho
việc sử dụng NVL, CCDC trong sản xuất có hiệu quả, công ty tiến hành phân
loại NVL trên cơ sở sử dụng của từng loại đối với quá trình sản xuất, cụ thể là:
* NVL chính: ở công ty nguyên vật liệu chính gồm Nhựa pakelit. Nhựa EPPhun,
Nhựa PC…
* NVL phụ: Bìa PC, Ốc tán, kéo Silicon, Cốt phụ, nilon, nhựa thông, dây điện,
dầu máy, dầu nhờn,…
* Phụ tùng thay thế, sửa chữa: là các khuôn mẫu sản phẩm, các loại thiết bị được
mua dự trữ để sửa chữa máy móc.
2. Tính giá NVL:
* Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:
Ví dụ: Ngày 08/01/2013 nhập 10 000 m dây điện 1* 0.5 vỏ 3.2 ly, đơn giá nhập
là 1 585/m.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
16
Giá thực
tế vật liệu,
CCDC
Giá mua ghi
trên hóa đơn
người bán
mua ngoài
Các chi phí
trực tiếp phát
sinh trong khâu
mua hàng

Các khoản
giảm trừ
(nếu có)
= + -
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Trị giá nhập dây điện là: 10 000 x 1 585/m = 15 850 000 đ
Công ty nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên giá trị mua NVL tính
theo hóa đơn không bao gồm thuế GTGT.
* Tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Công ty tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo đơn giá bình quân gia
quyền.Theo phương pháp này:
Đơn giá Giá trị TS tồn đầu kỳ + Giá trị TS nhập trong kỳ
bình quân
gia quyền Số lượng TS tồn đầu kỳ + Số lượng TS nhập trong kỳ
cả kỳ dự trữ
Ví dụ: Xác định đơn gia bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ 10 000 m dây điện 1*
0.5 vỏ 3.2 ly xuất trong kỳ ( Đầu kỳ tồn 11 408m với số tiền là 18 102 779 đ,
trong kỳ nhập 35 000m với số tiền là 55 475 000 đ )
Đơn giá 18 102 779 + 55 475 000
bình quân
gia quyền 11 408 + 35 000
cả kỳ dự trữ
= 1 585/m
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất kho là: 10 000m x 1585/m = 15 850 000 đ
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
17
Giá trị thực tế
NVL, CCDC
xuất kho
=

Số lượng
NVL, CCDC
xuất kho
Đơn giá
bình quân
cả kỳ dự trữ
x
=
=
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
3. Kế toán chi tiết NVL:
3.1 Thủ tục nhập – xuất nguyên vật liệu và các chứng từ có liên quan:
Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán các loại
tài sản, cần phải được tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả
hiện vật, không chỉ theo từng kho mà chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ, … và
phải được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các
chứng từ nhập, xuất kho. Công ty phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế
toán chi tiết và lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ
dụng cụ cho phù hợp nhằm tăng cường cho công tác quản lý tài sản nói chung,
công tác quản lý vật liệu nói riêng.
Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số
1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1-11-1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính thì các chứng
từ kế toán về vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm:
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu nhập kho.
- Phiếu xuất kho.
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm hàng hóa.
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà
nước, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể của công ty, có thể sử dụng thêm
các chứng từ kế toán hướng dẫn sử dụng như: Phiếu xuất vật tư theo hạn mức,

biên bản kiểm nhiệm vật tư, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
Đối với chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc phải lập kịp thời, đầy đủ
theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập, công ty phải chịu
trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh.
Mọi chứng từ của vật liệu phải được tổ chức luân chuyển theo trình tự
hợp lý, do kế toán trưởng quy định phục vụ cho việc phản ánh ghi chép và tổng
hợp số liệu kịp thời của các bộ phận cá nhân có liên quan.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
18
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 1:
Công ty cổ phần Nghiệp Quảng
Cụm CN Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
HÓA ĐƠN MUA HÀNG
Ngày: 15/01/2013
Số: MHĐ000370
Loại tiền: VNĐ
Tên nhà cung cấp: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình
Địa chỉ: : Ngõ 320 Đường Khương Đình, Cụm 3, P. Hạ Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội
Mã số thuế: 0100892628
Mã hàng Diễn giải ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
VDAY1*0.
5 V03.2
Dây điện 1* 0.5 vỏ
3.2 ly
m 10 000 1 585 15 850 000
Cộng tiền hàng: 15 850 000
Thuế GTGT: 10% 1 585 000

Tổng cộng thanh toán: 17 435 000
Số tiền bằng chữ: Mười bảy triệu bốn trăm ba mươi năm nghìn đồng chẵn
Người bán hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
19
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 2:
Công ty cổ phần Nghiệp Quảng
Cụm CN Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Mẫu số 01-VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng
BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 15/01/2013 Nợ: 152
Số: MHĐ000370 Có: 331
Họ và tên người giao hàng: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng
Đình
Địa chỉ: Ngõ 320 Đường Khương Đình, Cụm 3, P. Hạ Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội
Diễn giải: Nhập mua dây điện
Theo số: 0010739 ngày 15 tháng 01 năm 2013
Nhập tại kho: 152
STT Mã hàng Tên hàng
hóa, dịch vụ
Đ
V
T
Số lượng Đơn

giá
Thành tiền
Theo
chứng
từ
Thực
xuất
1 VDAY1*0.
5 V03.2
Dây điện 1*
0.5 vỏ 3.2 ly
m 10 000 10 000 1 585 15 850 000
Cộng: 15 850 000
Số tiền bằng chữ: Mười lăm triệu tám trăm năm mươi nghìn đồng chẵn
Ngày ……. tháng ……. năm
Số chứng từ gốc kèm theo:
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
20
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 3:
Công ty cổ phần Nghiệp Quảng
Cụm CN Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20/01/2013
Số:
BHĐ0000388
Người nhận hàng: Công ty TNHH HITACO Việt Nam
Địa chỉ: Thôn Kiêu Kỵ, Xã Kiêu Kỵ, Huyện Gia Lâm, Hà Nội

