Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

điều tra nguồn dược liệu có nguồn gốc từ động vật ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 43 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiên nhiên Việt Nam là một tài nguyên vô giá, với nguồn dược liệu
phong phú bao gồm nhiều loại cây và động vật được sử dụng làm thuốc chữa
bệnh cho người. Bên cạnh sự phong phú và đa dạng của các bài thuốc có
nguồn gốc từ thực vật thì động vật cũng là một dược liệu vô cùng quý. Từ xa
xưa, ông cha ta đã biết sự dụng nguồn dược liệu tự nhiên này để chế biến và
tạo ra nhiều loại thuốc chữa trị bệnh cho nhân dân. Các công thức pha chế,
cách thức sử dụng các loại dược liệu làm thuốc đã được ghi chép và lưu
truyền qua các thế hệ. Nhờ đó kho tàng kiến thức về các loại dược liệu Việt
Nam ngày càng phong phú.
Nguồn dược liệu về động vật của nước ta đã được giới thiệu trong
các tài liệu khác nhau từ trước tới nay những tài liệu đó đã góp phần quan
trọng cho công tác nghiên cứu và sử dụng thuốc bằng nguyên liệu trong
nước, và là nền tảng cho việc phát triển nền y học cổ truyền trong nước.
Tuy nhiên đa phần các tài liệu này được viết một cách tổng hợp về
động vật. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “ Điều tra nguồn dược liệu
có nguồn gốc động vật ở Việt Nam”. Đề tài này nhằm đem lại một cách nhìn
sâu hơn về nguồn dược liệu từ động vật, có ý nghĩa thực tiễn cao đáp ứng
nhu cầu về kế thừa và nâng cao kinh nghiệm chữa bệnh theo y học cổ truyền
phục vụ việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân.
Trong quá trình thực hiện đề tài do sự hạn chế nhất định về tài liệu
tham khảo nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự đóng góp của
quý thầy cô và các bạn để đề tài có ý nghĩa hơn.
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Lược sử nghiên cứu về giới động vật
Động vật là một nhóm sinh vật chính, được phân loại là giới
Động vật (Animalia) trong hệ thống phân loại 5 giới. Nhìn chung, động vật là các
cơ thể đa bào hoặc đơn bào, có khả năng di chuyển và đáp ứng với môi trường,
có thức ăn là các sinh vật khác (dị dưỡng). Sơ đồ cấu tạo cơ thể động vật đã được
quy định nghiêm ngặt trong quá trình phát triển cơ thể (ontogeny) từ giai đoạn
phôi đến các giai đoạn phát sinh hình thái (metamorphosis) sau đó.


Ngoài ra, một số sinh vật thuộc giới Metazoa có khả năng di
chuyển và dị dưỡng như trùng đế giày, trùng roi xanh cũng đôi lúc được gọi là
"động vật" (động vật nguyên sinh).
2.1.1 Đặc điểm chung của động vật
Động vật là giới sinh vật lớn thứ hai sau thực vật nên phân bố
rất rộng. Dù vậy chúng vẫn có các đặc điểm chung cơ bản để xét xem một sinh
vật có phải là động vật không như có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và
giác quan, dị dưỡng (dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ lấy từ sinh vật khác). Động vật
không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con
người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm,
cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ), da (tuần lộc, hổ, trâu, );
làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ), thuốc (thỏ, chuột bạch, ); hỗ
trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ,
vẹt, sáo, ), bảo vệ an ninh (chó); Bên cạnh đó động vật còn gây hại không
nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, )
Sự đa dạng phong phú của giới động vật
Thế giới động vật xung quanh chúng ta vô cùng đa dạng, phong phú. Chúng đa
dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Hiện biết
khoảng 1,5 triệu loài, trong đó có tới trên 2/3 số ngành (hay 4/5 số lớp), gồm các
loài chỉ sống hoặc sống chủ yếu ở biển, còn lại sống ở nước lợ, nước ngọt, ở
cạn và kí sinh trong cơ thể các động vật khác (phân bố theo độ cao), đến tận vùng
cực băng giá quanh năm. Có loài có kích thước vô cùng to lớn như cá voi xanh
(nặng 150 tấn, dài 33 mét), sứa tua dài (dài gần 30 mét), voi châu Phi, nhưng
cũng có loài rất nhỏ bé, đến nỗi có kích thước hiển vi như các động vật nguyên
sinh.
Tài nguyên động vật ở Việt Nam
Nước Việt Nam, phần đất liền, trải từ 8
o
30


đến 23
o
22

vĩ độ bắc, phía
đông và nam giáp biển Đông; Tây giáp Lào và Campuchia, Bắc giáp Trung
Quốc. trong đó, đồi núi chiếm gần 4/5. Khối núi cao nhất là Hoàng Liên Sơn, có
đỉnh Fanxipan 3143 m.
Về khí hậu, Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
và nóng. Và thay đổi từ Bắc sang Nam.
Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên và khí hậu nêu trên, đã tạo mức độ
đa dạng cao về sinh học ở Việt Nam. Chẳng hạn, về động vật có: 224 loài thú,
828 loài chim, 258 loài bò sát và 5500 loài côn trùng…Trong đó nhiều loài được
dùng làm thuốc.
Việt nam có 54 dân tộc khác nhau. Từ ngàn đời nay, họ đã có nhiều kinh
nghiệm sử dụng nguồn cây cỏ và động vật sẳn có để bồi bổ sức khỏe và làm
thuốc phòng chữa bệnh. Song song với quá trình lịch sử đấu tranh và xây dựng
đất nước, vốn y học của cộng đồng này dần dần được tích lũy, hình thành và phát
triển thành nền y dược học cổ truyền dân tộc với đầy đủ cơ sở lí luận và được ghi
chép trong nhiều y văn cổ, lưu truyền đến tận ngày nay.
Trải qua nhiều năm nghiên cứu, ngày nay ở Việt Nam có khoảng 406 loài
động vật dùng làm thuốc. Và thường được sử dụng dưới hình thức độc vị hoặc
phối hợp với nhau tạo nên các bài thuốc cổ truyền, còn tồn tại và thịnh hành đến
ngày nay.
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm hình thái và sự phân bố của động vật ở
Việt Nam
-Công dụng của từng loài động vật

