Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn (Kỳ 3) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.87 KB, 5 trang )

Tổng Quan về Sỏi Thận ở Người lớn
(Kỳ 3)


E-Các triệu chứng của sỏi thận?
- Sỏi thận thường không gây ra triệu chứng. Thông thường, các triệu chứng
đầu tiên của sỏi thận là đau cực kỳ, khởi phát đột ngột khi một viên sỏi di chuyển
trong đường tiết niệu và chặn dòng chảy của nước tiểu.
- Bệnh nhân cảm thấy đau dữ dội, đau quặn ở phía sau và vùng hông lưng
trong khu vực của thận hoặc đau vùng bụng dưới.
- Đôi khi có kèm buồn nôn và ói mửa. Sau đó, đau có thể lan đến vùng bẹn.
- Nếu sỏi quá lớn để có thể thoát ra một cách dễ dàng, đau vẫn còn do các
cơ ở thành niệu quản cố gắng co bóp để đẩy sỏi vào bàng quang.
- Khi sỏi di chuyển và do cơ thể cố gắng tống xuất sỏi ra, máu có thể xuất
hiện trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng.
- Khi sỏi xuống đến niệu quản đoạn gần bàng quang, bệnh nhân cảm thấy
mót tiểu và đau rát khi đi tiểu.
- Khi có sốt và lạnh rung đi kèm với các triệu chứng kể trên, có thể đã có
nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải đi khám bệnh ngay.

F-Làm thế nào để chẩn đoán sỏi thận?
- Sỏi đôi khi "im lặng" - không gây ra các triệu chứng - và được tìm thấy
trên phim Xquang kiểm tra sức khỏe tổng quát.
- Những viên sỏi nhỏ thường thoát ra khỏi cơ thể mà bệnh nhân không hay
biết.
- Thông thường, sỏi thận được quan sát thấy trên phim Xquang hoặc hình
ảnh siêu âm của một bệnh nhân tiểu ra máu hay đau hông lưng đột ngột.
- Chẩn đoán hình ảnh đem lại cho bác sĩ thông tin có giá trị về kích thước
và vị trí của sỏi.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu giúp phát hiện ra những chất bất thường có
thể thúc đẩy sự hình thành sỏi.


- Bác sĩ có thể quyết định chụp hệ thống tiết niệu bằng các xét nghiệm đặc
biệt như chụp quét cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp thận cản quang tĩnh mạch
(IVP).
- Tổng hợp kết quả của tất cả các xét nghiệm này sẽ giúp xác định phương
thức điều trị thích hợp.
G-Đề phòng sỏi thận
- Khi đã có nhiều hơn một sỏi thận thì sẽ có khả năng hình thành những sỏi
khác; do đó, nếu có thể, việc phòng tránh sỏi là quan trọng.
- Để giúp xác định nguyên nhân của sỏi, cần chỉ định xét nghiệm, bao gồm
cả xét nghiệm máu và nước tiểu.
- Cần hỏi về bệnh sử, nghề nghiệp và thói quen ăn uống của bệnh nhân.
- Nếu sỏi đã được lấy ra, hoặc nếu bệnh nhân đã tiểu ra sỏi và giữ lại được
mẫu sỏi, xét nghiệm phân tích sỏi sẽ giúp lập kế hoạch điều trị.
- Có thể yêu cầu bệnh nhân thu gom nước tiểu trong 24 giờ sau khi đã tiểu
ra sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi.
- Khi thực hiện thu gom nước tiểu 24-giờ, bệnh nhân sẽ được cấp một
thùng chứa lớn, được làm lạnh giữa các lần đi tiểu. Lượng nước tiểu này được
dùng để đo thể tích nước tiểu và các mức độ acid, canxi, natri, acid uric, oxalat,
citrat, và creatinin (một sản phẩm chuyển hóa của cơ bắp).
Dùng thông tin này để xác định nguyên nhân của sỏi. Có thể cần thu gom
nước tiểu trong 24 giờ một lần thứ 2 để xác định xem việc điều trị có đạt hiệu quả.
H-Sỏi thận được điều trị ra sao?
- May mắn thay, thường không cần thiết phải dùng đến phẫu thuật để điều
trị sỏi tiết niệu. Đa số sỏi thận có thể đi qua hệ tiết niệu khi uống nhiều nước (2-3
lít mỗi ngày) để tạo điều kiện dễ dàng cho sỏi di chuyển. Thông thường, bệnh
nhân có thể ở nhà trong lúc điều trị, uống nhiều nước và dùng thuốc giảm đau khi
cần thiết.
- Nên yêu cầu bệnh nhân giữ lại viên sỏi để thử nghiệm.
- Sỏi được giữ lại bằng cách tiểu vào một cái tách hoặc một cái túi lọc.
1. Thay đổi lối sống

- Thay đổi lối sống đơn giản và quan trọng nhất để phòng tránh sỏi là uống
nhiều chất lỏng- mà nước là tốt nhất. Người có xu hướng hình thành sỏi nên cố
gắng uống đủ chất lỏng trong ngày để bài tiết được ít nhất 2 lít nước tiểu mỗi 24
giờ.
- Trước đây, bệnh nhân có sỏi canxi được khuyên nên tránh dùng các sản
phẩm từ sữa và những thực phẩm khác có lượng canxi cao. Nghiên cứu gần đây đã
chỉ ra rằng thực phẩm giàu canxi, bao gồm sản phẩm từ sữa, có thể giúp ngăn
ngừa sỏi canxi. Tuy nhiên, uống canxi dưới dạng thuốc viên lại có thể làm tăng
nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Bệnh nhân nên tránh những thực phẩm có bổ sung vitamin D và một số
loại thuốc kháng acid có chứa canxi.
- Người bài tiết nước tiểu có độ acid cao nên ăn ít thịt, cá, và gia cầm. Các
loại thực phẩm này làm tăng lượng acid trong nước tiểu.
- Để phòng ngừa sỏi cystine, nên uống đủ nước mỗi ngày để pha loãng
nồng độ cystine thoát vào nước tiểu; việc này có thể khó khăn vì cần phải uống
khoảng 4 lít nước cho mỗi 24 giờ, và một phần ba số nước đó lại phải uống vào
ban đêm.

×