Tải bản đầy đủ (.ppt) (121 trang)

báo cáo bản kế hoạch maketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 121 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KINH TẾ
LỚP ĐHTCNH 09B
Giảng viên hướng dẫn:.NGUYỄN GIÁC TRÍ
NHÓM 1
BẢN KẾ HOẠCH MAKETING


LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO
CÔNG TY CỔ PHẦN XNK SA GIANG
Tên kế hoạch Marketing : “Bánh phồng tôm là Sa Giang”
Sản phẩm :Bánh phồng tôm
Công ty :Công Ty Cổ Phần XNK Sa Giang
Người chịu trách nhiệm :Nhóm 1
Ngày bắt đầu :1/1/2010.
Ngày hoàn thành :30/6/2010.


THÀNH VIÊN
1. NGUYỄN ĐOÀN THU HƯỜNG
2. TRẦN THỊ TUYẾT HỒNG
3. TRẦN NGUYỄN THÚY NGÂN
4. PHẠM BÙI BÍCH THUẬN
5. LÊ HỒ THANH TRÚC
6. NGUYỄN HOÀNG ViỆT
7. NGUYỄN NHỰT MINH
8. NGUYỄN MINH VƯƠNG
9. ĐẶNG TRUNG HiẾU



NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. GiỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
1. GiỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
3. MỤC TIÊU MARKETING
3. MỤC TIÊU MARKETING
4. KẾ HOẠCH MARKETING MIX
4. KẾ HOẠCH MARKETING MIX
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
5. CHƯƠNG TRÌNH HÀNG ĐỘNG
5. CHƯƠNG TRÌNH HÀNG ĐỘNG


1.GiỚI THIỆU VỀ
CÔNG TY


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần XNK Sa Giang
- Ngày thành lập: 28/12/1992
-Trụ sở chính: Lô CII-3, Khu Công nghiệp C, thị xã Sa Đéc, tỉnh ĐT.
- Điện thoại: 84-673-763-155 - Fax: 84-673-763-152
- Email :


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
-Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang kế thừa
từ xưởng sản xuất bánh phồng tôm Sa Giang của Ông
Lê Minh Triết và Bà Hồ Thị Son, xây dựng và hoạt động

từ đầu năm 1960 cho đến ngày giải phóng Miền Nam.
-Bánh phồng tôm Sa Giang đã nổi tiếng trên thương
trường từ lâu, năm 1970 nhãn hiệu Bánh phồng tôm Sa
Giang đã đạt Huy chương bạc tại hội chợ OSAKA Nhật
Bản, lúc đó Pháp là thị trường xuất khẩu chính và trước
năm 1975 thương hiệu Bánh phồng tôm Sa Giang rất
được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
-Ngày 28/12/1992, UBND tỉnh Đồng Tháp quyết định thành lập Công ty
xuất nhập khẩu Sa Giang là doanh nghiệp Nhà nước.
-Tháng 7/1997, Sa Giang trở thành 1 trong 18 doanh nghiệp Việt Nam
đầu tiên được cấp CODE xuất hàng đi Châu Âu.
-Năm 1999, Công ty đưa vào hoạt động một nhà máy sản xuất Bánh
phồng tôm có công suất 800 tấn/năm với vốn đầu tư là 3 tỉ đồng từ nguồn
vốn tự có của đơn vị (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 1).
-Tháng 6/2003, Công ty tiếp tục đưa vào hoạt động một nhà máy sản
xuất Bánh phồng tôm có công suất 3.500 tấn/năm với vốn đầu tư là 17 tỉ
đồng (nay là Xí nghiệp Bánh phồng tôm Sa Giang 2).
-Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp, tháng 7/2004, UBND
Tỉnh Đồng Tháp chính thức ra quyết định chuyển Công ty XNK Sa Giang
từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần XNK Sa Giang.


