Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.35 KB, 5 trang )
Hôi miệng - Biểu hiện đặc trưng
của viêm răng lợi
Hơi thở hôi không chỉ đơn giản là vì chưa biết cách vệ sinh miệng đúng
cách mà có thể là dấu hiệu của bệnh viêm lợi, viêm quanh răng. Nếu không được
điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây mất răng, viêm khớp, viêm màng tim
Hơi thở hôi nồng nặc - dấu hiệu của bệnh
PGS.TS Trịnh Đình Hải, Viện trưởng Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, cho
biết, tỉ lệ người dân Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng rất cao. Đặc biệt, bệnh
viêm lợi, viêm quanh răng gây cho người bệnh hơi thở rất khủng khiếp và có tới
trên 90% người dân bị các bệnh này từ mức độ nhẹ đến nặng.
Chính những túi mủ quanh chân răng là nguyên nhân khiến hơi thở hôi,
răng bị lung lay và “ổ vi khuẩn”. “Ảnh hưởng sớm nhất người bệnh dễ dàng nhận
thấy đó là hơi thở hôi khiến họ rất thiếu tự tin trong giao tiếp, hoặc bị mọi người
xa lánh.
Nhưng ít người nghĩ hơi thở hôi là bệnh lý mà chỉ biết ra sức đánh răng,
nhiều người ngày đánh răng 4-5 lần mà vẫn hôi. Chỉ khi thấy lợi đau, chảy máu
quá nhiều khi đánh răng, thêm mùi tanh hôi thì mới đến bệnh viện.
Lúc này, bác sĩ phải làm thủ thuật hút hết mủ, người bệnh mới thấy quanh
răng, lợi bị lõm xuống vì viêm”, BS Hải nói.
Như trường hợp của chị N.T.T (35 tuổi, giáo viên ở tận vùng xa Lập Thạch, Vĩnh
Phúc). Khi chị tới viện, quanh chân răng của chị đã có túi mủ. Chị kể, thời gian đầu, chị
thấy miệng hôi hơn bình thường dù sau bữa ăn nào chị cũng đánh răng. Đến khi chồng
nhắc nhở, chị mới “giật mình” nghĩ đến chuyện đi khám. Rất may bệnh chưa gây ra tổn
thương trầm trọng ở răng nên việc điều trị cũng đơn giản hơn.
Biến chứng nguy hiểm từ bệnh răng miệng
Hầu hết các bệnh nhân bị viêm lợi, viêm quanh răng đều đến viện khi đã ở
giai đoạn muộn. Các biến chứng thường gặp là xương ổ răng và lợi bị hủy hoại,