Diễn giải: Xuất cho bộ phận sản xuất
Xuất tại kho: 152
STT Mã hàng Tên hàng
hóa, dịch vụ
Đ
V
T
Số lượng Đơn
giá
Thành tiền
Yêu
cầu
Thực
xuất
1 VDAY1*0.
5 V03.2
Dây điện 1*
0.5 vỏ 3.2 ly
m 10 000 10 000 1 585 15 850 000
Cộng: 15 850 000
Người lập Người nhận Thủ kho
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
21
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 4:
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Tháng 1 năm 2013
Căn cứ vào hóa đơn số 000370 ngày 15 tháng 01 năm 2013
Của: Công ty TNHH Dây và Cáp điện Thượng Đình

Ban kiểm nghiệm gồm:
Ông (bà): Nguyễn Xuân Hoàn - Trưởng ban
Ông (bà): Nguyễn Văn Thu - Ủy viên
Ông(bà): Nguyễn Thị Thủy - Ủy viên
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT Tên, nhãn hiệu,
quy cách phẩm
chất vật tư
Phương
thức
kiểm
nghiệm
ĐVT Số
lượng
theo
chứng
từ
Kết quả kiểm nghiệm
SL theo
đúng quy
cách
phẩm
chất
SL không
đúng quy
cách
phẩm
chất
1 Dây điện 1* 0.5
vỏ 3.2 ly

m 10 000 10 000
Cộng 10 000 10 000
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: Số vật tư trên đúng quy cách chất lượng, số lượng
theo hóa đơn đủ điều kiện làm thủ tục nhập kho.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.2 Phương pháp kế toán chi tiết NVL, CCDC:
Hiện nay phương pháp hạch toán chi tiết mà công ty áp dụng là phương
pháp ghi thẻ song song. Theo phương pháp này để hạch toán nghiệp vụ Nhập –
Xuất – Tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về
mặt số lượng, phòng kế toán ghi chép cả về số lượng và giá trị của từng vật tư.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
22
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
* Trình tự ghi chép:
Ở kho: Thủ kho dùng Thẻ kho để phản ánh tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho vật
tư. Hàng ngày Thủ kho căn cứ vào chứng từ Nhập – Xuất vật tư sau khi thực
hiện nhiệm vụ nhập xuất sẽ ghi số lượng thực nhập, thực xuất vào thẻ kho. Khi
ghi thẻ kho xong Thủ kho phải chuyển bộ chứng từ nhập, xuất về phòng kế toán.
Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất, thủ kho kiểm tra tính hợp lí, hợp
lệ đầy đủ các chứng từ đối chiếu với số lượng nhập xuất theo mỗi lần
với số lượng thực tế còn trong kho rồi tiến hành ghi vào Thẻ kho.
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
23
Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 5:
Công ty cổ phần Nghiệp Quảng
Cụm CN Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh
Mẫu số: S12-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
THẺ KHO
Tờ số: 1
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Dây điện 1* 0.5 vỏ 3.2 ly
Đơn vị tính: m
Mã kho: 152 Tên kho: Kho NVL chính
S
T
Ngày
tháng
Số hiệu chứng từ Diễn giải Ngày
nhập, xuất
Số lượng

XN
Nhập Xuất Nhập Xuất Tồn
1 31/12/2012 Tồn đầu kỳ 31/12/2012 11 408
2 ……… ………… ……. ……… ………… …… ……… ……
3 ……… ……… ……. ……… ………… …… ……… ……
4 15/01/2013 MHĐ000370 Công ty TNHH
Dây và Cáp
điện Thượng
Đình
15/01/2013 10 000 13 428
Cộng cuối kỳ 35 000 32 980 13 428
Ngày …… tháng ……. năm 2013
Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
24

Chuyên đề Kế toán NVL-CCDC
Biểu 6:
Công ty cổ phần Nghiệp Quảng
Cụm CN Xã Thanh Khương, Huyện Thuận Thành, Bắc Ninh Mẫu số: S10-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC)
SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Mã kho: 152 Tên kho: Kho nguyên vật liệu chính
Tên hàng: Dây điện 1* 0.5 vỏ 3.2 ly Đơn vị: m
Ngày Số Loại Diễn giải Nhập Xuất Tồn
SL GT SL GT SL GT
31/12/2012 Tồn đầu kỳ 11 408 18 102 779
…………. …… ……

……………. …… …… …… …………
…………. …… ……

……………. … ……… …… ………….
15/01/2013 MHĐ
000370

mua
hàng
Công ty TNHH
Dây và Cáp
điện Thượng
Đình
10 000 15 850 000 13 428 21 283 380
Cộng 35 000 55 475 000 32 980 52 273 300 13 428 21 283 380
Tổng cộng 35 000 55 475 000 32 980 52 273 300 13 428 21 283 380

Ngày …… tháng ……. năm 2013
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
NGUYỄN HOÀI THU - LỚP K46A6
25

×