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
CƠ CẤU TỔ CHỨC



1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
LĨNH VỰC KINH DOANH
-
Sản xuất và mua bán thực phẩm
- Mua bán, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm
từ thủy hải sản
- Mua bán, chế biến thịt, mỡ đóng gói và đóng hộp.
- Sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến thực
phẩm
- Cho thuê mặt bằng.


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM
Sa Giang có các loại sản phẩm đa dạng từ thủy hải
sản, thịt, bột mì, bột gạo như:
-Bánh phồng tôm, bánh phồng hải sản, bánh phồng
thượng hạng, bánh tứ quý …
-Hủ tiếu, bánh Canh, đu đủ sấy, rượu, nước uống đóng
chai…
-Chả lụa, Giò thủ, khô cá tẩm gia vị, khô heo ăn liền…


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẦM


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẦM



1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN QUA
TT Chỉ tiêu Quý III/2009 Quý IV/2009
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
26,998,292,860 27,562,048,449
2 Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
6,310,222,742 6,442,692,815
3 Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
4,527,890,990 4,762,747,118
4 Lợi nhuận khác 12,110,886 13,803,829
5 Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
4,253,187,331 4,508,529,423


1.GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
NHẬN XÉT CHUNG
-Có uy tín và thương hiệu từ lâu trên thị trường.
-Năng lực cung ứng mạnh.
-Sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã.
-Tình hình hoạt động ổn định.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG
KINH DOANH



2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường bên ngoài
1. Môi trường vĩ mô :
- Yếu tố môi trường quốc tế:
-Kinh tế thế giới sau một thời gian dài bị khủng hoảng đang có dấu hiệu phục
hồi. Việt Nam, theo báo cáo của Chính phủ, hết quí 3, đạt mức tăng trưởng kinh
tế là 5,76%.
-Thị trường quốc tế ngày càng có những yêu cầu nghiêm ngặt hơn về sản
phẩm, cũng như qui trình sản xuất.
-Việc gia nhập WTO của Việt Nam đã làm hàng rào thuế quan bị hạ thấp. (Đã
được gỡ bỏ kể từ ngày 01/01/2009).
=>Thách thức : sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước
ngày càng khốc liệt hơn “do hàng hóa của doanh nghiệp các nước có chất lượng
lẫn vị thế cạnh tranh tốt hơn hàng hóa của doanh nghiệp trong nước”
=>Cơ hội : thâm nhập vào thị trường thế giới.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường bên ngoài
-Yếu tố kinh tế:
GDP : Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP là 8,17%, năm 2007
là 8,48%, năm 2008 là 6,23% và năm 2009 là 5,32%,Việt Nam
là 1/12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là
nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực Đông Nam Á .
=> Điều này chứng tỏ mặc dù không phải là nước có nền kinh tế
cao trên thế giới nhưng Việt Nam vẫn không ngừng phát triển.
Lạm phát : Lạm phát năm 2007 là 12,63%, năm 2008 là
19,89% và năm 2009 là 6,52%.
=> Việc lạm phát được kiềm chế ở mức một con số là một dấu

hiệu đáng mừng chứng tỏ sức mua của người tiêu dùng đang
được phục hồi một cách nhanh chóng.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Môi trường bên ngoài
-Yếu tố kinh tế:
Tỷ qiá : giá USD đã tiếp tục tăng mạnh với mức 3,19% so với
tháng 11, đưa giá USD 12 tháng qua tăng 10,7% so với tháng
12-2008 và 9,17% so với cùng kỳ 2008.
=> Là một doanh nghiệp lấy xuất khẩu làm chủ lực thì việc tỷ giá
tăng mạnh là một lợi thế rất lớn.
Thu nhập : Theo công bố của Tổng cục Thống kê, GDP bình
quân đầu người tính theo tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam
năm 2007 đạt 834 USD, năm 2008 đạt 1.034 USD, năm 2009
đạt 1.055 USD .
=>Thu nhập ngày càng tăng chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng của
người dân ngày càng lớn nhất là các sản phẩm về ăn uống và
may mặc.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Văn hóa xã hội
Tâm lý người tiêu dùng : mặc dù có tâm lý chuộng
hàng ngoại nhưng đối với các sản phẩm mang tính
truyền thống đặc trưng thì sản phẩm trong nước vẫn
là lựa chọn hàng đầu. Khi thu nhập tăng người tiêu
dùng thích sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn.
Văn hóa : Việt Nam là nước là nước có nền ẩm
thực rất phong phú và đa dạng.

