Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Bến quê - Nuyễn Minh Châu (tài liệu hay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.27 KB, 30 trang )

BẾN QUÊ
Nguyễn Minh Châu
Nhĩ nằm yên để cho vợ chải những nhát lược cuối
cùng. Nhĩ biết mình có một cái đầu tròn trịa, tóc Nhĩ
đến bây giờ vẫn đen và không khô. Chẳng biết lúc
này trong khi Liên đứng trên đầu phản cẩn thận đưa
những nhát lược, Nhĩ nghĩ thầm, “cô ấy” có nhớ mái
đầu với bộ tóc đen óng mượt đã khiến cho anh một
thời được tiếng là một “Đông Gioăng”? Cho nên trước
đây trong cơ quan so với mấy anh em cùng tuổi, anh
được tiếng là một người lâu già.
Chải đầu cho chồng xong, Liên đỡ anh ngồi dậy,
cúi xuống dưới gầm tủ lấy thêm mấy chiếc gối đem kê


sau lưng anh.
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng
đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu
sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa
đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng
còn sót lại trở nên đậm sắc hơn. Ừ cũng chả phải,
Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa
nghĩ, chính vì thời tiết đã thay đổi, đã sắp lập thu rồi,
cái nóng hầm hập ở trong phòng cùng với thứ ánh
sángloa lóa vừa nhìn đã thấy chói cả mắt ở ngoài bờ
sông Hồng không biết đã rút đi đâu từ bao giờ.
Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu

thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt,
mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao
hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ
mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông, và
cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia
sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ
của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với
màu xanh non - những màu sắc thân thuộc quá như
da thịt, hơi thở của đất màu mỡ. Suốt đời Nhĩ đã từng
đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là
một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao
giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa

sổ nhà mình.
Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát
miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ
để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước
ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình.
Anh không dám nhìn vào mặt con. Trong khi lại
nghiêng mặt ra ngoài cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận
thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẵm màu hơn -
một màu tím thẵm như bóng tối…
Chờ khi đứa con trai đã bưng thau nước xuống
nhà dưới, anh hỏi Liên:
- Đêm qua lúc gần sáng em có nghe thấy tiếng gì

không?
Liên giả vờ không nghe câu chồng vừa hỏi. Trước
mặt chị hiện ra một cái bờ đất lở dốc đứng của bờ
bên này, và đêm đêm cùng với con lũ nguồn đã bắt
đầu dồn về, những tảng đất đổ òa vào giấc ngủ.
- Hôm nay đã là ngày mấy rồi em nhỉ?
Liên vẫn không đáp và biết chồng đang nghĩ gì.
Chị đưa những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve
bên vai chồng:
- Anh cứ yên tâm. Vất vả, tốn kém đến bao nhiêu em
với các con cũng chăm lo cho anh được.
Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo

vá.
- Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm… mà em vẫn nín
thinh.
- Có hề sao đâu… Miễn là anh sống, luôn luôn có mặt
anh, tiếng nói của anh trong gian nhà này…
Ngừng một lát, Liên nói tiếp:
- Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng
mười, nhất định anh đi lại được.
- Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi
Thành phố Hồ Chí Minh một chuyến.
Liên biết chồng nói đùa:
- Đi Thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được

nhưng anh có thể chống gậy đi trong nhà. Hoặc tiến
triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước
xuống một bậc… hoặc giá anh lại khỏe hơn, chúng
mình có thể bước xuống hai bậc.
- Ừ, tưởng gì… nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi
ra được đến đầu cầu thang…
Liên đặt bàn tay vào sau phiến lưng đã có nhiều
mảng da thịt vừa chai cứng vừa lở loét của Nhĩ:
- Em đỡ anh nằm xuống nhé?
- Khoan. Em cần ra chợ hay đi đâu thì cứ đi. Khi nào
mỏi anh sẽ gọi con.
Một lát sau Nhĩ còn nghe tiếng vợ đi lại dọn dẹp và

dặn dò con điều gì đó. Liên hãm nước thuốc ở cái
siêu đất ra chiếc bát chiết yêu, Nhĩ đoán thế, nghe
tiếng nước rót ra lẫn mùi thuốc bắc bay vào nhà. Rồi
Liên xuống thang, vẫn cái tiếng bước chân rón rén
quen thuộc suốt cả một đời người đàn bà trên những
bậc gỗ mòn lõm.
Chờ Liên xuống tầng dưới rồi Nhĩ mới lên tiếng:
- Tuấn, Tuấn à!
Anh con trai đánh trần ngồi tựa vào bức tường
đầu cầu thang, tay nhặt rau muống, mắt cúi xuống
một cuốn sách truyện dịch. Nghe bố gọi, Tuấn chạy
vào trong tay vẫn cầm quyển sách dảy cộm gập đôi:

- Bố mỏi rồi. Con đỡ bố nằm xuống nhé!
- Chưa… - đến lúc này Nhĩ mới ngắm kĩ đứa con trai.
Nó là đứa thứ hai, gần một năm nay vắng nhà, đi học
tận trong một thành phố phía nam và vừa mới trở về
đêm qua. Anh thấy càng lớn thằng con anh càng có
nhiều nét giống anh.
Người cha sắp từ giã cõi đời đang giấu một tâm
sự bí mật gì đó trong cái vẻ lúng túng. Anh ngước
nhìn ra ngoài cửa sổ một lần nữa rồi quay vào bất
chợt hỏi:
- Đã bao giờ Tuấn… sang bên kia chưa hả?
- Sang đâu hả bố?

- Bên kia sông ấy!
Anh con trai đáp bằng vẻ hờ hững:
- Chưa…
Nhĩ tập trung hết sức còn lại để nói ra cái điều
ham muốn cuối cùng của đời mình:
- Bây giờ con sang bên kia sông hộ bố…
- Để làm gì ạ?
- Chẳng để làm gì cả. - Nhĩ có vẻ ngượng nghịu vì cái
điều anh sắp nói ra quá ư kì quặc - Con hãy qua đò
đặt chân lên bờ bên kia, đi chơi loanh quanh rồi ngồi
xuống nghỉ chân ở đâu đó một lát, rồi về…
Anh con trai cười:

- Bố đang sai con làm cái việc gì lạ thế?
- Hay là thế này nhé. - Nhĩ vẫn không hề thay đổi ý
kiến - Con cầm đi mấy đồng bạc xem bên ấy có hàng
quán người ta bán bánh trái gì, con mua cho bố.
Anh con trai miễn cưỡng mặc quần áo, đội chiếc
mũ nan rộng vành đề phòng đến trưa có thể nắng to -
theo lời yêu cầu khẩn khoản của Nhĩ - giắt vào người
mấy đồng bạc.
Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống
thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên
chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được bên ngoài phiến
nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa

vòng trái đất - trong một chuyến đi công tác ở một
nước bên Mĩ La-tinh hai năm trước đây. Anh mệt lử.
Và đau nhức . Ngồi lại nghỉ một chặng và chỉ muốn
có ai đỡ cho để nằm xuống.
Nghe tiếng chân giậm thình thịch đều đặn ở bên
kia tường. Nhĩ cúi xuống thở hổn hển để lấy lại sức
rồi cất tiếng gọi yếu ớt: “Huệ ơi!”.
Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo
may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây
sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã
quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần
nằm xuống phải không ạ?”. Nhĩ đáp trong hơi thở gấp

gáp: “Ừ, ừ… chào cháu!”. Cô bé nhảy lên phản, vừa
mò vào người Nhĩ đã vội vã nhảy xuống, nó chạy ra
đầu cầu thang cầm đoạn dây khẽ phất xuống bên
dưới và gọi toáng lên:
- Vân ơi, Tam ơi, Hùng ơi!
Một lát sau không phải chỉ có ba đứa mà cả một lũ
trẻ ở tầng dưới lần lượt chạy lên:
- Chúng cháu chào bác ạ!
- Chào bác Nhĩ ạ!
Vây bọc bởi đám trẻ con đứng lố nhố chung
quanh. Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn
cười, y như một chú bé mới đẻ đang toét miệng cười

với tất cả, tận hưởng sự thích thú được chúng chăm
sóc và chơi với.
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi
nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm nằm ra mép
tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân.
Chúng giúp anh đặt một bàn tay lên bậu cửa sổ,
kê cao thêm dưới mông anh bằng cả một chiếc chăn
gập lại rồi sau đó mới bê cái chồng gối đặt sau lưng.
Chẳng biết thế nào mà sáng nay tất cả những
ngón tay của chúng đều chua lòm mùi nước dừa,
nhưng không sao, vì thế anh càng yêu lũ trẻ trong
ngôi nhà mình.

