PHÒNG GD-ĐT HUYỆN LONG PHÚ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS DƯƠNG KỲ HIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
========== ==========
GIÁO ÁN CÔNG TÁC ĐỘI
CHỦ ĐỀ: “SINH HOẠT CHỦ ĐIỂM THÁNG 3”
Ngày soạn:05/03/2010.
Ngày sinh hoạt:… /03/2010.
GVHD: Lê Viễn Phương.
Người dạy: Nguyễn Thanh Lương.
Trường: THCS Dương Kỳ Hiệp.
Lớp:7
1
; Tiết:…. ; Tuần:27.
I.Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu được khăn quàng đỏ là màu cờ của Tổ quốc. Tự hào về Đảng, về Bác
Hồ.
- Cầm cờ, giương cờ, vác cờ giúp học sinh hiểu được cầm cờ, giương cờ, vác cờ khi lễ
duyệt đội diễu hành …. Động tác phải nhanh gọn, dứt khoát.
II. Các Bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ổn định lớp: (5 phút)
- Gv: Yêu cầu chi đội trưởng báo cáo sĩ số.
- Gv: Yêu cầu học sinh chào.
- Gv: Mời lớp hát 1 bài hát.
- Hs: Tập hợp đội thành 4 hàng ngang.
Chi đội trưởng báo cáo tổng số đội viên
trong toàn chi đội cho giáo viên.
- Hs: Đội viên chào.
- Chi đội trưởng điều khiển hát bài hát tập thể.
Hoạt động 2: Tiến trình sinh hoạt đội: (35 phút)
1. Tìm hiểu tình hình thực hiện kế hoạch tháng
trước.
- Gv: cho đội trưởng báo cáo tình hình học tập
của chi đội trong tháng qua.
- Gv: Nhận xét.
- Gv: Tuyên truyền phân đội đạt thành tích cao
trong tháng vừa qua.
- Gv: Tuyên dương gương người tốt việc tốt: Kết
quả tham gia hoạt động của đội như: Nuôi heo
đất, hoa điểm 10,…
- Gv: Nhắc nhở học sinh còn vi phạm nội qui.
- Gv: Đánh giá chung tình hình học tập của chi
đội.
2.Tìm hiểu ngày 8/3 và ngày 26/3.
- Gv: Trong tháng 3 có mấy ngày chủ điểm nào?
Gv: *Ngày 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử
dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh
phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn
thế giới. Ngày 8/3/1857, công nhân xưởng may ở
New York tuần hành yêu cầu nâng cao chất lượng
- Hs: Chi đội trưởng tổng kết lại tình hình học tập
của chi đội trong tháng vừa qua.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: 8/3 và 26/3
- Hs: Lắng nghe.
- 1 -
làm việc: giảm giờ làm và những yêu cầu về
quyền lợi cho phụ nữ. Lực lượng biểu tình này đã
bị cảnh sát đàn áp. 51 năm sau, 8/3/1908, để kỷ
niệm cho sự kiện tháng 3/1857, một cuộc biểu
tình của các nữ công nhân Mỹ đòi quyền bầu cử,
chấm dứt tình trạng ngược đãi công nhân và bóc
lột sức lao động trẻ em cũng bị dập tắt bởi cảnh
sát New York.
Năm 1910, một nhà hoạt động xã hội người
Đức, Clara Zetkin, đề nghị lấy ngày 8/3 làm ngày
Quốc tế Phụ nữ để kỷ niệm những cuộc biểu tình
và những cuộc đấu tranh của phụ nữ trên toàn thế
giới vì bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ.
* Ngày 26/3 ngày thành lập Đoàn.
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày
26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 2, Trước sự phát triển lớn mạnh của
Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta
xuất hiện nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng
1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình
thành tổ chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Đó là
sự vận động khách quan phù hợp với cách mạng
nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển
của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng
kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức
Đoàn.
Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 -
25/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 làm
ngày thành lập Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở
thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quang
vinh.
3. Phát động phong trào để chào mừng ngày 8/3
và ngày 26/3.
- Đăng kí tiết học tốt.
- Phiếu học tốt.
- Hoa điểm 10.
- Phong trào đôi bạn cùng tiến.
- Tất cả tiết học đều tốt.
- Thực hiện an toàn giao thông.
- Phòng chống cháy nổ.
- Không đi học trể, tự giác nề nếp học tốt.
* Mời lớp hát một bài hát.
4. Dạy bài mới( Các kĩ năng tháo thắt khăn
quàng đỏ, cầm cờ, giương cờ, vác cờ).
* Tháo Thắt khăn quàng.
- Gv: Cho 2 hàng đầu ngồi xuống.
- Gv: Hướng dẫn động tác.
- Gv: chuẩn bị. Tay trái cầm khăn quàng đưa ra
trước theo chiều dọc của khăn. Tay phải bẻ bâu áo
- Hs: Lắng nghe.
- Hs: Lắng nghe.