- Một số bài thuốc trị bệnh đã được sử dụng trong dân
gian
-Đề xuất các biện pháp bảo vệ động vật ở Việt Nam
2.2.Phương pháp nghiên cứu
-Đối tượng: Các động vật dùng làm thuốc
-Địa điểm: Toàn lãnh thổ Việt Nam
-Phương pháp: Thu thập các loài động vật được sử
dụng làm thuốc trong dân gian
Chương 3: KẾT QUẢ
Qua thu thập các tài liệu chúng tôi thống kê được bài thuốc từ
loài.Dưới đây ,chúng tôi sẽ giới thiệu đại diện một số loài động vật được
dùng làm thuốc như sau:
3.1.Tổng quan về những đặc điểm, sự phân bố, công dụng từ thuốc động
vật
3.1.1.Ba ba. ( Trionxy sinensis Wegmann )
Tênkhác : Thủy Ngư, Cua Đinh ( miền nam)
Họ : Ba Ba ( Trionychidae )
a.Đặc điểm
Ba Ba là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt các ao hồ sông
đầm. Các loại nhỏ, nhưng cũng có loại rất to thân có thể dài đến một mét.
Đầu tròn có mõm nhọt, cổ dài trơn nhẵn, vươn dài hạt thụt sâu dễ dàng. Trên
lưng có một mai rộng bảng, hình khum có khía dọc ở giữa hằn lên những vết
hình lục giác mờ là những mảnh dẹt dạng vảy cứng như sừng, viền mép dẹt
mỏng cấu tạo bởi một chất sừng bóng có lớp da mềm phủ ngoài màu xám
đen dưới bụng là một phiến giáp phẳng không liền với mai. Có bốn chân, hai
chân trước dài, hai chân sau ngắn, có ba móng, không có đuôi.
Ba ba. ( Trionxy sinensis Wegmann )
b.Phân bố sinh thái
Ba Ba có nguồn gốc rất xa xưa, phân bố ở các vùng nước ngọt Đông
Nam Châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Phi và Bắc Mĩ. Bơi nhanh, lặn

được lâu trong nước.Khi ở cạn,Ba Ba trở nên chậm chạp, vụng về chuyên ăn
các động vật nhỏ như giun đất, cá, tôm, ốc, thực vật thủy sinh, đẻ trứng ở
gần mé nước.
Ba Ba được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 9 nhưng sản lượng cao
nhất là vào tháng 5, tháng 7. Hiện nay do nhu cầu tiêu thụ lớn người ta đã
phát triển việc nuôi Ba Ba ở qui mô gia đình để tự túc thức ăn và cung cấp
cho các nhà hàng đặt sản.
c.Bộ phận dùng:
Mai Ba Ba, tên thuốc trong y học cổ truyền là miết giáp, thủy ngư xác
hay miết xác là bộ phận dùng chủ yếu. Thịt, máu, mỡ, trứng Ba Ba cũng
được sử dụng.
d.Cách lấy mai Ba Ba:
Ba Ba bắt về cắt cổ lấy tiết hứng ngay vào ít rượu, rồi cho cả con vào
nước sôi đun trong 1 đến 2 giờ vớt ra gỡ lấy mai, để nguyên hoặc ngâm
nước phèn một đêm, rồi cạo sạch thịt và màng, phơi khô. Nếu lây mai khi
con vật còn sống thì tốt hơn ( không dùng mai đã cắt nhỏ để nấu ăn ) mai Ba
Ba hình bầu dục, hay hình trứng rộng trên dưới phẳng, dài 10 - 20 cm, rộng
8,5 - 16,5 cm, nhô dần lên ở phía giữa mặt lưng màu xám đen hoặc lục đen
loang lổ, hơi sáng bóng có nhiều vân nhăn. Mặt bụng màu trắng đục là một
khung gồm xương sống chạy dọc ở giữa, có 8 đốt, mỗi đốt mang 2 xương
sườn thẳng hàng, uống vào phía trong.
e. Khi dùng, chế biến mai theo 2 cách sau:
+ Ngâm mai vớt nước gừng rồi phơi khô. Sao với cát nóng, hay nướng
chín đến khi mặt ngoài hơi vàng, lấy ra tẩm sơ qua giấm, rửa sạch phơi khô.
Bảo quản nơi khô ráo chống sâu mọt.
+ Nấu cao: Ngâm mai vào nước tro bếp ( tro rơm rạ hay củi ) trong
một đêm, lấy ra rửa sạch, tẩm rượu rồi cắt nhỏ, nấu với nước luôn sâm sấp
và sôi liên tục trong một ngày đêm, chắt lấy nước thứ nhất. Thêm nước, tiếp
tục nấu để được nước thứ hai, thứ ba. Gộp các nước chắt lại, lọc kĩ, cô thành
cao đặc ở nhiệt độ 70

o
c trở lên. Cao phải tốt có hai lớp khi cắt ngang, lớp
trên có màu nâu hơi vàng bóng, lớp dưới có màu nâu đen, mùi thơm, không
tanh.
g. Thành phần hóa học: Mai Ba Ba có keratin,đạm,vitaminD và I ốt
h. Tính vị và công năng:
Theo các tài liệu cổ mai Ba Ba có vị mặn tính hàn, không độc vào ba
kinh cang, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận
táo, giảm đau, điều kinh. Thịt Ba Ba có vị ngọt, có tác dụng bổ máu, cầm
máu, tăng cường sức khỏe, máu Ba Ba làm tỉnh táo phấn chấn.
i. Công dụng:
+ Mai Ba Ba được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực
quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế,
sốt rét. Mai đã chế biến tán bột rây mịn hoặc cao. Mỗi ngày uống 10-20gam
bột hoặc 6-10gam cao chia làm 2 lần dùng riêng hoặc phối hợp với các vị
thuốc khác.
Tuệ Tĩnh đã dùng mai Ba Ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột uống mỗi
lần 4gam với rượu hâm nóng chưa đau lưng hoặc luộc Ba Ba lấy thịt ăn,
dùng nước luộc chữa chỗ đau và lấy xương đầu con vật đốt tồn tính rồi rắc
chữa lòi dom.
Hải Thượng Lãng Ông lại dùng mai ba ba trong những trường hợp sốt
rét cơn ,thịt thừa trong họng,ho lao,mụn nhọt,bế kinh,rong huyết.
Theo kinh nghiệm dân gian mai ba ba phoi khô,tán bột cho vào thùng
đựng gạo, có tác dụng diệt trừ các loại sâu, mọt.
+ Thịt Ba Ba nhân dân thường dùng làm thức ăn cho người tạng nhiệt,
luôn nóng trong, mồ hôi ra nhiều dưới dạng nấu cháo hoặc hầm nhừ. Thuốc
thích hợp với người cao tuổi ( chữa ho lao, ho khan, lưng gối đau mỏi ), nam
giới ( chữa thận yếu, rụng tóc, kiết lỵ ), phụ nữ ( chữa khí hư, băng huyết,
rong huyết ), trẻ em ( chữa cam gầy ). Phụ nữ đôi khi còn ăn thịt ba ba nấu
với ngó sen để chữa băng huyết,rong kinh hoặc nấu với chân giò lợn ,táo tàu