Ngay lúc ấy, cái vật mà Nhĩ nhìn thấy trước tiên
khi được ngồi sát ngay sau khuôn cửa sổ là một cánh
buồm vừa bắt gió căng phồng lên. Con đò ngang mỗi
ngày chỉ qua lại một chuyến giữa hai bờ ở khúc sông
Hồng này vừa mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân
bãi bồi bên kia, cánh buồm nâu bạc trắng vẫn còn
che lấp gần hết cái miền đất mơ ước.
Sát bên bờ của dải đất lở dốc đứng bên này, một
đám đông khách đợi đò đứng nhìn sang. Người đi bộ,
người dắt xe đạp. Một vài tốp đàn bà đi chợ về đang
ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy. Nhĩ nhìn
mãi đám khách nhưng vẫn không tìm thấy cái mũ cói

rộng vành và chiếc sơ mi màu trứng sáo đâu cả.
Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến
hàng cây bằng lăng bên kia đường. Thằng bé vẫn
cắp cuốn sách bên nách đang sà vào một đám người
chơi phá cờ thế trên hè phố. Suốt đời Nhĩ cũng đã
từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật là không
dứt ra được. Không khéo rồi thằng con trai anh lại trễ
mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn
bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được
những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại, nó
đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa
chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp

mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn
mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ
bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng
anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha
lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải
thích hết.
Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ
một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang
còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ. So với ngày ấy
bây giờ Liên đã trở thành một người đàn bà thị thành.
Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình
bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét

tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng
chính nhờ có điều đó mà sao nhiều ngày tháng bôn
tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa
là gia đình trong những ngày này.
Con đò đã sang quá nửa sông, ngồi đây Nhĩ đã có
thể nhìn thấy rõ từng mảnh vá trên lá buồm cánh dơi
in bật trên một vùng nước đỏ.
Giữa lúc Nhĩ đang nhìn thấy trong tưởng tượng
chính mình trong tấm áo màu xanh trứng sáo và
chiếc mũ nan rộng vành, như một nhà thám hiểm
đang chậm rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất
dấp dính phù sa - chợt nghe sau lưng có tiếng ho.

Nhĩ quay lại.
Ông cụ giáo Khuyến tựa trên chiếc gậy song đang
đứng bên phản. Đã thành lệ, buổi sáng nào ông cụ
già hàng xóm đi xếp hàng mua báo về cũng ghé vào
hỏi thăm sức khỏe của Nhĩ.
- Cụ ạ - Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm
nằm của mình – cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho
cụ.
- Hôm nay ông Nhĩ có vẻ khỏe ra nhỉ?
- Dạ, con cũng thấy như hôm qua…
Chợt ông cụ già hàng xóm hốt hoảng quá! Ông cụ
giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một

cách khác thường, hai mắt long lanh chứa một nỗi
mê say đầy đau khổ, cả mười đầu ngón tay Nhĩ đang
bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa
bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt hết
mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô
người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía
ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra
hiệu cho một người nào đó.
Ngay lúc bấy giờ, chiếc đò ngang mỗi ngày một
chuyến chở khách qua lại hai bên sông Hồng vừa
chạm mũi vào cái bờ đất lở dốc đứng phía bên này.
( Truyện ngắn Nguyễn Minh Châu. Nhà xuất

bản Văn học - 2006 )
Nguyễn Minh Châu (nhà văn)
Nguyễn Minh Châu
Sinh 20/10/1930
Quỳnh Lưu, Nghệ An
Mất 23/1/1989
Hà Nội
Nghề nghiệp nhà văn
Tác phẩm chính Cỏ lau
.
Nguyễn Minh Châu (20 tháng 10 năm 1930 - 23 tháng 1 năm 1989) là một nhà văn có ảnh
hưởng quan trọng đối với văn học Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam và thời kỳ đầu

của đổi mới.
Tiểu sử
Nguyen Minh Chau Năm 1945, ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế với bằng Thành chung.Tháng
1 năm 1950, ông học chuyên khoa và sau đó gia nhập quân đội, học ở trường sỹ quan lục quân
Trần Quoc Tuan. Từ năm 1952 đến 1956, ông công tác tại Ban tham mưu các tiểu đoàn 722, 706
thuộc sư đoàn 320. Từ năm 1956 đến 1958, Nguyen Minh Chau là trợ lý văn hóa trung đoàn 64
thuộc sư đoàn 320. Năm 1961, ông theo học trường Văn hóa . Năm 1962, Nguyen Minh Chau về
công tác tại phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông được
kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam năm 1972.
Các tác phẩm chính
 Cửa sông (tiểu thuyết, 1966)
 Những vùng trời khác nhau (truyện ngắn, 1970)

 Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972)
 Miền cháy (tiểu thuyết, 1977)
 Lửa từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977)
 Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982)
 Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (truyện ngắn, 1983)
 Bến quê (truyện ngắn, 1985)
 Mảnh dất tình yêu (tiểu thuyết, 1987)
 Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ (1987)
 Cỏ lau (truyện vừa, 1989).
 Nguyễn Minh Châu toàn tập (NXB Văn Học, 2001)
Giải thưởng
1. Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuậ t vào năm 2000

2. Tác phẩm Cỏ lau đạt giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam vào năm 1990
3. Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1984 - 1989 cho toàn bộ sáng tác của Nguyễn
Minh Châu viết về chiến tranh và người lính
Bến quê"- Nguyễn Minh Châu
1.Tác giả:
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu ( 1930- 1989) sinh tại làng Thôi, xã Quỳnh Hải, huyện
Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam (1972).
- Hoạt động văn học của Nguyễn Minh Châu khá phong phú và có những thành công
đáng trân trọng. Chỉ riêng về lĩnh vực sáng tac, nhiều tác phẩm của ông đã trở thành
đề tài tìm hiểu của hàng trăm bài báo, bài nghiên cứu và những chuyên luận khoa
học trong và ngoài nước. Đọc lại những trang viết cảu ông, đọc lại những bài viết về
ông, có thể thấy rằng: về cuộc đời và sự nghiệp vă học của Nguyễn Minh Châu còn

tiềm ẩn nhiều vấn, nhiều ngợi ý có khả năng hứa hẹn cho việc tiếp tục tìm hiểu,
nghiên cứu ở những bình diện và phương pháp tiếp cận mới.” (Nguyễn Trọng Hoàn,
Nguyễn Minh Châu- về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục 2001).
Các tác phẩm chính : Cửa sông (tiểu thuyết, 1967) ; Những vùng trời khác nhau
( Tập truyện ngắn, 1970) ; Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972) ; Từ giã tuổi thơ
(tiểu thuyết, 1974) ; Miền cháy (tiểu thuyết, 1977) ; Lửa từ những ngôi nhà (tiểu
thuyết,1977) ; Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981); Những người đi từ trong rừng
ra (tiểu thuyết, 1982) ; Người đàn bà trên chiến tàu tốc hành ( Tập truyện ngắn,
1983) ; Đảo đá kì lạ ( 1985) ; Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987) ; Chiếc thuyền
ngoài xa ( Tập truyện ngắn, 1987) ; Cỏ lau ( Tập truyện vừa, 1989) ; Trang giấy
chiếc đèn ( tiểu luận phê bình, 1994) ;
Tác giả đã được nhận : Giải thưởng bộ quốc phòng ( 1984, 1989) ; Giải thưởng hội

nhà văn Việt Nam ( 1988, 1989) ; Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật
( 2000) .
2. Tác phẩm:
Truyện ngắn Bến Quê in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh
Châu, xuất bản năm 1985. Trong truyện ngắn này, ngòi bút của nhà văn hướng vào
đời sống thế sự nhân sinh thường ngày với những xhi tiết sinh hoạt đời để phát hiện
được chiều sâu của cuộc sống với bao quy luật và nghịch lý, vượt ra khỏi cách nhìn,
cách nghĩ trước đây của cả xã hội và của chính tác giả.
***
Ánh trăng và Bến quê
GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN.
Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954

đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc
động chân thành.
Có thể nói Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu là hai cây bút tiêu biểu cho văn học Việt Nam từ năm 1954
đến nay. Mỗi tác phẩm của họ đều để lại những dấu ấn sâu sắc, những âm vang dậy lên trong ta sự xúc
động chân thành.
Trong văn học thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu đã rất thành công trong cảm
hứng ngợi ca đất nước và nhân dân anh hùng. Từ sau năm 1975 đến nay, đất nước từng bước chuyển
mình để đi đến sự đổi mới toàn diện.
Trên cái nền hiện thực ấy, Nguyễn Duy và Nguyễn Minh Châu đã hướng ngòi bút của mình vào các vấn đề
có tính chân thực cao về đời sống xã hội. Một trong những đề tài được quan tâm là sự tự thức tỉnh, tự giáo
dục để hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách.
Đọc tác phẩm “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy và “Bến Quê” của Nguyễn Minh Châu, ta cảm nhận sâu sắc bài

học làm người mà mỗi tác giả đã gửi gắm trong hành trình tìm về nguồn cội và cuộc đấu tranh tự vấn lương
tâm để thức tỉnh chính mình.
Đôi khi giữa cuộc sống phồn hoa đô hội, con người với đầy đủ những tiện nghi sinh hoạt hiện đại, sang
trọng, bị cuốn hút bởi nhiều thú vui mới lạ, hấp dẫn dễ đánh mất đi những gì đẹp đẽ thân thương của quá
khứ mà đáng lẽ phải trân trọng nâng niu, yêu quý. Ta đã bắt gặp điều ấy qua “Ánh Trăng”. Bài thơ đã đạt
giải A trong cuộc thi thơ do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. “Ánh Trăng” là lời nhắc nhủ về những tháng năm
gian lao mà anh dũng, nghèo khổ mà nồng ấm tình thương cuả cuộc đời người chiến sĩ gắn bó với thiên
nhiên, với con người bình dị, hiền hậu, Nguyễn Duy đã gợi nhớ một miền ký ức thẳm sâu:
“Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ”

Dù sống ở “đồng”, ở “sông” hay ở “bể” ở “rừng” thì đi đâu nhân vật trử tình “Ta” cũng có “Trăng” bầu bạn.
Quan hệ giữa Vầng Trăng – Ta là quan hệ tri kỉ. Không gian “Đồng” “Sông” “Biển” “Rừng” gợi nhớ quá khứ
gian khổ. Ở đó Vầng Trăng đã trở thành máu thịt của Ta:
“Ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa”
Từ Vầng Trăng Tri kỉ đến Vầng Trăng Tình nghĩa là quá trình gắn bó sâu nặng khẳng định một tình cảm
vững bền tưởng như không bao giờ thay đổi. Thế nhưng, “người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm
được” (lão Hạc – Nam Cao).
Nhân vật trữ tình trong Ánh Trăng đã như thế!
“Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
Vầng Trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”
Từ Vầng Trăng Tri kỉ, Vầng Trăng Tình nghĩa nay đã biến thành Vầng Trăng người dưng! Qủa là một sự
thay đổi không thể lường trước. Một sự phản bội?
Điều gì đã làm nên sự phản bội đáng xấu hổ ấy? Phải chăng là sự đổi thay về môi trường sống: Từ miền
gian khổ thiếu thốn, khó khăn về nơi đầy đủ, sung sướng? từ giữa thiên nhiên mộc mạc chân chất.
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây ảo”
Về với “Ánh điện cửa gương:…? phải chăng “có mới, nới cũ”? Lối sống mới, cuộc sống mới với bao nhiêu
cái mới đã làm cho Ta quên đi Ánh Trăng quá khứ, đúng là sự tự cắt bỏ đi một phần máu thịt của chính
mình! Thế nhưng, “cuộc đời vốn đa sự, con người vốn đa đoan” chỉ đến khi trong cuộc sống gặp trắc trở
khó khăn thì Ta mới có dịp để nhìn lại chính mình:
“Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn – đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn”
Chính trong lúc khó khăn ấy của cuộc sống, Vầng Trăng, lại đột ngột xuất hiện trọn vẹn, thủy chung. Đối
diện với “trăng tròn vành vạnh” là sự đối diện với sự vẹn tròn chân thật, yêu thương và ấm áp. Đối diện với
lòng độ lượng, khoan dung của quá khứ ân tình, ân nghĩa Ta chợt thấy giật mình:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Nhân vât trữ tình trong bài thơ “giật mình” hay chính Ta cũng phải giật mình. Hãy cảnh tỉnh mình khi chưa
quá muộn!

Bài thơ như một lời tự sự của chính tác giả, như một lời tự sự của chính mỗi chúng ta, nhắc nhở ta về thái
độ sống “uống nước, nhớ nguồn”, thủy chung cùng quá khứ.
Cũng là một bài học làm người, Nguyễn Minh Châu qua tác phẩm “Bến Quê” để lại trong ta những trăn trở,
những suy ngẫm sâu xa mang tính triết lý.
“Bến Quê” được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn đổi
mới nền văn học. Có nhà văn cho rằng, ông là người mở đường tinh anh và tài năng đã đi được xa nhất.
Bài học làm người ta bắt gặp trong “Bến Quê” được gởi gắm qua nhân vật trữ tình – tư tưởng: nhân vật Nhĩ
với nhiều nghịch lí trong cuộc đời.
Nhĩ là con người từng trải, có địa vị, đi rộng, biết nhiều. Bao cảnh đẹp chốn gần xa, của ngon vật lạ trên thế
giới anh đều được thưởng thức: “Suốt cả đời Nhĩ đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Thế
mà những cảnh vật gần gũi nơi bến quê: “Cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông Hồng đang
phô ra trước khuôn cửa sổ gian gác nhà Nhĩ như một thứ vàng thau xen lẫn màu xanh non. Những màu sắc

thân thuộc quá như da thịt như hơi thở của đất mỡ màu” thì mãi cuối cuộc đời khi bị cột chặt trên giường
bệnh Nhĩ mới nhận ra! Cũng như lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên – vợ anh mặc tấm áo vá! Hình ảnh người
vợ tảo tần giàu đức hy sinh làm Nhĩ thật sự cảm động. Đó là tiếng lòng, tiếng đau thương mà không phải
lúc nào anh cũng nghe cũng cảm được. Đến bây giờ Nhĩ mới khám phá ra vẻ đẹp của bến quê ư! Đến bây
giờ Nhĩ mới thấy Liên mặt áo vá ư! Tại sao vậy? Phải chăng vì quá mãi mê khám phá những gì xa xôi mới
mẻ mà anh đã bỏ quên đi điều gần gũi thân thương và rất đỗi thiêng liêng!
Khát vọng cuối cùng của Nhĩ lúc biết mình sắp từ giả cõi đời là muốn đặt chân lên mảnh đất ở bãi bồi bên
kia sông, nơi ấy có bến quê của anh Nhĩ… Anh không thể tự mình làm được điều đó. Bởi vì “nhấc mình ra
được bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng mình như vừa bay được nửa vòng trái đất”. Anh đã phải cậy
nhờ Tuấn – con trai anh làm điều ấy. Tuấn là sinh viên học tại một trường đại học ở tận một thành phố phía
Nam đã miễn cưỡng nhận lời cha. Thế nhưng, lời cầu xin tha thiết và thái độ khẩn khoản của người cha ốm
đau tội nghiệp đã bị anh bỏ quên ngay sau đó. Anh đã rơi vào trận chơi phá cờ thế trên vỉa hè và để lỡ mất

