Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242 KB, 5 trang )
Sỏi túi mật, khi nào cần phẫu thuật?
(Kỳ 2)
4. Triệu chứng của sỏi túi mật
- Sỏi túi mật có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì ( Trên >2/3) không
triệu chứng)
- Nếu có triệu chứng thì các triệu chứng thường gặp là:
+ Cơn đau quăn mật (Đau bụng trên bên phải, dưới bờ sườn. Cơn đau có
thể kéo dài vài phút hay vài giờ và tái phát nhiều đợt)
+ Nếu túi mật viêm cấp thì đau nhiều và liên tục kèm với sốt
5. Cách phát hiện sỏi mật?
- Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng
- Xét nghiệm máu (thường có kết quả bình thường)
- Siêu âm bụng là cách đơn giản để chẩn đoán sỏi túi mật. Với kỹ thuật hiện
nay, siêu âm có thể phát hiện được những viên sỏi có kích thước trên 2 mm. Chỉ
cần dựa vào triệu chứng đau trên lâm sàng, kết hợp với siêu âm là có thể chẩn
đoán được phần lớn các trường hợp sỏi túi mật. Nếu siêu âm thông thường không
phát hiện hoặc nghi ngờ thì có thể làm siêu âm qua nội soi ngược dòng. Đưa ống
soi qua miệng, đến tá tràng vào đường mật sẽ nhìn thấy tất cả.
Siêu âm bụng để chẩn đoán sỏi túi mật
6. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị sỏi túi mật
- Lớn tuổi (> 40 tuổi)
- Giới nữ (nhiều con, mang thai)
- Béo phì
- Tiền sử gia đình
- Dùng thuốc (hormones, nuôi ăn đường tĩnh mạch)
- Tình trạng tán huyết mạn tính
- Một số khác là bệnh lý hỗng tràng, giảm cân nhanh….
III. Điều trị sỏi túi mật
1. Nếu sỏi túi mật nhỏ và không triệu chứng: Hầu hết các nghiên cứu