làm thuốc làm tăng tiết sữa.
+ Máu ba ba:Pha rượu uống nóng làn chóng phục hồi sức khỏe o
người mới ốm dậy,chữa hoa mắt,choasng váng ,khó thở ,bốc nhiệt ,kém
ăn,mệt mỏi.Máu ba ba ngâm vớ mật ong có thể trị bệnh dái đường ,hen
suyễn,bệnh tim mạch ,đường ruột,nhiễm lạnh.
+ Mỡ ba ba :đem rán thành dạng mỡ nước được dùng bôi ngoài chữa
bỏng,lở loét,vết thương,mụn nhọt,bệnh trĩ.
+ Trứng ba ba :Lấy lòng đỏ gói lá chuối nướng chin hoặc rán không
mỡ,ăn chữa kiết ky mạn tính;dùng lòng trắng bôi trị bệnh trĩ.
3.1.2.Bào ngư ( Haliotis Diversicolor Reeve )
Tên khác: Ốc khổng, cửu khổng, thạch quyết minh, cửa khẩu, ốc chín lỗ.
Họ: Bào ngư ( Haliotidae )
a. Đặc điểm:
Bào Ngư là một loại ốc biển có cấu tạo đặc biệt, thuộc ngành nhuyễn
thể, có vỏ cứng bao gồm phần thân rộng và phần xoắn ốc tiêu giảm tạo thành
một khối hình bầu dục dẹt và khum, mặt ngoài sẫn sùi và có vân màu nâu
tím và xanh xen kẽ, mặt trong nhẵn bóng có lớp sà cừ óng ánh, ở mép có 7-
13 lỗ nhỏ có gờ xếp thành một hàng đều đặn không có nắp, thường là 9. Còn
các lỗ khác thoái hóa chỉ còn lại vết là những lỗ thể. Thân bào ngư dính vào
mặt trong vỏ bằng các cơ. Chân bào ngư là một khối thịt mềm dính liền với
thân, phát triển rộng ở xung quanh lớp vỏ, luôn co giãn để di chuyển, bám
chắt hoặc co rút vào trong vỏ khi gặp động hoặc bị bắt.
Bào ngư ( Haliotis Diversicolor Reeve )
b. Phân bố, sinh thái:
Bào ngư phân bố ở những vùng biển ấm, chủ yếu ở các đảo và ở
những nơi có nhiều đá ngầm với độ sâu từ 2-12m, độ mặn cao và nước thật
trong, có nhiều rong tảo nhất là loại rong mơ. Chúng bám chặt vào đá, nên
chống chịu được với sóng to gió lớn ở biển cả, chuyên ăn rong, tảo đa bào,
mùa sinh sản vào tháng 1-2.
Bào ngư có nhiều ở Bạch Long Vĩ ( Hải Phòng),Cô Tô (Quảng Ninh )

và các hòn đảo khác thuộc Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam- Đà Nẵng,
Hà Tình, Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, ở Việt Nam mới phát hiện 3
loài là bào ngư hình bầu dục, bào ngư hình vành tai và bào ngư 9 lỗ.
Ở các địa phương, ngư dân khai thác bào ngư một cách lẻ tẻ và tự
phát, rồi thu gom bán cho các lái buôn để xuất khẩu. Hiện nay, Việt Nam
cũng như nhiều nước trong khu vực đã có kế hoạch nuôi và nhân giống bào
ngư trong lồng tự tạo để chủ động việc thu bắt và sử dụng cũng như bảo vệ
triệt để nguồn đặc sản quý giá này.
Ghi chú: Trong những loài bào ngư đã phát hiện, 2 loại bào ngư hình
vành tai và bào ngư hình bầu dục có trữ lượng đang suy giảm, có nguy cơ bị
tuyệt chủng, được ghi vào Sách Đỏ Quốc Gia.
c. Thành phần hóa học:
Vỏ bào ngư chứa nhiều chất Cacbonat Canxi. Thịt bào ngư giàu chất
dinh dưỡng có tỉ lệ cao các chất protit, lipit và các vitamin.
d. Công dụng :
+ Vỏ bào ngư: Được dùng từ thế kỉ 14, chủ trị chống mặt, hoa mắt,
thông manh, mắt mờ có màn mọng, thị lực kém, còn chữa đái buốt, di tinh,
đau dạ dày, chảy máu. Hằng ngày dùng 4-8g dưới dạng thuốc bột hoặc 15-
30g thuốc sắc.
Khi dùng vỏ bào ngư làm thuốc, có thể dùng sống, rửa sạch, phơi khô,
tán nhỏ, hoặc nung lên rồi mới tán nhỏ để dùng. Trong vỏ bào ngư có nhiều
muối canxi. Vỏ bào ngư là vị thuốc được dùng trong y học cổ truyền làm
thuốc chữa bệnh đau dạ dày nhiều toan, cầm máu, còn được dùng chữa thị
lực kém, có tác dụng làm tan màng, sáng mắt. Ngày uống 3-6 g dưới dạng
bột; hoặc 15-30 g dạng thuốc sắc.
+ Thịt bào ngư: Về mặt thực phẩm, bào ngư là 1 trong 8 món ăn “
Cao lương mĩ vị “ nổi tiếng của phương Đông, cùng với Yến Sào, Hải Sâm,
vây Cá Mập, Óc Khỉ, đế chân Voi,…Thịt bào ngư đã chế biến có mùi thơm
ngon, hấp dẫn thường có mặt trong các yến tiệc sang trong ở các nước
phương Đông. Thịt bào ngư phơi khô còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