chuyến đò duy nhất trong ngày về bãi bồi phía bên kia, để lỡ mất cơ hội duy nhất thực hiện ước nguyện của
người cha đáng kính!
“Suốt đời Nhĩ cũng từng chơi phá cờ thế trên nhiều hè phố, thật không dứt ra được. Không khéo rồi thằng
con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật
khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng mình, vả lại, nó đã thấy có gì hấp dẫn ở bên kia
sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự
giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái
điều kiện riêng anh khám phá thấy như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao
giờ giải thích hết”. Những suy nghĩ mang tính trải nghiệm của Nhĩ làm cho ta cảm thấy day dứt trăn trở!
Làm sao để thoát khỏi “cái điều vòng vèo chùng chình” trong cuộc sống? Trong cuộc đời? Bởi vì chính cái
điều vòng vèo chùng chình ấy mà Nhĩ đã đau đớn ân hận vào giờ phút cuối cuộc đời! Và Tuấn – con trai
anh rồi sẽ đau đớn ân hận bên linh cữu của cha! Và cả chúng ta nữa, chúng ta cũng có thể như thế!

Bài học làm người mà Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong “Bến Quê” thật là sâu sắc!
“Ánh Trăng” và “Bến Quê” – hai tác phẩm với hai thể loại khác nhau nhưng cả hai là bài học quý giá cho
mỗi chúng ta. Mắc-xim-gor-ki đã từng nói: “Văn học là nhân học”. Học văn là học về con người, học cách
làm người!
Cám ơn Nguyễn Duy, cám ơn Nguyễn Minh Châu bằng văn học nghệ thuật đã cho ta bài học đạo lý làm
người. Đó là hành trang sống của mỗi chúng ta để ta vững bước trên đường đời. Đúng là: “Nghệ thuật
không đứng ngoài trỏ vẻ cho ta đường đi mà nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng ta, khiến ta phải tự bước lên
con đường ấy (Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập, Tập II – Nhà Xuất bản Văn học)
Tiêu đề: Bến Quê - Nguyễn Minh Châu
“Bến quê”(1985) là tác phẩm đầy triết lí của NMC- một cây bút
văn xuôi tiêu biểu của nền vh VN hiện đại. Tác phẩm được viết
trong quãng thời gian cuối đời của tác giả, khi ông đã có một độ

chín về nghệ thuật và nhiều trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời.
Nhưng tác phẩm này không chỉ hấp dẫn độc giả bởi bề sâu tư
tưởng được thể hiện qua nghệ thuật xây dựng tình huốn nhiều
nghịch lí, các hình ảnh mang tính chất biểu tượng hay sự khắc
họa nội tâm tinh tế của tác giả… mà còn bởi những dòng miêu tả
vẻ đẹp quê hương và tình cảm trước đất và người quê hương của
nhân vật Nhĩ. Tình quê trong “Bến quê” tạo nên một dư vị ngọt
ngào khó quên trong toàn bộ tác phẩm này.
Tình cảm với quê hương trước hết thể hiện qua những cảm nhận
của nhân vật truớc vẻ đẹp của bãi bồi quê hương buổi sáng hôm
ấy. Cảnh vật được nhìn qua con mắt của một bệnh nhân hiểm
nghèo đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời nhưng

không hề mang màu sắc u ám mà ngược lại rất tinh tế và rực rỡ
sắc màu. Đó là màu tím của chùm hoa bằng lăng cuối màu, màu
đỏ của phù sa sông hồng, màu xanh của bầu trời thu và màu
vàng thau xen lẫn xanh non của bờ bãi… Không có tình yêu với
quê hương nv không thể có những cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp và
sự trù phú ấy. Cảnh vật hiện lên đậm chất thơ, vùă quen vừa lạ,
gần gũi quen thuộc mà vẫn ánh lên vẻ đẹp bình dị của một hàng
cây, con thuyền , bến sông…
Không chỉ vậy, Nhĩ còn khao khát cháy bỏng được đặt chân lên
bờ sông bên kia, giẫm chân lên dải phù sa êm mịn của quê
hương mặc dù bản thân đang nằm liệt giường đã mấy năm nay.
Điều ấy cũng chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững,

bình thưuờng và sâu xa trong cuộc sống- những giá trị thường bị
bỏ qua nhất là thòi tuổi trẻ nhiều khao khát nhưng không ít nông
nổi Dù từng in gót chân khắp chân tròi xa lạ nhưng đến cuối đời
Nhĩ vẫn nhận ra chỉ có quê hương mới mang một vẻ đẹp bình dị
mà tha thiết đến thế. Không thể lên đò sang bến bên kia nhưng
tình cảm Nhĩ dành cho quê hương thì không thể phủ nhận đươc.
Ở đây dường như có cả niềm xót xa ân hận và không phải với
quê huơng của Nhĩ.
Tình quê còn nồng ấm trong tình cảm giữa những con người thôn
quê chân chất, giàu tình thương yêu. Đó là những cử chỉ dịu dàng
ân cần của Huệ- vợ Nhĩ, bao nhiêu năm vẫn giữ trọn những nét
tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa. Anh đã tìm thấy ở

người vợ ngộ khang của mình một chỗ dựa, một chỗ dựa tinh
thần trong cả cuộc đời mình. Là tình cảm của những đứa trẻ con
hàng xóm tay chân chua lòm mùi nước dưa nhưng ngoan ngoãn,
đáng yêu ríu rít chăm sóc Nhĩ và giúp anh ngồi dậy khi Huệ- vợ
anh đi vắng. Là ông cụ giáo Khuyến sáng nào cũng ghé vào hỏi
thăm sức khoẻ của Nhĩ…Chưa kể tới tới tình cảm của những
người ruột thit, sự quan tâm và chân thành của những đứa trẻ
láng giềng, của cụ giáo Khuyến chính là biểu hiện của vẻ đẹp tình
quê mà ở nhiều vùng thị thành khó mà có được…
Như thế, vẻ đẹp của tình quê trong tác phẩm này thể hiện ở tình
cảm trước vùng đất quê hương và giữa những con người vời
nhau. Tình quê thứ tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp

và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình, của quê hương…
cảm nhận tác phẩm bến quê của nguyễn minh châu
Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ, tình yêu.
Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng đến cuối đời, căn
bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh, không thể nhúc nhích được.
Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra những nét gần gũi, bình dị của quê
hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra trước mắt
anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao qua ô cửa sổ nhà
mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng phía xa là con sông Hồng
với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ
tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật

đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao
hơn”, “dòng sông như rộng ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ?
Đó chỉ là cái nhìn của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa,
xa lắm…. Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không
còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau những câu
hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi nhỉ?”. Hình như Liên
đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời. Không phải ngẫu nhiên mà
những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi
bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về
quãng đời còn lại của Nhĩ một cách thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang
tính biểu tượng được Nguyễn Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên giường

bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ mới được sống
bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là những bông hoa bằng
lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương… Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc
áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa quan tâm hết mực nay hiện ra trước
mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt
của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu
vợ mình hơn bao giờ hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không
hề thay đổi cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu thương
những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ là được đặt
chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này không thể. Anh đã nhờ
con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh. Nhưng nghịch lý thay! Con anh

cũng không làm được điều mà cha mình mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn
của cha và ra đi một cách miễn cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để
thoả mãn nhu cầu ham chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ
anh cũng từng như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu
hết được sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận
ra một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên đường
đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch lý trong cuộc
đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình huống nghịch lý trong
truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết cách sống tốt hơn, sống đẹp
hơn.
Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài cửa sổ một
cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh buồm. Hành động cuối

cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay ra ngoài vẫy vẫy như đang ra
hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con
trai mình hãy nhanh chóng để lỡ chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người
hãy sống khẩn trương, sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng
vèo”, “chùng chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi
trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi vĩnh
hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã đánh thức Nhĩ
để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương, để anh thêm yêu
quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần vấp ngã trên đường đời nhưng
chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không. Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi
những ước mơ xa vời nơi chân trời tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của

quê hương, của người thân. Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng.
Cuộc sống đối với Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi
vị trong anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm
dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn thu, đây
cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho cuộc đời
một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ mãi. Trong cuộc
sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình” của đường đời, hãy sống
sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá trị gần gũi, bình dị của quê hương
bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng
của cuộc đời mỗi con người. Tình yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi
chúng ta hướng tới những ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió

của cuộc đời.
__________________
Cảm nhận của nhân vật Nhĩ trong tác phẩm Bến Quê
Nhân vật Nhĩ có một hoàn cảnh thật đặc biệt. Lúc còn trẻ anh đã đi khắp nơi trên thế
giới nhưng cuối đởi lại bị cột chặt trên giường bệnh bởi một căn bệnh hiểm nghèo,
đến nhích người về phía cửa sổ cũng phải có người đỡ. Và trong cái hoàn cảnh éo le
ấy, anh chợt nhận ra vẻ đẹp bình dị của bến quê, nhận ra cái quí nhất trong cuộc đời
mình chính là gia đình.
Nổi bật ở nhân vật Nhĩ là tình yêu gia đình. Anh rất yêu vợ. Chẳng phải vì thế mà
anh đã nghĩ :" Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và hi sinh từ bao
đời xưa" Và Nhĩ cũng rất yêu quí con. Anh muốn nhờ Tuấn sang bãi bồi bên kia sông
không chỉ vì đó là ước mơ mà anh không thực hiện được mà còn vì anh không muốn

Tuấn giống như mình: bỏ qua cái đẹp bình dị của quê hương để chạy theo cái hào
nhoáng nhất thời để rồi đến khi hối hận cũng không kịp. Nhĩ không muốn sau này
con anh phải chịu cái ân hận đau đớn mà anh đang chịu.
Nhưng cao hơn tình yêu gia đình chính là tình yêu quê hương xứ sở, cái bến quê bình
dị. Anh từng đi tới bất cứ nơi xó xỉnh nào trên trái đất nhưng lại chưa một lần đặt
chân lên bãi bồi bên kia sông. Điều đó dày vò Nhĩ không thôi. Anh cảm thấy có lỗi với
cái mảnh đất đã nuôi anh khôn lớn. Đó chẳng phải là tinh yêu anh giành cho quê
hương mình sao? Và cũng chính cái tình cảm ấy đã thôi thúc Nhĩ đặt chân lên cái bãi
bồi thân thương ấy đến nỗi trở thành một khao khát, cái khao khát mà anh đã tin
cậy nhờ Tuấn thực hiện giùm nhưng anh chàng lại sa vào đám chơi cờ thế. Cái tình
yêu, cái khao khát ấy như được đẩy lên cao nhất ở chi tiết cuối cùng:"Anh đang cố
thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài,

giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết
ra hiệu cho một người nào đó"
__________________
Suy nghĩ về nhân vật Nhĩ trong tác phẩm "BQ"
Là một trong những cây bút tiêu biểu của nền văn học kháng chiến chống Mỹ
,Nguyễn Minh Châu có nhiều những tìm tòi quan trọng góp phần đổi mới văn học
nưu?c nhà .Truyện ngắn của ông thưuờng chứa đựng những suy ngẫm trải nghiệm
sâu sắc về con ngưuời và cuộc đời . “Bến quê ” là tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đó .
Toàn bộ câu chuyện xoay quanh nhân vật Nhĩ trong những ngày cuối đời .Chuỗi
nghịch lý bắt đầu chính trong những ngày ấy .Bị cột chặt trên giuờng bệnh ,Nhĩ phát
hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông .Cảnh vật nơi ấy đẹp nhưu thơ nhưu
hoạ :Những bông bằng lăng cuối mùa thưua thớt nhung đậm sắc ,con sông Hồng

màu đỏ nhạt ,ánh nắng sớm ,vùng phù sa lâu đời của bãi bồi bên kia sông …Những
cảnh sắc vốn quen thuộc gần gũi nhưung duường nhuư rất mới mẻ đối với anh
.Chính vào lúc nhận ra vẻ đẹp và sự giàu có của bến quê cũng là lúc Nhĩ hiểu ra một
cách đau xót ,bởi một ngưuời “đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất
” lại chưua từng đặt chân lên “cái bờ bên kia sông Hồng ngay truước cửa sổ nhà mình
”.
Căn bệnh liệt gắn chặt Nhĩ vào giưuờng bệnh .Mọi sinh hoạt của anh trông cả vào sự
chăm sóc của vợ con . Sáng hôm ấy ,bằng trực giác ,anh nhận ra thời gian của mình
chẳng còn bao lâu nữa ,anh mới cảm nhận thấm thía về nguười vợ của mình .Nhĩ để
ý “thấy Liên mặc áo vá ”, “những ngón tay gầy guộc âu yếm vuốt ve bên vai anh
”,anh nói với vợ những lời xót xa, ân hận : “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm ”.Giờ
đây Nhĩ mới thực sự thấu hiểu và biết ơn vợ sâu sắc bởi “tâm hồn Liên vẫn giữ

nguyên vẹn những nét tảo tần và chịu đựng hy sinh từ bao đời xưa và cũng chính
nhờ điều đó, mà sau nhiều tháng ngày bôn tẩu tìm kiếm, Nhĩ đã tìm thấy được nơi
nưưuơng tựa là gia đình trong những ngày này ”.Nhĩ -con ngưuời của một thời huy
hoàng, cho đến khi không còn khả năng đi lại mới phát hiện ra vẻ đẹp của bến quê
cũng nhưu sự tảo tần và đức hy sinh của vợ .Trưuớc khi ốm anh chỉ biết đến những
chân trời xa ngát với những công việc cao sang mà thờ ơ ,vô tình với tất cả những gì
gần gụi xung quanh ,kể cả nguười vợ suốt một đời yêu thuương và tận tuỵ .Sự thấu
hiểu muộn màng trong những ngày cuối đời dù sao cũng đem lại cho anh sự bình
yên, tin cậy sau cả một đời bôn tẩu ,kiếm tìm .
Song nghịch lý của câu chuyện không chỉ có thế .Cũng trong buổi sáng hôm ấy, khi
nhận ra vẻ đẹp qua ô cửa sổ ,Nhĩ bừng dậy nỗi khát khao cháy lòng và vô vọng là
một lần đuược đặt chân lên bãi bồi bên kia sông .Khát khao đó mang ý nghĩa sâu sắc

bởi đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững ,bình dị mà sâu xa của cuộc
sống ,những giá trị dễ bị ta vô tình ,bỏ qua và quên lãng nhất là lúc còn trẻ khi
những khát vọng xa vời vẫy gọi , cuốn nguười ta đi .Sự nhận thức này chỉ đến
đưưuợc với ta khi đã từng trải .Với Nhĩ ,đó là lúc cuối đời khi phải nằm liệt trên
giưuờng bệnh.Vì thế đó là sự thức tỉnh pha lẫn niềm ân hận xót xa : “Hoạ chăng chỉ
có anh đã từng trải ,đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết
mọi sự giàu có lẫn vẻ đep của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia cả trong những nét
tiêu sơ và cái điều riêng anh khám phá thấy giống nhuư một niềm say mê pha lẫn
nỗi ân hận đau đớn ” . Với anh, bây giờ đó thực sư? là miền đất xa lắc vì Nhĩ “lực bất
tòng tâm ” ” . Không thể tự làm điều mình khao khát,Nhĩ nhờ con trai thay mình
sang sông ,đặt chân lên bãi phù sa màu mỡ .Oái oăm thay ,đứa con không hiểu ưuớc
muốn của cha ,đã đi một cách miễn cưưuỡng và bị cuốn vào trò chơi phá cờ thế trên

