Gãy cổ xương đùi ở người già và phương
pháp thay khớp háng nhân tạo
(Kỳ 1)
Người lớn tuổi thường bị loãng xương nên xương dòn và dễ gãy. Một trong
những loại gãy xương thường gặp là gãy xương vùng cổ xương đùi có thể xảy ra
khi chỉ bị chấn thương nhẹ như đi trên nền trơn láng bị té ngã và không thể đứng
dậy đi được là dấu hiệu của gẫy cổ xương đùi
Gãy cổ xương đùi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong
do gãy xương gây đau đớn, bệnh nhân không thể cử động chân bị gãy, phải nằm
yên một chỗ; từ đó sinh ra những biến chứng như loét da vùng lưng, viêm phổi,
nhiễm trùng tiểu…. có thể dẫn tới tử vong ở người già. Người ta đã tổng kết thấy
gần 50% người già gãy cổ xương đùi không được phẫu thuật sẽ bị tử vong trong
hai năm đầu sau khi gãy xương. Có nhiều phương pháp để điều trị gãy cổ xương
đùi; tuy nhiên, đối với người lớn tuổi, phương pháp hiệu quả nhất là thay khớp
háng nhân tạo. Mục đích của phương pháp này là lấy bỏ phần cổ xương đùi bị gãy
và thay vào đó bằng một khớp háng nhân tạo. Nhờ đó, bệnh nhân có thể cử động
khớp háng mà không bị đau đớn, có thể đứng lên và đi sớm, tránh được các biến
chứng nguy hiểm đến tính mạng. Thân mời bạn đọc tham khảo thêm một số thông
tin về PP Thay khớp háng nhân tạo như sau:
1. Những ai nên phẫu thuật thay khớp háng?
Những người có sự phá hủy khớp háng làm hoạt động hằng ngày bị ảnh
hưởng, mặc dù đã điều trị nội khoa nhưng vẫn không giảm. Viêm khớp mạn tính
thường gây ra sự phá hủy này. Tuy nhiên những điều kiện khác như những bệnh
thấp khớp cấp cũng gây nên tình trạng đau khớp, cứng khớp và sưng khớp. Hoại
tử chỏm vô mạch, chấn thương, u xương nó cũng có thể gây gãy xương và cũng
cần phải thay khớp háng. Người cao tuổi té ngã gãy cổ xương đùi… Trước đây
những phẫu thuật thay khớp háng cho những người trên 60 tuổi đươc chỉ định một
cách dè dặt. Sự suy nghĩ ở những người già thường ít hoạt động những người trẻ,
tuy nhiên trong những năm gần đây những bác sĩ nhận ra rằng việc phẩu thuật thay
khớp háng cho những người trẻ hiệu quả rất nhiều sau này. Những công nghệ mới
dã giúp cải thiện được sự tỳ đè và co kéo trong thời gian dài của khớp háng nhân
tạo.
2. Sự lựa chọn thay khớp háng nhân tạo như thế nào?
- Trước đây việc thay khớp háng nhân tạo được cân nhắc rất kỹ lưỡng, bác
sĩ cố gắng làm những phương pháp khác chẳng hạn như: tập thể dục, giúp đi bộ,
uống thuốc, một chương trình tập thể dục có thể gây kéo căng những cơ quanh
khớp háng, dụng cụ trợ giúp như gậy, nạng có thể giúp bạn tránh được hoặc trì
hoãn cuộc ca phẫu thuật.
