Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

lập kế hoạch cho chương trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.76 KB, 6 trang )

Lập kế hoạch cho chương
trình
Tại sao cần phải có chương trình?
Nếu bạn không có trong tay một chương trình triển khai
các hoạt động PR nghiêm túc, thì mọi chuyện thường trở
nên rối rắm, và có thể đạt được kết quả mỹ mãn, hơn
nữa, sẻ rất khó phân tích mức độ thành công từ kết quả
của những công việc không có kế hoạch. Lên chương
trình PR không phải là một hoạt dộng mang tính ngắn hạn
hay đối phó nhất thời.
Theo định nghĩa của họ viên PR, PR là:….những nỗ lực
có chủ đích, có kế hoạch và duy trì lâu dài nhằm xác lập
và cũng cố sự thấu hiểu lẫn nhau giữa tổ chức và các giới
công chúng có liên quan…”
Vì thế, khi lên kế hoạch cho các hoạt động PR bạn cần ghi
nhớ những điểm thiết yếu sau:
 Có chủ đích, có kế hoạch và được duy trì lâu dài;
 Xác lập và củng cố.
 Sự thấu hiểu lẫn nhau.
Chương trình
Một chương trình lớn thường có “tuổi thọ” khá dài ít nhất
lá 12 tháng. Bất cứ chương trình nào như thế cũng phức
tạp và phải thể hiện được một chiến lược, và tạo nên
chiến lượt đó, bạn cần có những sự kiện hay họa đông
riêng lẻ, đó chính là những “chiến thuật”
Khi lập kế hoạch cho các chương trình PR, bạn cần ghi
nhớ một số điều cơ bản sau:
Dự phòng những yếu tố bất ngờ
Bất cứ chương trình nào cũng cần phải được đưa lên kế
hoạch trước thật kỹ lưỡng, ít nhất là từ 3 tháng trước đó
tuy nhiên, bạn cũng cần dự phòng cho các trường hợp bất


ngờ xảy ra ngoài dự kiến khi lập kế hoạch. Đừng bao giờ
chạy chương trình theo kiểu lập kế hoạch ứng phó từng
ngày
Kế hoạch linh hoạt
Hãy tạo sự linh hoạt khi lên kế hoạch cho các chương
trình PR và nên dành thời gian để tiến hành tổng kết định
kỳ vào các thời điểm quy định. Khi lập kế hoạch PR, bạn
cũng nên dành chỗ cho các tiết mục liên hoan thường lệ,
thường đi kèm với các sự kiện như xuất bản một tờ báo
nội bộ, một bản báo cáo thường niên, giới thiệu sản phẩm
mới triển lãm…
Ưu tiên
Để chương trình đạt được những kết quả tốt nhất hãy
luôn xem xét những nguồn lực sau:
 Nguồn nhân lực cần thiết
 Nguồn vật tư nguyên liệu
 Nguồn tài chính
Chắc chắn bạn sẽ không thể tránh khỏi những ràng buộc
phát sinh, ví thế cần phải xác định trước những hoạt động
cần ưu tiên.
Ngân sách
Khi đệ một chương trình PR bất kỳ, bạn luôn phải kèm
theo một bản dự kiến chi phí cụ thể dù đó là để xét duyệt
từ phía lãnh đạo nội bộ hay từ phía khách hàng. Làm như
thế, sẽ giúp khách hàng hoặc ban lãnh đạo công ty biết
chính xác ngân sách đầu tư cần thiết cũng như nhà tư vấn
sẽ nắm rõ mức thu nhập sẽ nhận được từ dự án hợp tác
đó…


×