Phong cách lối sống: con người ngày càng năng
động, ưu thích những sản phẩm tiện dụng, tiết kiệm
thời gian.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Dân số : dân số cả nước tại thời điểm 0 giờ ngày 01
tháng 4 năm 2009 là 85,8 triệu người. Tốc độ tăng
dân số bình quân thời kỳ 1999-2009 là 1,2%. Trong
tổng dân số, dân số thành thị 25,4 triệu người, chiếm
29,6% tổng dân số; dân số nông thôn 60,4 triệu người,
chiếm 70,4%.
=>Qua đó cho thấy Việt Nam là thị trường rất hấp
dẫn cho ngành chế biến lương thực thực phẩm.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Chính trị : Việt Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định cao
Pháp luật :
+Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005,
+Luật Đầu tư
+
Nghị định số 24/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 02 năm 2007 quy định
chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp …
Chính sách hỗ trợ :
+ Hội thảo “Hỗ trợ các nhà xuất khẩu Việt Nam tuân thủ quy định TBT của EU “
( Đối với nhóm nông sản và thực phẩm, các quy định TBT bắt buộc là các tiêu
chuẩn tiếp thị và chất lượng, các vật liệu từ nhựa tiếp xúc với thực phẩm, đóng gói,
bảo vệ môi trường .)
+ Hiện nay Bộ Chính Trị đang thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên

dùng hàng Việt Nam”
+ Giảm 30% số thuế TNDN của quý 4/08 và năm 2009.
+ Chính sách ưu đãi về tín dụng (Những qui định phát triển kinh tế của tỉnh Đồng
Tháp).
Chế độ chính trị, chính sách pháp luật


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Quy định về tiêu chuẩn :
+ Một số quy định về ATVSTP tại một số Nghị định : 163/2004/NĐ-
CP, 23/2000/QĐ-BTC
+ Từ tháng 12/2008, những mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp
Việt Nam vào thị trường châu Âu có chứa hoá chất buộc phải đăng
ký với cơ quan của Liên minh châu Âu (EU).

Cơ hội : mở rộng sản xuất, tăng sức cạnh tranh cả trong và
ngoài nước.

Thách thức : phải ngày càng hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng
đựơc các qui định, tiêu chuẩn khắt khe của Việt Nam và thế giới.


2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
Khoa học kỹ thuật – công nghệ :
+ Nhà máy bánh phồng tôm Sa Giang là nhà máy duy nhất tại Việt
Nam đủ tiêu chuẩn sản xuất bánh phồng tôm đạt code xuất sang
Châu Âu.
+Sa Giang đã áp dụng thành công chương trình quản lý chất lượng
theo HACCP với UE Code HK 129, HK 328, nhằm đáp ứng những
quy định nghiêm ngặt của Châu Âu về điều kiện an toàn vệ sinh thực

phẩm đối với các nước muốn xuất hàng vào thị trường EU.
+ Quy trình xử lí nguồn nguyên liệu và kĩ thuật bảo quản sản phẩm
của ngành hiện nay đòi hỏi rất cao.
=>Cơ hội: phát triển sản phẩm rộng khắp trên thế giới.
=>Thách thức: phải cải tiến quy trình sản xuất hơn nữa ( bởi hiện nay
việc tự động hóa chỉ chiếm 50% quy trình sản xuất do đặc thù sản
phẩm)


×