- Hs:Chi đội trưởng điều khiển hát bài hát tập thể.
- Hs: Thực hiện.
- Hs: Quan sát.
- 2 -
lên, sau đó gấp khăn lại đến khi từ đáy lên còn
khoảng 15cm, cầm 2 tay, tất cả đưa thẳng khăn về
phía trước. Khi nghe khẩu lệnh thắt khăn, tất cả
choàng khăn vào cổ theo hướng từ trái sang phải,
sau đó so 2 đầu khăn cho bằng và lấy dãy khăn
bên trái đặt lên dãy khăn bên phải vòng theo
hướng từ trong ra ngoài. Tiếp tục cũng đặt dãy
khăn bên trái đặt lên dãy khăn bên phải vũng theo
hướng từ phải sang trái tạo thành 1 nút vuông,
xòe 2 đuôi khăn ra, bẻ bâu áo xuống.
GV: Thực hiện 2 lần.
Cho HS thực hiện.
GV: đừng quên bẻ bâu áo xuống.
GV: tháo khăn: tay trái đặt lên nút khăn, tay phải
rút khăn ra, không để thắt rút…
GV: thực hiện.
* Cầm cờ , giương cò, vác cờ.
GV: Để biết thế nào là cầm cờ, giương cờ, vác cờ.
Chúng ta đi vào phần tiếp theo.
GV: Cầm cờ: Tay phải nắm cán cờ cao ngang thắt
lưng gốc cán cờ đặt trên mặt đất sát ngón út chân
phải.
- Cờ ở tư thế nghỉ “chân trái chùng xuống và ngã
cờ về phía trước”.
- Cờ ở tư thế nghiêm thì kéo cán cờ vào thân
người 2 chân nghiêm bàn chân mở hình chữ V.
GV: thực hiện 2 lần – HS thực hiện.
GV: khi nghe khẩu lệnh giương cờ. từ tư thế đứng
nghiêm tay phải giương cờ thẳng về phía trước
tay trái nắm cán cờ cách tay phải 20-30cm. Sau
đó di chuyển tay phải xuống gốc cán cờ cách gốc
5cm, kéo sát cán cờ vào hông phải đưa cờ về tư
thế giương cờ, tay trái vuông gốc.
GV: Từ tư thế giương nghe khẩu lệnh vác cờ, tay
trái làm điểm tựa. Tay phải xoay gốc cán cờ từ
phải sang trái duỗi thẳng tay phải đặt cán cờ lên
vai tạo 1 góc 45
0
giữa cán và mặt đất.
GV: khi nghe khẩu lệnh: Thôi.
Từ tư thế đứng vác cờ trở về tư thế giương cờ - về
tư thế nghiêm.
GV: Thực hiện 3 lần.
GV: chia nhỏ ra từng phân đội rồi thực hiện, sau
đó GV tổng kết – gọi HS lên làm lại.
5.Hướng dẫn tổ chức chơi trò chơi.
Hoàng Anh – Hoàng Yến:
* Chuẩn bị: Trên sân kẻ 2 vạch song song cách
nhau 1m ở giữa sân. Cách đều 2 vạch ở giữa sân
khoảng 7-9m về mỗi bên, kẻ 1 vạch giới hạn dài.
Học sinh đứng thành 2 hàng ngang ở vạch giữa
sân, em này cách em kia, điểm số từ 1 đến hết và
đứng từng cặp theo số đã điểm. Cho 2 hàng đứng
- Hs: Thực hiện 3 lần.
- Hs: Thực hiện.
- Hs: Thực hiện.
- Hs: Thực hiện riêng từng phân đội.
- Tiến hành chơi.
- 3 -
quay lưng vào nhau. Một hàng có tên là “Hoàng
Anh”, hàng kia là “Hoàng Yến”.
*Cách chơi: Khi giáo viên hô tên hàng nào hàng
đó phải chạy nhanh về vạch giới hạn bên mình,
đội còn lại sẽ đuổi theo để bắt. Nếu đuổi kịp
người chạy (trong khu vực từ vạch xuất phát đến
vạch giới hạn) thì vổ nhẹ vào người bạn và người
chạy coi như bị bắt. Hàng nào có nhiều người bạn
bị bắt hàng hơn thì hơn đó thua cuộc.
Lưu ý: Trong khi chơi các em phải chạy thẳng
không được chạy chéo dễ xô vào nhau gây nguy
hiểm.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò: (5 Phút)
* Củng cố:
- Gv: Kiểm tra lại các động tác.
* Dặn dò:
Các em về nhà tập lại các động tác này cho
thành thạo.
- Hs: Tập hợp đội hình thành 4 hàng ngang.
Gọi 3 học sinh lên kiểm tra.
Tháo thắt khăn quàng, cầm cờ, giương cờ, vác
cờ.
Hs lắng nghe.
Trường Khánh, ngày …. tháng…. năm 2010.
Duyệt
(Kí tên)
Lê Viễn Phương.
- 4 -