- Nếu như những phương pháp như tập thể dục, uống thuốc không làm
thuyên giảm đau và không cải thiện chức năng vận động của khớp. Bác sĩ có thể
yêu cầu một phẫu thuật sửa chữa ít phức tạp nhất, trước khi vấn đề thay khóp được
đặt ra. Qui trình này bao gồm cắt cổ xương đùi, khoan ống tủy, làm sạch ổ cối
3. Tại sao người ta phẫu thuật thay khớp háng?
Người ta thay khớp háng để đạt những kết quả sau:
- Giảm đau
- Tăng họat động
- Cải thiện hoat động trong cuộc sống hằng ngày
- Cải thiện chất lượng cuộc sống
4. Phẫu thuật thay khớp háng bao gồm
- Khớp háng được đặt ở chỏm xương đùi, một khối tròn ở đầu xương đùi
được gọi là chỏm. Nó được đặt trong ổ cối ở trong khung chậu và cho phép xoay
trong ổ cối. Bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường rạch da dài 6- 8 cm đi vào ổ khớp
và lấy đi những tổn thương như xương sụn và cắt đi chỏm xương đùi đã bị hoại tử,
sau đó bác sĩ sẽ thay thế một chỏm nhân tạo, chỏm này được làm từ một hợp chất
mà nó có thề trược qua lại một cách dễ dàng. Thời gian phẫu thuật khoảng từ 1 - 2
giờ
- Trong những năm gần đây các phẫu thuật viên đã phẫu thuật những đường
mổ nhỏ, ít gây tổn thương mô mềm chung quanh và it gây tai biến hơn, thời gian
nằm viện ít hơn.
- Đừng quan tâm liệu bạn được phẫu thuật theo phương pháp truyền thống
hay theo phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn. Những phần khớp được thay là giống
nhau có xi măng hoặc không có xi măng. Loại có xi măng được gắn kết với thân
xương đùi hay ổ cối bằng chất keo sinh học hay xi măng, còn chỏm không xi
măng dựa vào cách xử lý được gọi là sự kết dính sinh học.
5. Khớp háng có xi măng hoặc không có xi măng loại nào tốt hơn?
Để trả lời cho câu hỏi này thật sự là khó khăn vì mỗi người có một hoàn
cảnh hoàn toàn khác nhau, bác sĩ và người bệnh cần cân nhắc kỹ những điều kiện
thuận lợi và không thuận lợi.
Thay khớp có xi măng thường được dùng cho người lớn tuổi, những người
ít vận động, những người với xương yếu chẳng hạn như những người bị loãng
xương, trong khi đó thay khớp háng không có xi măng được áp dụng cho những
người hoạt động, trẻ.
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, thay khớp háng có xi măng hay không có xi
măng có tỷ lệ so sánh hiệu quả. Tuy nhiên sự xuất hiện chỏm không xi măng chỉ
được áp dụng ở những năm cuối thập niên 70 nhưng ngược lại chỏm có xi măng
thì xuất hiện sớm hơn vào những năm cuối thập niên 60. Điều không thuận lợi
chính của không xi măng là thời kỳ lành bệnh có thể kéo dài bởi vì nó mất thời
gian cho xương tự nhiên phát triển và kết dính khớp nhân tạo, một người nếu thay
khớp háng nhân tạo cần giới hạn hoạt động hơn 3 tháng để bảo vệ khớp.
6. Chuẩn bị cho phẫu thuật và thời gian hồi phục?
Bệnh nhân cần phải làm nhiều thứ trước và sau phẩu thuật để cho phục hồi
nhanh và dễ dàng hơn.
Trước phẫu thuật
1. Xem xét, viết lại các thông tin mà bác sĩ cung cấp cho bạn trong sổ tay.
2. Sắp xếp nhờ ai đó trông coi công việc nhà một vài tuần cho thời gian bạn
nằm viện hoặc thời gian bạn chăm sóc hậu phẫu tại nhà.
3. Tạo một nơi cho nằm hậu phẫu có những trang thiết bị cần thiết cho cuộc
sống của bạn, chẳng hạn như có tivi, cassette có máy điều hóa nhiệt độ, có giỏ
đựng rác, có nhà vệ sinh …
4. Những trang thiết bị dùng hàng ngày cần phải đặt vừa tầm tay, tránh
khom cúi hoặc phải với .
5. Bạn nên chuần bị thức ăn cần thiết để tủ lạnh để xử dụng trong lúc bạn
dưỡng bệnh.