1. Về mạng lưới trường, lớp
Mạng lưới trường lớp của Bắc Ninh được quy hoạch theo hướng: Đảm
bảo đủ các loại hình trường học để học sinh từ mầm non đến phổ thông
có nhu cầu đều được ra lớp. Mỗi xã đều có từ 1 đến 2 trường mầm non, 1
đến 2 trường tiểu học và 1 trường THCS. Mỗi huyện đều có 1 trường
THCS huyện, 3 đến 4 trường PTTH và 1 trung tâm giáo dục thường
xuyên. Tỉnh có hệ thống trường sư phạm, trường THCN và trường dạy
nghề. Hệ thống trường THCN và trường dạy nghề Trung ương đóng trên
địa bàn tỉnh góp phần không nhỏ vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho
tỉnh.
Mạng lưới trường lớp của tỉnh Bắc Ninh hiện tại (với 133 trường mầm
non, 147 trường tiểu học, 130 trường THCS, 29 trường PTTH, 8 trung
tâm GDTX, 1 trường CĐSP, 2 trường THCN địa phương, 1 trường dạy
nghề và 4 trường chuyên nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn) đã được
bố trí theo đúng tinh thần của Luật Giáo dục, phù hợp với địa bàn dân cư,
riêng đối với mầm non và tiểu học được chỉ đạo theo hướng gần dân, quy
mô nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến lớp.
2. Quy mô phát triển giáo dục-đào tạo
Những năm qua, thực hiện nghị quyết TW 2 khoá VIII, quy mô ngành
giáo dục Bắc Ninh được mở rộng hàng năm nhằm đáp ứng tối đa nhu
cầu học tập của con em nhân dân. Học sinh nghèo, học sinh khuyết tật,
học sinh diện chính sách, học sinh vùng sâu, vùng xa đều đã được tạo
điều kiện để đến lớp và được hưởng các chính sách xã hội, chính sách
khuyến học của Đảng và Nhà nước. Ngành đã có những tham mưu về
chính sách, về học phí nhằm khuyến khích mở rộng quy mô, thực hiện
phổ cập giáo dục.
Quy mô ngành học mầm non được mở rộng đáng kể hàng năm. Tỷ lệ trẻ
trong độ tuổi nhà trẻ được huy động ra lớp từ 25% năm 1997 lên 39,3%
năm 2002. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp tăng từ
60,4% năm 1997 lên 79,6% năm 2002, trong đó trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99%.
Với bậc phổ thông tỷ lệ học sinh 6 tuổi vào lớp 1, tốt nghiệp tiểu học vào
THCS, tốt nghiệp THCS vào THPT hàng năm đều tăng. 99,99% học sinh
6 tuổi được vào lớp 1 (tăng 0,3 so với năm 1997), 85,2% học sinh khuyết
tật được ra lớp hoà nhập (tăng 37,3% so với năm 1997). Đặc biệt, quy mô
THPT tăng rất nhanh, 83% học sinh tốt nghiệp THCS được vào PTTH
các loại hình (tăng 23% so với năm 1997). Đến năm 2002, quy mô THPT
toàn tỉnh tăng gấp 2,8 lần so với năm học 1996-1997.
Thực hiiện chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, ngành đã tích cực chỉ đạo mở rộng
việc học 2 buổi/ngày ở mầm non và tiểu học, mở rộng học ngoại ngữ, học
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Học sinh tiểu học được học 2
buổi/ngày tăng từ 5,1% năm 1997 lên 63,6% năm 2002. Tỷ lệ học sinh từ
tiểu học đến PTTH được học ngoại ngữ tăng dần hàng năm. Đến năm
2002 học sinh từ lớp 3 tiểu học và 100% học sinh THCS và PTTH đã
được học ngoại ngữ, 100% học sinh cuối cấp THCS, PTTH được học
hướng nghiệp.
Tuy nhiên quy mô phát triển của giáo dục Bắc Ninh còn bộc lộ một số
hạn chế.
Do mạng lưới trường lớp chưa đáp ứng được yêu cầu phân luồng học sinh
sau THCS nên bậc THPT chịu nhiều sức ép về quy mô và phát triển quá
tải so với điều kiện hiện có, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo
dục. THPT còn tồn tại nhiều loại hình, phức tạp cho công tác quản lí chỉ
đạo. Tỷ lệ học sinh bán công trong các trường THPT còn quá lớn vượt xa
quy định của Bộ (năm học 2001-2002, tỷ lệ học sinh bán công trong
trường công lập chiếm 34,3%).
Quy mô đào tạo nghề cho người lao động còn rất nhỏ và mất cân đối. Sau
khi phân cấp quản lí công tác dạy nghề cho ngành lao động thương binh
và xã hội, việc phối hợp giữa ngành giáo dục và ngành lao động thương
binh xã hội trong lĩnh vực đào tạo bồi dưỡng nghề cho người lao động
còn thiếu sự chỉ đạo, chưa thường xuyên, hiệu quả thấp. Do quy mô của
các trung tâm GDTX còn nhỏ, thiếu thốn về cơ sở vật chất, hệ thống các
trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục cộng đồng chưa
hình thành rõ nét nên tỷ lệ người lao động được đào tạo, bồi dưỡng nghề
còn rất ít (mỗi năm mới chỉ có khoảng 3.000 người lao động được bồi
dưỡng chuyên đề qua các trung tâm GDTX - chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số
người lao động trong độ tuổi). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH vào các
trường nghề hàng năm mới đạ xấp xỉ 4%. Đây là một khó khăn cho việc
đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực và nguồn công nhân có tay nghề cao
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước./.