cao cạnh tranh được với Yến Sào. Theo kinh nghiệm dân gian, thịt bào ngư
nấu với gạo nếp nhừ nhuyễn cho đàn bà đẻ ăn đều trong vài ngày là thuốc
tăng tiết sữa. Nhân dân ở đảo Bạch Long Vĩ coi bào ngư là một loại thuốc
cải lão hoàng đồng.
3.1.3.Chim Bìm Bịp ( Centropus sinensis Stephens )
Họ: Cu cu (Trionychidae )
a. Đặc điểm:
Chim Bìm Bịp cỡ lớn. Thân mình dài. Đầu tròn thuôn, mỏ to nhọn,
mặt đỏ, cổ ngực và cánh rộng, đuôi dài hơn cánh, chân có 4 ngón, hai trước
hai sau, có móng dài. Toàn cơ thể màu đen riêng cánh màu nâu đỏ, đầu các
long cánh sẫm hơn.
Chim Bìm Bịp ( Centropus sinensis Stephens )
b. Phân bố và sinh thái:
Bìm bịp phân bố ở các nước Đông Nam Á và Nan Trung Quốc. Ở
Việt Nam, là loài chim định cư phổ biến ở khắp vùng đồng bằng, trung du và
vùng núi cao từ 600-800m; loài lớn chuyên sống ở ven rừng có cây cối rậm
rạp, loài nhỏ ưa vùng có nhiều lau sậy và cây bụi nhỏ, chúng kiếm ăn ở môi
trường xung quanh nơi làm tổ. Thức ăn của bìm bịp là cóc, nhái, cua, trứng
chim, châu chấu, cào cào, và các loại hạt thực vật. Đẻ trứng vào mùa hè, mỗi
lữa 3-4 quả.
c. Công dụng:
Thịt chim bìm bịp có vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm
thuốc bổ máu, giảm đau, chữa chứng hư lao, chân tay nhức mỏi, ứ huyết
bầm tím, tê thấp, đau lưng. Mỗi lần dùng 2 con ngâm với 1 lít rượu trắng
trong 2-3 tháng, càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần mỗi lần 30ml. Trong
nhân gian, người ta hay ngâm rượu chim bìm bịp với tắc kè đôi khi cả một
số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loài sâm rừng nhất là củ sâm cau.
Rượu này còn chữa được liệt dương, thận suy, hen suyễn, đái nhắt, đái són,
thuốc rất thích hợp với thể trạng suy yếu người cao tuổi.
3.1.4.Bò (Bos taurus domensticus Gmelin )

Tên nhà: Bò nhà, Bò nuôi.
Họ: Bò ( Bovidae )
a. Đặc điểm:
Bò trưởng thành nặng 300-1200kg, có khi hơn tùy theo giống. Thân to
khỏe. Đầu có sọ rộng, trán bằng hơi lõm, sừng rỗng cong sang hai bên hoặc
hướng ra phía trước, mũi trơn ẩn, mắt to. Cổ to dày có yếm ở phía dưới.
Lưng thẳng, bụng to, bầu vú có 4 núm. Đuôi dài có túm lông ở phần cuối.
Bộ lông tùy theo giống; một màu (vàng, đen, trắng, nâu, nâu đỏ), hai màu
( đen trắng, trắng nâu) hoặc ba màu ( đen, trắng, nâu ).
Bò (Bos taurus domensticus Gmelin )
b. Phân bố của sinh thái :
Bò nhà được thuần hóa từ bò rừng, cách đây hàng nghìn năm. Lúc
đầu, bò được nuôi ở Ấn Độ sau đó phát triển rộng rãi ở Châu Á,Châu Âu và
Châu Phi để lấy thịt, sữa và sức kéo. Hiện nay có những giống bò thịt ở 12-
15 tháng tuổi đã nặng 420-450kg tỉ lệ xẻ thịt khoản 60% và giống bò sữa với
sản lượng sữa trung bình 6000-7000kg/chu kì 300 ngày.
Ở Việt Nam, bò được nuôi ở khắp nơi. Vào những thập kỉ gần đây,
ngành bò sữa đã được đẩy mạnh và phát triển.
c. Thành phần hóa học:
Thịt bò chứa protit 12-20%, lipit 10-14%, muối khoáng, vitamin và
cholesterol (70mg%).
Bò sữa chứa 87% nước, 3,5%protit, 3,9-4,4% lipit, 4,6% đường,
0,7% muối khoáng, nhất là canxi 123mg%, 22mg% cholesterol và cung cấp
171 kalo/100g thịt.
Mật bò có sắc tố mật muối và axit mật.
d. Công dụng:
Thịt bò là loại thực phẩm phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Ở
Việt Nam, thịt bò ít được dùng làm thuốc, trái lại ở Trung Quốc, người ta
chế biến thịt bò với nhiều loại dược liệu thành những món ăn-vị thuốc rất
thông dụng.

Sữa bò rất tốt cho mọi lứa tuổi làm phục hồi nhanh sức khỏe, nhất là
đối với cơ thể đang trong tình trạng suy yếu như lao lực quá độ, mới ốm dạy.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, sữa bò chỉ đứng sau sữa mẹ. Ở các nước phương
Tây, sữa bò được dùng với tỉ lệ cao khoảng 90%, dạng dùng thông thường là
sữa tươi, sữa nước, sữa đặc có đường, sữa bột . Sữa bò 250g, mật ong 100g,
nước hành lá 50ml nấu chín, uống hằng ngày, chữa táo bón kinh niên.
Mật bò chữa đau bụng, đau dạ dày, suy gan, vàng da, rối loạn tiêu
hóa, táo bón, bệnh về mắt, khát nước, trẻ em cam tích, lở loét. Mật rất đắng
nên thường được chế biến ,có thể làm viên mật bò theo kinh nghiệm của
bệnh viên Nam Định như sau: cao mật bò 100g, lưu hoàng đã rửa lại 100g,
bột hoạt thạch 150g, tinh dầu bạc hà 20 giọt, tất cả trộn đều làm thành viên
0,15g. Ngày uống 20-30 viên chia làm 2-3 lần dùng liền một tháng.
Để chữa trị viêm gan virus lấy mật bò đã chế biến thành cao trộn với
long đởm thảo 40g phơi khô, tán bột, làm thành viên,ngày uống 3 lần mỗi
lần 4-8 viên.
Gan bò đã được bào chế theo phương pháp thủy phân hoàn toàn để
được cao gan chứa axitamin dẫn chất puric và vitamin B12. Thuốc giúp cho
nhu mô gan chóng hồi phục, ngăn ngừa sự tích lũy mỡ ở tế bào gan, kích
thích quá trình chống độc của gan và tạo ra các hồng cầu mới chữa viêm gan
mãn tính, xơ gan, tổn thương gan do nhiễm độc máu ở phụ nữ có thai, người
bị thiếu máu suy nhược. Các biệt dược chứa gan bò như: Hépaphos ( dạng
siro), 100ml thì có chứa 10g cao gan, 0,5g natri-glyxeronphophat, 0,7g
dinatriphophat. Trẻ em uống mỗi lần một thìa cà phê ngày 2 lần, người lớn
ngày 4 thìa cà phê chia 2 lần, uống trước bữa ăn; Hepavina ( dạng tiêm) ống
20ml chứa dịch chiết từ cao gan thủy phân có 0,02mg vitamin B12,ngày
tiêm 1-2 ống.
Theo tài liệu nước ngoài ở Trung Quốc, người ta còn dùng một số bộ
phận của con bò để chữa bệnh như sau:
+ Dạ dày bò (1 cái ) ninh nhừ với hoàng kì 30g. Ăn cái uống nước,
chữa tiêu hóa kém, đày bụng.