hè phố .Cậu con trai có thể lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.Từ đó Nhĩ nghiệm ra
một qui luật khá phổ biến của đời ngưuời “Con nguười ta trên đưuờng đời thật khó
tránh đuợc những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.Anh không trách con vì “nó đã
thấy gì hẫp dẫn bên kia sông đâu ”.
ở cuối chuyện ,khi Nhĩ tuưởng tuượng chính mình như một nhà thám hiểm đang
chậm rãi đặt từng bưuớc chân lên mặt đất dấp dính phù sa .Nhĩ xúc động mạnh
,chân dung anh khác thưuờng “mặt mũi đỏ rựng ,hai mắt long lanh chứa môt nỗi say
mê đầy đau khổ ”.Khi con đò sắp chạm vào bờ đất bên này ,Nhĩ thu hết tàn lực ,đu
nguười lên cửa sổ ,giơ cánh tay gầy guộc “khoát khoát y nhuư đang khẩn thiết ra
hiệu cho một ngưuời nào đó ”.Phải chăng anh đang nôn nóng thúc giục con trai hãy
mau hơn kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày ?Và duờng nhưu nó còn có ý nghĩa
khái quát hơn :Muốn thức tỉnh mọi ngưuời vưuợt lên những cái vòng vèo hoặc chùng

chình trên đưuờng đời để hứơng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi bình dị
mà bền vững !
Bằng cách tạo dựng chuỗi nghịch lý để nhân vật tự nhận thức,suy ngẫm và cách xây
dựng nhiều hình ảnh ,chi tiết mang ý nghĩa biểu tưuợng tác giả đã tạo nên ý nghĩa
sâu xa cho tác phẩm.Ngòi bút miêu tả thiên nhiên đẹp ,tinh tế ,giọng văn thầm trầm
ẩn chứa những chiêm nghiệm ,suy ngẫm của tác giả đã góp phần không nhỏ tạo nên
những ấn t?ương riêng cho tác phẩm .
Những dòng cuối cùng của “Bến quê” khép lại nhuưng dưu âm từ những trải nghiệm
Bến quê- Nguyễn Minh Châu
Truyện ngắn Bến quê ( in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất bản năm 1985) được
xây dựng trên một nghịch lí khác nghịch lí trong đường đời và cuộc đời của Nhĩ –
nhân vật chính. Nhĩ là người đã đi đến không sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng

chẳng may mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo buộc phải dán chặt tấm thân trên
chiếc phản gỗ và một lần được vợ đỡ ngồi dậy anh chợt nhận ra rằng cái bãi bồi bên
kia sông anh chưa đặt chân đến bao giờ. Một nỗi thèm khát kì lạ đã đến với anh: anh
muốn chiếm lĩnh cái không gian liền kề này nên đã nhờ Tuấn– đứa con trai học đại
học tại một thành phố phía Nam vừa mới nghỉ hè trở về– thay anh đặt bước chân vật
chất thám hiểm bến sông . Anh muốn tận hưởng cái cảm giác “ chậm rãi đặt từng
bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” ấy.
Từ lúc đứa con trai lộp bộp đôi dép sa bô xuống thang gác, anh hồi hộp, gắng gom
góp sức tàn để theo dõi con đò mỗi ngày một chuyến đang chống sào tách khỏi chân
bãi bồi bên kia để sang bên này và anh cũng kịp nhận ra rằng , thằng Tuấn con anh
đã chậm chân vì nách vẫn kè kè cuốn sách dịch và mải sa vào một đám người chơi
phá cờ thế trên hè phố. Thời gian được anh tính từng cái tích tắc thế mà thằng Tuấn

có hiểu được anh đâu. Nhưng làm sao hiểu được khi nó chưa đối diện với sự ngắn
ngủi nghiệt ngã của thời gian như anh. Anh ‘ nghĩ một cách buồn bã, con người ta
trên đường đời thật khó tránh khỏi được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,
vả lại nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh đã
từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn hấy hết vẻ giàu có
lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu
sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm mê say pha lẫn với nỗi
ân hận đau đớn, bởi lẽ không bao giờ giải thích hết.”
Đường đời của nhân vật Nhĩ quả là đã được đo bằng các đơn vị lớn lao bằng vùng ,
miền , quốc gia , châu lục, đại dương và nhiệm vụ anh phải đảm nhiệm hẳn là rất
quan trọng mang tầm quốc gia , dân tộc. Vậy mà giờ đây, anh phát hiện ra cái không
gian trước mắt không quá một tầm nhìn từ cửa sổ nhà anh – chứ không hề là cái

không gian vũ trụ trong tư thế “đăng cao , vọng viễn” gì cả, anh cũng không phải là
người li hương gần suốt cả cuộc đời như Hạ Tri Chương xưa kia tóc đã điểm sương
mới về quê cũ – mà lại xa lạ với cái gần gũi đến mức tự trách sao mình chưa đặt
chân đến đó bao giờ. Trong tâm lí nhân vật, đây không phải là trạng thái nặng nề
của sự cắn rứt lương tâm vì không có một dòng nào trong truyện phủ nhận những gì
anh đã trải qua, đã sống và hiến dân cho sự nghiệp chung. Đây chỉ là một niềm hối
tiếc pha chút ân hận: sao trong những năm tháng, trải bước khắp mọi phương trời,
ta lại không một lần ngoái về để nhìn ra được vẻ đẹp của những gì thân quen , gần
gũi nhất, nơi đã sinh ra ta , nuôi ta lớn thành người và sẽ là nơi ta nằm xuống mãi
mãi trong lòng đất mẹ. Đó là bước thức nhận của tâm hồn và trí tuệ trên lộ trình dài
dặc quanh co của đường đời .
Con người ấy , giờ đây muốn nằm , muốn ngồi đều cần sự nâng đỡ của vợ, con và

những người hàng xóm đầy cảm thông và tốt bụng. Nhân vật đã thực hiện những
phép so sánh đầy nghịch lí : “ Vừa nghe Tuấn nện lộp bộp đôi dép sa bô xuống
thang, Nhĩ đã thu hết tàn lực lết dần, lết dần trên chiếc phản gỗ. Nhấc mình ra được
bên ngoài phiến nệm nằm, anh tưởng như mình vừa bay được nửa vòng trái đất–
trong một chuyến đi công tác ở một nước bên Mĩ La tinh hai năm trước. Anh vẫn
chưa nhích đến được bên bậu cửa sổ. Anh phải nhờ bọn trẻ con nhà tầng dưới để đi
hết “ nửa vòng trái đất” còn lại– từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản, khoảng
cách ước chừng năm phục phân để dõi nhìn ‘ cái mũ cói rộng vành và chiếc sơ mi
màu trứng sáo” xem nó có kịp chuyến đò ngang duy nhất trong ngày không?
Cuộc đời Nhĩ, chưa phải là dài nhưng tuyệt đối không ngắn quá. Bằng chứng là thằng
Tuấn – đứa con thứ hai của anh đã vào đại học tròn năm nhưng đến bây giờ là lần
đầu tiên Nhĩ mới để ý thấy vợ mình – Liên– đang mặc tấm áo vá. Cảm thức mỗi ngày

trôi qua với anh thật dài dằng dặc :
“ Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi em nhỉ?”
“ Anh cứ yên tâm. Vất vả , tốn kém đến bao nhiêu em với các con cũng chăm lo cho
anh được”
Trong cảm thức của anh, thời gian còn lại thật vô cùng ngắn ngủi: “ Không khéo rồi
thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày”. “ Anh đang cố thu nhặt hết
mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh
tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát– y như đang khẩn thiết ra hiệu cho
một người nào đó. Giây phút ấy ở Nhĩ còn khẩn cấp hơn cả tiếng gọi đò trên bến
vắng My Lăng tự thuở nào: “ Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách/ Gọi đò thôi run rẩy
cả ngành trăng” ( bến My Lăng – Yến Lan).
Quá trình tâm lí tư tưởng ấy diễn biến trong cái không gian nhỏ hẹp của tấm phản,

