Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.48 KB, 6 trang )
Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật?
(Kỳ 1)
Sỏi túi mật là một bệnh lý phổ biến, là nguyên nhân chủ yếu gây viêm túi
mật (chiếm 90%). Để tìm hiểu thêm thông tin về sỏi túi mật, các thành phần cấu
tạo của sỏi và khi nào người bệnh cần phẫu thuật lấy sỏi, thân mời bạn đọc tham
khảo bài viết sau
I. Bệnh sỏi mật
Bệnh sỏi mật là bệnh gặp nhiều ở mọi nơi, cả ở đang phát triển và phát
triển. Cơ chế bệnh sinh có những khác nhau theo địa dư
- Bệnh liên quan tới chế độ ăn uống, mức sống, sinh hoạt
- Ở cả nam lẫn nữ, với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau. Hiếm ở trẻ em, ít ở người
trẻ, nhiều ở người lớn
- Bệnh có những biến chứng nặng nề, có thể gây tử vong
- Vị trí của sỏi: Sỏi túi mật (đáy, thân, phễu…); Sỏi đường mật trong gan và
Sỏi đường mật ngoài gan.
Hiện nay tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh sỏi túi mật cao so hơn với sỏi đường
mật
II. Sỏi túi mật
Vị trí túi mật trong cơ thể và sỏi trong túi mật
1. Túi mật: Túi mật nằm ở mặt dưới gan, vùng bụng trên bên phải, dưới bờ
sườn. Túi mật có chức năng chứa dịch mật do gan bài tiết. Khi ăn, túi mật co lại,
tống mật vào ruột để tiêu hóa thức ăn.
- Dịch mật gồm nước, muối, lecithin, cholesterol, bilirubin và một số sắc tố
khác. Khi nồng độ của cholesterol hay bilirubin tăng cao, các chất này không còn
hòa tan nữa mà kết tụ lại tạo thành sỏi.
- Sỏi túi mật có thể nhỏ như hạt cát hay to tới 2-3cm, có thể có 1 viên sỏi
hay vài trăm viên sỏi. Tên gọi:
+ Sỏi Cholesterol (khi Cholesterol > 50% trọng lượng sỏi)