+Đuôi bò ( 1 cái ) ninh nhừ với đương qui 30g thêm muối. Ăn cả cái
lẫn nước, chữa đau lưng, liệt dương do thận hư.
+ Gan bò ( 100g) nấu với khởi tử 50g. Ăn cả cái lẫn nước, chữa bệnh
ván đầu, hoa mắt do gan, huyết kém.
+ Dương vật bò ( 1 cái ) hấp cách thủy với khởi tử 20-40g thêm ít
gừng, ăn chữa liệt dương.
Y học hiện đại đã điều chế từ gan và phổi bò thuốc Heparin để chữa
các chứng viêm tắt tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim và phân lập từ tuyến yên của
bò 1 glycoprotein có tác dụng chữa viêm tuyến giáp cấp.
Ghi chú: Kinh nghiệm dân gian cho rằng thịt bò có tác dụng co rút
nên phụ nữ sau khi đẻ thường ăn thịt bò kho để chống hồi phục tử cung bị
rãn trong khi đẻ. Những người bị thương ở bắp thịt, gân, xương không nên
ăn thịt bò trong thời gian điều trị vì có thể bị co cơ, co gân.
3.1.5. Bọ cạp ( Pelamnerus silenus )
Họ : Bọ cạp ( Buthidae )
a. Đặc điểm:
Côn trùng có đốt. Thân dài chia làm hai phần; phần đầu- ngực ngắn,
rộng, hơi dẹt có dát kính ở mặt lưng, có 4 đôi chân mảnh, 1 đôi càng ( chân
xúc giác ) khỏe; phần bụng dài và chia đốt thót dần lại thành đuôi có móc
nhọn mang tuyến độc, uốn cong về phía trước.
Bọ cạp ( Pelamnerus silenus )
b. Phân bố, sinh thái:
Trên thế giới, có nhiều loại bò cạp cũng thuộc những chi khác nhau,
đặc biệt là loài Buthus-martensy-Karsch, hiện vẫn đang phải nhập.
Ở Việt Nam, bọ cạp ở khắp nơi trong nước, từ đồng bằng đến miền
núi trong những khu rừng ẩm ướt và cá ngoài hải đảo. Nó sống ở chỗ nóng
và ẩm dưới tầng lá mục, hốc đá, khe vách, kiếm mồi về đêm. Thức ăn của bọ
cạp là sâu bọ, nhện, bướm,…
Cách bắt mồi của bọ cạp rất độc đáo. Nó dùng đôi càng khỏe cặp chặt
con mồi cong đuôi về phía trước rồi dùng móc độc giết mồi. Bò cạp còn

được nuôi ở Liên Xô trước đây để lấy nọc chế thuốc chữa bệnh.
c. Thành phần hóa học:
Bọ cạp chứa 31,84% protit, 18,94 lipit, 17 axitamin cần cho cơ thể
con người, một chất độc là Buthotoxin hay Katsutoxin, các chất Betain,
Trimethylamin, Cholesterol, Taurin, các axit-palmitic, Stearic. Buthotoxin là
một loại protit độc với hệ thần kinh gần giống như độc tính của nọc độc rắn.
d. Công dụng:
Toàn thân đều có thể dùng để bào chế thuốc. Thuốc từ bọ cạp, đặc
biệt là chết xuất từ nọc độc, dùng để chữa bệnh liệt nửa người, động kinh
Nọc độc của loại bọ cạp xanh có tác dụng chữa ung thư, parkinson
Bọ cạp được dùng chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất
toại, uốn ván, tràng nhạc, với liều lượng hàng ngày là 2,5-4,5g toàn yết ( 1-4
con) hoặc 1-5g yết vĩ ( 3-5 cái) dưới dạng thuốc hoặc làm viên uống.
Ngoài ra, bọ cạp còn chữa run tay: Nọc bọ cạp là hỗn hợp protein có
hoạt tính sinh học cao, ở liều lượng ít sẽ kích thích thần kinh, tăng cường
hoạt động tim mạch, liều lượng cao có thể gây tử vong hoặc liệt cơ quan.
Dùng liều hợp lý có tác dụng chữa các chứng rối loạn thần kinh, tay
chân run rẩy ở người già. Bọ cạp qua chế biến (rang hoặc rán trên 85oC)
hoặc ngâm trong rượu cồn thì không gây độc và được coi là món ăn khoái
khẩu vì mang lại sức khỏe như Hercules. Nhiều nơi còn bán bọ cạp sống
dùng để ngâm rượu, chữa các bệnh đau nhức xương khớp.
Ghi chú: Từ lâu, bọ cạp cùng nhiều loại côn trùng khác đã trở thành
những “ Món ăn côn trùng” có giá trị dinh dưỡng cao và được chế biến rất
cầu kì trong ngành ẩm thực của các nước Châu Á.
3.1.6. Bọ ngựa (Mantis religiosa L.)
Tên khác:Bù cào ,cào cào ,đường lang,ngựa trời.
Họ:Bọ ngựa(mantis)
a. Đặc điểm:
Loài côn trùng cỡ lớn, có cơ thể thuôn dài khoảng 8 cm, màu xanh lục
nhạt, đôi khi màu vàng – nâu. Đầu hình tam giác, thường chúc xuống, cổ dài