căn phòng, khung cửa sổ. Bến sông quê cạnh nhà gần gũi thế nhưng sao mà xa cách
– trong tâm thế phát hiện lần đầu với nỗi vô vọng bất lực của nhân vật. Nó là không
gian vi mô hiện lên trước cái nhìn cận cảnh trong sự đối sánh đầy chất đối nghịch với
không gian vĩ mô tạo bỡi cái nhìn xa vào những chân trời quá khứ:
“– Anh cứ tập tành và uống thuốc cho đều. Sang tháng mười nhất định anh đi lại
được
– Vậy thì đầu hoặc giữa tháng mười một, anh sẽ đi Thành phố Hồ Chí Minh một
chuyến
– Đi thành phố Hồ Chí Minh thì chắc chẳng được nhưng anh có thể chống gậy đi
trong nhà. Hoặc tiến triển tốt hơn, em có thể đỡ anh men cầu thang bước xuống một
bậc…hoặc giả anh lại khoẻ hơn, chúng mình có thể bước xuống hai bậc
– Ừ , tưởng gì…nhất định đầu tháng mười anh sẽ đi ra được đến đầu cầu thang”

Cùng với không gian ấy là sự đối chứng của thời gian thực tại ngắn ngủi– đời thường
với thời gian đời người mà Nhĩ đã trải qua. Cái Bến quê được đặt trong tương quan
không – thời gian đó. Nó là tất cả những phát hiện ấm áp tình người, tình đời của
nhân vật mà cũng là của tác giả trước những gì thân quen nhất , thân yêu nhất,
những gì hồn nhiên, gần gũi nhất, những gì là giàu có, đẹp đẽ nhất, thuần phác nhất
và cổ sơ nhất của mảnh đất sinh thành ra ta và sẽ nhận ta về khi nhắm mắt xuôi
tay.
Bến quê theo ý nghĩa đó là một nhận thức sáng ngời của nhân vật về đường đời và
cuộc đời. Nhưng thật oái oăm chính khi anh thức nhận ra được chân lí ấy thì anh lại
không còn khả năng để thực hiện. Đó là sự bất lực của thực tiễn trước khát vọng đẹp
đẽ lành mạnh như một yêu cầu tất yếu. Người đọc trân trọng Bến quê, trân trọng
những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức

tỉnh ở mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình
của quê hương
Phân tích tính biểu tượng của tác phẩm "Bến Quê"-Nguyễn Minh
Châu (15')
Truyện ngắn "Bến Quê" của Nguyễn Minh Châu:bến quê đối với Nhĩ là những gì thân
thiết,gần gũi nhất.Với anh,đó là những bông hoa bằng lăng đậm sắc với những cánh
hoa có màu tím sẫm,là cái bờ dốc đứng,có chuyến đò ngang chạy qua mỗi ngày,là
bãi bồi bên kia sông Hồng có :"màu vàng thau xen lẫn màu xanh non như da thịt,hơi
thở của đất màu mỡ"
Không chỉ có thế,"bến quê" còn là người vợ tần tảo,chăm chút anh từng li từng tí khi
anh đau ốm,là bầy trẻ với những :"bàn tay chua lòng mùi nước dưa" ; là ông lão láng
giềng sẵn sàng giúp đỡ,hỏi han,động viên anh mỗi ngày.Như vậy,Nguyễn Minh Châu

không dựng lên một bến quê chung nào đó,đây là "Bến Quê" như đầu đề tác
phẩm.Nó là sự phát hiện tình đời,tình người của nhân vật (cũng như của tác giả)
trước những gì thân quen nhất : hoa bằng lăng,cái bờ dốc đứng,bãi bồi bên kia
sông ; thứ thương yêu nhất :người vợ ; những gì hồn nhiên,gần gũi nhất :bầy
trẻ,ông lão láng giềng.Tất cả là những gì giàu có,đẹp đẽ,thuần phát,cổ sơ nhất của
mảnh đất đã sinh thành ra anh và sẽ nhận anh về khi nhắm mắt xuôi tay.Nhưng thật
đau đớn,khi anh nhận ra giá trị bình dị,bền vững của bến quê thì cũng là lúc anh sắp
từ giã cõi đời.
Những nhận thức đau đớn đó của Nhĩ có giá trị nhắc nhở chúng ta :hãy biết giữ
gìn,trân trọng "bến quê" của mỗi người.Đó là ý nghĩa mà tác giả gửi gắm đến người
đọc được cô đúc qua nhan đề truyện ngắn "Bến Quê"
P/S:cái pài nài là 15' nhaz mí mem

truyện bến quê của nguyễn minh châu
Tình huống ở trong truyện Bến quê của nguyễn minh châu
Bài làm: Nhĩ là 1 người đi nhiều nơi trên trái đất nhưng gần cuối đời lại bị bệnh hiểm
nghèo phải nằm liệt giường ko thể dịch chuyển dù chỉ 50 phân ->tình huống nghịch
lý giúp nhĩ nhận ra nhiều điều mà trước đây anh chưa bao giờ nghĩ tới
+ Từng đi ko sót xó xỉnh nào trên trái đât hiểu nhiều biết rộng nhưng hóa ra đến lúc
nhằm trên giường bệnh anh mới nhận ra vẻ đẹp bình dị thân thuộc của bến sông quê
hương mảnh đất bên cửa sổ nhà mình mà anh chưa hề đc biết
+ Sống với vợ mấy chục năm trời bây giờ nằm liệt giường để nhận từng ngụm nước
thìa cháo từ tay vợ anh mới chợt nhận ra vợ anh dù đã trở thành 1 người đàn bà thị
thành nhưng tâm hồn vẫn nguyên xư như thưở ban đầu , chị vẫn mặc áo vá , vẫn
vẹn nguyên sự tảo tần , hy sinh, thương yêu chồng con như lúc mới lấy anh

+Bãi bồi bên kia sông hồng rrất gần gũi nhưng lại sa lắc với anh
Anh đã nhờ con trai đi sang bãi bồi bên kia sông hồng tưởng là dễ dàng nhưng cậu ta
đã ko thực hiện đc vì đã lỡ bỏ chuyến đi sang sông duy nhất trong ngày
Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi/ Quê hương nếu ai
không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người” (trích Quê hương- Đỗ Trung
Quân). Quê hương vốn rất gần gũi, bình dị nhưng cũng rất đổi thiêng liêng
trong tình cảm mỗi người Việt Nam. Muôn ngàn tình cảm của con người sẽ
hội tụ trong tình yêu quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đã trở thành
đề tài muôn thuở trong thơ ca Việt Nam. Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn
Minh Châu là tác phẩm tiêu biểu đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng
đọc giả. Truyện là tình quê của Nhĩ – nhân vật chính của truyện, một tình
yêu quê hương, đất nước vẻ mới lạ trong văn học Việt Nam.