quay các phía dễ dàng,đôi râu ở giữa đỉnh đầu hình chỉ,mắt to lồi,miệng
thuôn tù. Lưng gồ nhọn, có cạnh. Ngực thon dài, gấp khúc được. Bụng có
nhiều đốt, xếp đều đăn. Đôi chân trước to, khỏe, dạng càng như lưỡi kiếm,
mép trong có một hàng răng nhọn sắc, hai đôi chân sau mảnh như những cái
que. Hai cánh trên dày, hai cánh dưới mỏng dạng màng, đầu cánh có màu
nâu nhạt. Con đực thường nhỏ hơn con cái.
Bọ ngựa (Mantis religiosa L.)
b. Phân bố ,sinh thái
Bọ ngựa sống ở bờ bụi lùm cây,thích nghi với môi trường ẩm và
sáng,thường thấy ở khắp nơi vùng nhiệt đới và ôn đới .Nó hoạt động rất linh
hoạt, ẩn mình ngụy trang lẫn với lá cây rất khó phát hiện.
Thúc ăn chính của bọ ngựa là các loại côn trùng nhỏ,nhất là rệp
cây;khi cần chúng có thể ăn thịt lẫn nhau. Đẻ trứng vào mùa hè thu,trứng
dính với nhau thành ổ dính vào cành cây. Khoảng 3-4 tháng sau, trứng nở
thành ấu trùng và sau 4 lần lột xác, ấu trùng phát triển đến dạng trưởng
thành.
c. Thành phần hóa học
Tổ bọ ngựa có protid, lipid, Canci và sắt.
d. Công dụng
Cả con bọ ngựa được dùng chữa viêm họng,trĩ,kinh phong. Ngày
uống 6 - 12 g dược liệu đã chế biến. Có thể dùng ngoài, lấy bột thổi vào
họng hoặc đắp.
Tổ bọ ngựa chữa mồ hôi trộm,đái nhiều lần nhất là về đêm, di tinh,
liệt dương, xuất tinh sớm, đau lưng, khí hư, trẻ em dái dầm, người cao tuổi
đái són, kinh bế. Liều dùng hàng ngày: 6 - 8 g. Dùng riêng hoặc phối hợp
với ích trí nhân với lượng bằng nhau. Dùng ngoài, tổ bọ ngựa đốt tồn tính,
tán bột , trộn với dầu để bôi chữa mụn nổi có mủ ở trẻ em.
Ghi chú: Nhiều nước đã xếp bọ ngựa vào loại côn trùng hiếm, cần
được bảo vệ.
3.1.7.Bồ câu (Columba livia domestica Gmelin)

Họ:Bồ câu (Columbidae)
a. Đặc điểm:
Loài chim có thân gọn, hình thoi. Đầu nhỏ, tròn. Mỏ ngắn, cánh mũi
phồng lên như 2 hạt gạo. Cánh khỏe và nhọn. Chân có 4 ngón. Đuôi ngắn.
Bộ lông màu xám đen, hoặc trắng. Chim trưởng thành có trọng lượng từ
500g đến 1000g. Bồ câu ngoại thương nặng hơn 1000g. Chim cái nhỏ hơn
chim đực.
Bồ câu (Columba livia domestica Gmelin)
b. Phân bố, sinh thái
Bồ câu nhà có nguồn gốc từ bồ câu rừng, sống phổ biến ở châu á,
châu âu, Nam Mỹ, Bắc Phi và hiện nay là loài chim nuôi rộng rãi khắp các
châu lục. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được chia
thành 4 nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu
thịt. Trong đó, bồ câu cảnh được coi là phong phú và đa dạng, nhiều màu sắc
từ trắng, đen, nâu, xám đến nâu - đen, trắng - đen và xám - đen; Có loại mà
long đầu dựng lên như cái mào, có loại đuôi xòe như đuôi công( gọi là chim
công), lại có loài phòng diều như quả bóng.
Bồ câu bay giỏi, tự kiếm thức ăn. Thức ăn thông thường của chim là
các loại hạt như thóc, ngô, đậu xanh. Bồ câu đẻ 2 trứng cách nhau 1 ngày.
Con đực và con cái thay nhau ấp trứng. Chim non được nuôi bằng chất sữa
đạc biệt do diều của chim bố, mẹ tiết ra trộn với thức ăn được đưa vào diều.
Khi bồ câu con được 2 - 3 tuần thì chim mẹ lại tiếp tục đẻ. Chim con nuôi
được 4 - 5 tuần đã bắt đầu tự mổ thức ăn. Thông thường 2 chim con ở cùng
1 lứa sau trở thành đôi. Nhưng người ta thường ghép chim đực, chim cái ở 6
- 8 tháng tuổi để bảo đảm giống tốt, ngày càng phát triển.
c. Thành phần hóa học
Thịt chim bồ câu có chứa 22,14 % protid, lipid 1%, các muối khoáng.
Tiết chim có nhiều chất đạm, chất sắc, huyết sắc tố. Phân chim chứa nitơ
toàn phần, ammoniac.
d. Công dụng

Thịt bồ câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ và trẻ
em dưới dạng cháo ăn nóng. Người uống được rượu, hàng ngày ăn chim bồ
câu tẩm rượu, nướng vàng cũng rất tốt.
Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt, hay choáng voáng, lấy
chim bồ câu non(1con) và chim sẻ (5con) làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sẩy
khô giòn, tán bột mịn, đỗ trọng (120g) sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối
rang (4g). Trộn đều các bột, luyên với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm
+ Tiết bồ câu được dùng lúc còn nóng, nhỏ làm nhiều lần vào miệng
nạn nhân để chữa trúng độc thức ăn. Hoặc phối hợp với bột xơ mướp đốt tồn
tính ( 1 quả ) làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ ngày uống 2 lần,
mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu
ngày không thông.
+ Phân bồ câu được dùng mỗi ngày 20g, sao vàng, tán nhỏ, cho vào ít
rượu, khuấy đều, đợi lắng trong thì bỏ cặn, gạn uống để chữa đau bụng
thuộc âm chứng, sắc mặt xanh xao, nhợt nhạt. Dùng ngoài, phân bồ câu sao
vàng, tán bột, rắc chữa thịt lòi ra ở mụn nhọt đã vỡ mủ.
3.1.7.Cá ngựa ( Hippocampus spp. )
Họ: Cá chìa vôi ( Syngnathidae)
a. Đại diện:
Ở Việt Nam cá ngựa có rất nhiều loài với kích thước và màu sắc khác
nhau. Các loài đều có đặc điểm chung như sau: thân dẹt bên, khá dày, cấu
tạo bởi các đốt xương vòng, dài 5 - 20 cm, có loài đến 30 cm. Đầu giống đầu
ngựa nằm ngang vuông góc với thân hoặc gập xuống, đỉnh có chùm gai.
Mõm hình trụ dài, miệng nhỏ, mắt to, lưng hơi võng, có vây to, bụng phình
không có vây, vây ngực nhỏ, vây hậu môn rất nhỏ. Cá ngựa đực có túi ở
bụng để hứng trứng do cá cái đẻ vào, nên nhiều người lầm đó là cá cái. Đuôi
dài, xoắn tròn về phía trước, không có vây. Màu sắc thường là vàng, trắng,
vàng - nâu, có khi pha đỏ và xanh đen nhạt. Khi bơi lượn trong nước, nhất là
lúc cặp đôi vào mùa sinh đẻ, cá ngựa đổi màu sắc rất ngoạn mục.

Cá ngựa ( Hippocampus spp. )
b. Phân bố sinh thái:
Cá ngựa sống ở biển, các vịnh, gần bờ ở độ sâu vài mét đến vài chục
mét có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cá ngựa thường gặp ở Hải
Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, và dọc bờ biển các tỉnh phía
Nam từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Kiên Giang, nhiều nhất ở Vịnh Hạ Long,
Bình Thuận, Khánh Hòa. Cá bơi thẳng đứng và dùng đuôi cuộn bám vào
thực vật hoặc san hô, ăn động vật nhỏ di động, và thực vật thủy sinh. Cá di
chuyển chậm và để tránh kẻ thù, nó thường ẩn nấp trong các thảm cỏ biển,
rạn đá, rạn san hô. Cơ thể thay đổi màu sắc với môi trường xung quanh để tự
bảo vệ. Mùa sinh đẻ của cá vào tháng 3 đến tháng 7. Mùa khai thác được
nhiều cá ngựa vào tháng 8 - 9.
c. Công dụng:
Thuốc làm từ loại cá này có vị ngọt, ấm, tính bình, không độc. Ngoài
tác dụng bổ thận, tráng dương, thuốc còn được dùng chữa chứng tiểu són,
suy nhược cơ thể. Trẻ em dùng cá ngựa với trái cây hoặc thịt lợn nạc có thể
trị khỏi chứng tiểu đêm
Cá ngựa được ghi vào sách thuốc cổ “ Cương mục thập di” của Trung
Quốc vào năm 1970. Dược liệu chữa thần kinh suy nhược, cơ thể yếu mệt,
đau lưng nhất là ở người cao tuổi, phụ nữ đau bụng, đẻ khó, nam giới bất lực
về sinh lí, đinh nhọt, sang lở. Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể chữa
bệnh hen suyễn. Ngày dùng 4 - 12 g chia làm 3 lần dưới dạng thuốc bột hoặc
làm viên uống với nước hoặc rượu. Dùng riêng hoặc phối với các vị thuốc
khác như dâm dương hoắc, kỷ tử,…
Ghi chú:
+ Do hình thù lạ mắt, luôn chuyển màu trong nước, nên nhiều năm
nay, người ta đã bắt đầu gây cá ngựa làm cá cảnh trong bể nuôi.
+ Do bị săn bắt nhiều và xuất khẩu để làm thuốc nên cá ngựa đã được
ghi vào Sách Đỏ Quốc Gia để bảo vệ.
3.1.8.Chim sẻ ( Paser domesticus malaccensis Dubois )

Họ: Sẻ ( Ploceidae )
Đại diện:
Chim sẻ cỡ nhỏ. Thân có màu nâu, hai má trắng, bụng màu trắng xám.
Đầu tròn to, mỏ dày ngắn. Chân mảnh có 4 ngón. Đuôi ngắn, màu xám đen.

Chim sẻ ( Paser domesticus malaccensis Dubois )
b. Phân bố,sinh thái
Chim sẻ là loại dịnh cư rất phổ biến ở Đông Nam Châu Á và miền
Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam tỉnh nào cũng có. Chim thường sống ở các
thành phố, nơi có người ở, làm tổ trên mái nhà, hốc cây. Chúng kiếm ăn theo
đàn hoặc nhóm nhỏ. Thức ăn chủ yếu là thóc, hạt cỏ, côn trùng, sâu bọ. Ở
những sân phơi thóc hoặc cáng đồng lúa đã thu hoạch, thường thấy vô vàn
chim sẻ. Trước đây chim sẻ rất có nhiều,nay còn lại ít vì bị săn bắt để lấy thịt
ăn.
c. Công dụng
Thịt chim sẻ chữa suy nhược cơ thể,tạng phủ hư tổn,gầy yếu đoản hơi,
nhất là người cao tuổi thận hư, phụ nữ sau khi đẻ mỏi mệt, đau lưng, khí hư,
nam giới liệt dương.
Lấy 5 con chim sẻ, vặt lông, mổ bỏ lòng ruột, rửa sạch nấu chín.
Thêm vào 1 chén rượu, lại nấu 1 lần nữa. Rồi đổ vào 2 bát nước, 3 nhánh
hành thái nhỏ, 2 nắm gạo tẻ đã sạch, nấu thành cháo, ăn đều mỗi buổi sáng.
Có người còn dùng thêm nhộng tằm. Có thẻ dùng dạng thịt chim tảm rượu,
nướng vàng.
Chim sẻ (hai con) làm sạch, bỏ mật, cắt nhỏ, hấp cách thủy với 20g
dường phèn. Ăn một lần trong ngày. Chữa viêm khí quản mạn tính ở người
cao tuổi, ho gà ở trẻ em.
+ Tiết chim sẻ được dùng cho người yếu mệt, kém sinh lý, hay chóng
mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược.
Cắt cổ chim, hứng hết tiết vào một chén rượu hoặc mật ong, khuấy
đều. Uống ngay làm một lần trong ngày. Dùng 10 đến 15 ngày. Nếu số