“Bến quê” là tình cảm mà Nguyễn Minh Châu đã gởi gắm qua nhân vật Nhĩ,
tình yêu. Nhĩ - một người từng đi đến khắp nơi tận cùng của Trái đất nhưng
đến cuối đời, căn bệnh hiểm nghèo buột chân anh vào chiếc giường bệnh,
không thể nhúc nhích được. Trong hoàn cảnh đặc biệt này, anh mới nhận ra
những nét gần gũi, bình dị của quê hương mình.
Vào buổi sáng đầu thu, nằm trên giường bệnh cảnh vật thiên nhiên hiện ra
trước mắt anh đẹp biết bao. Nhĩ đưa mắt nhìn từ gần ra xa, từ thấp lên cao
qua ô cửa sổ nhà mình. Mấy bông hoa bằng lăng như đậm hơn. Thấp thoáng
phía xa là con sông Hồng với những tia nắng chiếu xuống, nước sông có màu
vàng thau đẹp lạ thường. Mọi thứ tưởng chừng rất đỗi quen thuộc lại trở nên
hết sức lạ lẫm trong mắt Nhĩ- Cảnh vật đẹp quá làm Nhĩ cứ ngắm hoài một
cách say mê. Bỗng Nhĩ thấy “vòm trời như cao hơn”, “dòng sông như rộng

ra’. Cảnh vật vẫn hiện hữu bao lâu nay như thế đấy chứ? Đó chỉ là cái nhìn
của một con người có dự cảm sắp phải đi xa, đến một nơi rất xa, xa lắm….
Phải chăng Nhĩ đã nhận ra bằng trực giác của mình một điều: mình không
còn sống được bao lâu nữa? Dự đoán của Nhĩ như thực hơn, rõ hơn sau
những câu hỏi anh đã hỏi Liên- vợ mình: “Hôm nay đã là ngày thứ mấy rồi
nhỉ?”. Hình như Liên đã hiểu những gì Nhĩ đang nghĩ nên chị không trả lời.
Không phải ngẫu nhiên mà những bông hoa bằng lăng trong mắt Nhĩ trở nên
đậm sắc hơn, tiếng đất lở ở bãi bồi bên kia sông lại vang đến tại Nhĩ hay Nhĩ
hỏi Liên nhưng câu như thế nó dự báo về quãng đời còn lại của Nhĩ một cách
thật kín đáo, thầm lặng. Những hình ảnh mang tính biểu tượng được Nguyễn
Minh Châu sử dụng khá thành công.
Một con người luôn đi đến những nơi xa lạ như Nhĩ mà lại bị bó chân trên

giường bệnh thì không đau khổ nào bằng. Nhưng chính những ngày này Nhĩ
mới được sống bởi lẽ anh đã nhìn rõ được hình ảnh của quê hương. Đó là
những bông hoa bằng lăng, là con sông, là bãi bồi, là vòm trời quê hương…
Lần đầu tiên Nhĩ thấy Liên mặc áo vá. Người vợ mà mà bấy lâu nay anh chưa
quan tâm hết mực nay hiện ra trước mắt anh hình ảnh, một dáng dấp tần
tảo, chịu đựng, giàu đức hy sinh. Mọi sinh hoạt của Nhĩ đều nhờ vào sự chăm
sóc của Liên. Đến lúc này anh mới thấy thương và yêu vợ mình hơn bao giờ
hết. Dù bao năm tháng đã qua đi nhưng nét đẹp của Liên không hề thay đổi
cũng như quê hương vậy, vẫn chan chứa nghĩa tình.
Quê hương mình sao đẹp thế? Nhĩ càng ngắm càng yêu quê hương, yêu
thương những gì gần gũi, bình dị của quê mình. Khát khao cuối cùng của Nhĩ
là được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng nhưng anh biết điều này

không thể. Anh đã nhờ con anh- Tuấn thực hiện ước nguyện này giúp anh.
Nhưng nghịch lý thay! Con anh cũng không làm được điều mà cha mình
mong muốn. Tuấn chưa hiểu được ý muốn của cha và ra đi một cách miễn
cưỡng. Và anh sa vào đám phá cờ thế trên đường để thoả mãn nhu cầu ham
chơi, thích khám phá của mình. Nhĩ không trách Tuấn bởi lẽ anh cũng từng
như thế. Hoạ chăng chỉ có những người từng trải như anh mới hiểu hết được
sự đời, mới thấy được những gì mình cần phải làm? Lúc này, Nhĩ mới nhận ra
một triết lý. Con người khó tránh khỏi cái “vòng vèo”, “chùng chình” trên
đường đời để hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những nghịch
lý trong cuộc đời mỗi người không ai có thể lường hết được. Và hai tình
huống nghịch lý trong truyện này cũng là một minh chứng để mỗi người biết
cách sống tốt hơn, sống đẹp hơn.

Mong ước cuối cùng của Nhĩ không thể thực hiện được. Anh nhìn ra ngoài
cửa sổ một cách xa xăm, đầy mê say. Anh mãi mê hướng mắt theo cánh
buồm. Hành động cuối cùng của Nhĩ: “đu mình ra ngoài cửa sổ, đưa bàn tay
ra ngoài vẫy vẫy như đang ra hiệu cho một ai đó” có vẻ kỳ quặc. Nhưng có
thể Nhĩ đang nôn nóng thúc giục con trai mình hãy nhanh chóng để lỡ
chuyến đò; hay đó là một sự đánh thức con người hãy sống khẩn trương,
sống có ích, đừng sống vô bổ và tránh xa những cái “vòng vèo”, “chùng
chình” trong cuộc đời. Nhưng rồi con đò cũng cập bến và Nhĩ cũng ra đi
trong nổi niềm tiếc nuối, ân hận.
“Bến quê”- nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Nhĩ đã mãi mãi vào cõi
vĩnh hằng nhưng trong anh còn chứa bao tiếc nuối. Hoàn cảnh đặc biệt đã
đánh thức Nhĩ để anh nhận ra được những giá trị gần gũi, bình dị của quê

hương, để anh thêm yêu quê hương mình. Con người ta ai cũng thế, bao lần
vấp ngã trên đường đời nhưng chủ yếu là họ có vực dậy mà đi tiếp không.
Nhân vật Nhĩ trong truyện đã theo duổi những ước mơ xa vời nơi chân trời
tươi đẹp nhưng anh lại đánh mất hình ảnh của quê hương, của người thân.
Đến lúc Nhĩ nhận ra mọi sự việc thì đã quá muộn màng. Cuộc sống đối với
Nhã chỉ toàn là vô vị chỉ khi cuối đời thì phần người chang chứa thi vị trong
anh mới thực sự rõ nét. Dù mãi mãi lìa xa quê hương nhưng anh được nằm
dưới khoảng đất yêu thương của quê mình, được đất mẹ che chở đến ngàn
thu, đây cũng là một niềm hạnh phúc.
Truyện ngắn “Bến quê” khép lại để cho người đọc cảm thấy ngậm ngùi cho
cuộc đời một con người. Nhưng bài học triết lý sâu xa của truyện còn âm ỉ
mãi. Trong cuộc sống có bao lần ta mắc phải cái “vòng vèo”, “chùng chình”

của đường đời, hãy sống sao cho thật có ích, phải biết trân trọng những giá
trị gần gũi, bình dị của quê hương bởi lẽ dù cho ta có đi đến nơi nào thì quê
hương vẫn là điểm dừng chân cuối cùng của cuộc đời mỗi con người. Tình
yêu quê hương sẽ là nguồn sinh lực thúc đẩy mỗi chúng ta hướng tới những
ước mơ, khát vọng đích thực trong hương thơm lộng gió của cuộc đời.
Nghịch lí trong truyện ngắn Bến quê của nhà
văn NGUYỄN MINH CHÂU

Truyện ngắn Bến quê ( in trong tập truyện ngắn cùng tên, xuất
bản năm 1985) được xây dựng trên một nghịch lí khác, nghịch lí
trong đường đời và cuộc đời của Nhĩ, nhân vật chính. Nhĩ là người
đã đi đến không sót một xó xỉnh nào trên trái đất nhưng chẳng may

mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo buộc phải dán chặt tấm thân trên
chiếc phản gỗ và một lần được vợ đỡ ngồi dậy anh chợt nhận ra
rằng cái bãi bồi bên kia sông anh chưa đặt chân đến bao giờ. Một nỗi
thèm khát kì lạ đã đến với anh: anh muốn chiếm lĩnh cái không gian
liền kề này nên đã nhờ Tuấn– đứa con trai học đại học tại một thành
phố phía Nam vừa mới nghỉ hè trở về– thay anh đặt bước chân- vật
chất thám hiểm bến sông . Anh muốn tận hưởng cái cảm giác “ chậm
rãi đặt từng bước chân lên cái mặt đất dấp dính phù sa” ấy.

×