lượng chim sẻ nhiều, có thể lấy tiết pha thành rượu bổ huyết chim sẻ với tỉ lệ
10%. Rượu này còn làm tóc đen trở lại, chân tay cứng cáp, sáng mắt. Người
bị cao huyết áp không dùng được.
+ Trứng chim sẻ chữa nam giới liệt dương, thận lạnh, ít tinh, phụ nữ
huyết khô, khí hư. Ngày dùng 3 đến 5 quả dưới dạng luộc chín hoặc rán vào
sáng sớm dùng riêng hoặc phối hợp với mật cá chép, mật gà trống (mỗi thứ
một cái) làm viên uống.
+ Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Tuệ Tĩnh đã dùng
phân chim tán bột, trộn với đường trắng làm thành 2 viên rồi ngậm nuốt
nước dần dần để chữa cổ họng sưng đau. Để chữa bụng đầy trướng, kết hòn,
ngực sườn đau tức, lấy phân chim phơi khô, tán bột, hòa với một ít rượu mà
uống. Dùng ngoài, phân chim sẻ nghiền với nước, bôi chữa mụn nhọt, đầu
đinh.
3.1.9. Dê (Capra hircus L.)
Họ: Bò ( Bovidae )
a. Đặc điểm:
Thân ngắn, cao khoảng 50 dến 60cm. Mình thon, chân nhỏ, đuôi
ngắn. Đầu có mõm tròn, tai vểnh, sừng dẹt cong nhọn về phiá sau, cằm có
túm, lông dài như râu đính sâu vào gần cổ. Bộ lông dài, có nhiều màu: đen,
nâu, vàng, xám đốm trắng. Dê đực to, khỏe hơn dê cái.
b. Phân bố sinh thái:
Dê thường được chăn nuôi thành đàn, thả rông chủ yếu ở miền núi
cao, nơi thích nghi với sự sinh trưởng và hoạt động của nó. Dê ăn cỏ, lá cây.
Đồng bào miền núi nuôi dê với mục đích lấy thịt và sữa.
c. Công dụng
Thịt dê chữa hư lao, gầy yếu, mệt mỏi, người cao tuổi thiếu máu, đau
lưng, mỏi gối, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược cơ thể, kém ăn và thiếu sữa:
+ Thịt dê (100g) thái nhỏ, nấu với củ mài (60g) và gạo tẻ vừa đủ để
được 2 bát cháo thật nhừ. Ăn làm 2-3 lần trong ngày. Dùng 7-10 ngày. Chữa
đau nhức gân xuơng, mỏi gối, viêm ruột, viêm dạ dày, tiêu chảy lâu ngày.

+ Thịt dê trắng (100g) thái nhỏ, nhúng tái bằng nước sôi, ăn với tỏi và
lá hẹ là thuốc bổ thận, cường dương, cứ 3 ngày ăn một lần.
+ Thịt dê (40g), đương qui (5g), sinh khương (10g). Có thể gia thêm
bạch thược (8g), cam thảo (4g). Tất cả thái nhỏ, nấu với nước thật chín, ăn
làm 2 lần vào bữa ăn. Dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, bị suy nhược, ít sữa.
Chú ý: Những người có máu nóng, hay bị bệnh nhiệt không nên ăn
thịt dê.
+ Sữa dê là thuốc bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, chống dị ứng rất tốt cho trẻ,
người ốm và người cao tuổi. Sữa dê làm phục hồi và tăng sức khỏe rất
nhanh.
+ Tiết dê chữa thiếu máu, huyết hư, trúng độc, hay choáng váng,
chóng mặt, nhức đầu, đau lưng, mỏi gối, không thấy hành kinh sau khi đẻ.
Lấy tiết dê vừa cắt ở con vật uống thẳng. Ngày uống 20 - 40 ml.
+ Gan dê chữa thiếu máu, suy nhược do ốm kéo dài, phụ nữ sau khi
đẻ, trẻ em gầy còm, ốm yếu. Ngày dùng 30 - 60 g gan tươi, ép lấy nước hoặc
5 - 10g gan khô làm bột hoặc viên.
+ Mật dê trị viêm họng, đau mắt đỏ. Dùng nước mật dê tươi (100g)
trộn với mật ong (200g) chưng cách thủy khoảng 10 - 15 phút. Người lớn
uống 2 thìa canh vào buổi sáng và buổi chiều, trẻ em tùy tuổi dùng ít hơn.

3.1.10. Gà ( Gallus gallus domesticus Brisson )
Họ: Trĩ ( Phasianidae )
a. Đặc điểm:
Có nhiều giống gà. Tùy theo từng giống, hình thái và bộ lông có khác
nhau. Gà ri có thân nhỏ, chân thấp, lông màu vàng; Gà Hồ và gà Đông cảo,
thân và chân to khỏe, lông màu vàng đất; Gà rừng thân thon nhỏ,Đặc biệt
lông trắng, không mượt, mắt, da, thịt, xương và chân đều đen; Gà tiền, lông
xám tro hơi nâu; Gà chọi thân thon, chân dài, lông đen hoặc đen đỏ. Ngoài
ra, những giống gà nhập nọi thường có cỡ lớn, lông màu trắng, nâu hoặc đen
pha trắng.

b. Phân bố, sinh thái
Gà là loại gia cầm được nuôi phổ biến ở khắp thế giới.Gà nuôi có
nguồn gốc từ gà rừng và lai tạo rất nhiều.các giống gà được nuôi hiện nay
theo hướng lấy trứng,lấy thịt và kiêm dụng.Gà đẻ trứng quanh năm.
c. Công dụng
+ Thịt gà là loại thịt trắng, nột thức ăn ngon và bổ, có mùi vị đặc biệt,
có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt gà thường được tần với tam thất, nấm linh chi
hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu; Hầm với hạt sen để chữa
suy dinh dưỡng; Với lá dâu bổ âm; Với đậu đỏ chữa phù thũng; Với ngải
cứu dùng cho phụ nữ xanh xao, gầy yếu; Với hoa hiên trị viêm đại tràng.
Cháo gà mái ăn thương xuyên lại là thuốc chữa liệt dương.
+ Trứng gà cũng chứa những chất dinh dưỡng gần như thịt gà và được
dùng để bồi dưỡng khi ốm đau, làm quà cho người bệnh, sản phụ và nuôi
dưỡng trẻ nhỏ. Mỗi sáng ăn một quả trứng gà chần kĩ với nước sôi đã trở
thành tập quán tốt cho những người muốn bồi bổ sức khỏe. Phòng ngừa
bệnh tật. Trứng gà đánh nhuyễn với mật ong thành kem rất thích hợp với cơ
thể của người suy yếu, người cao tuổi vừa bổ dưỡng, dễ tiêu,vừa hạ được
đường huyết, lại chữa viêm loét dạ dày - tá tràng. Trẻ em bị suy dinh dưỡng
ăn mỗi ngàu 1 - 2 quả trứng gà luộc là rất tốt. Trứng gà trộn với nước gừng
tươi và đường trắng rồi hấp cách thủy dùng chữa ho, cảm lạnh, tiêu hóa kém.
+ Lòng trắng trứng gà pha với nước uống để ngăn cản chất độc xâm
nhập vào cơ thể để chữa bệnh lỵ mới phát, hàng ngày nuốt lòng trắng trứng
gà sẽ bớt dau quặn, mót rặn, dễ đi ngoài, chóng khỏi. Lòng trứng gà phối
hợp với giấm ngon uống làm rau thai ra sau khi đẻ.

×