BỘ Y TẾ
ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung −¬ng
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH
CỦA VẮC-XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB)
BẰNG GIÁM SÁT HUYẾT THANH HỌC BỆNH VNNB
Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH MIỀN BẮC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: pgs.TS. Phan ThÞ Ngµ
C¬ quan chñ tr×: ViÖn vÖ sinh dÞch tÔ trung −¬ng
7455
15/7/2009
HÀ NỘI - 2007
BỘ Y TẾ
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
TÊN ĐỀ TÀI: GÓP PHẦN XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH CỦA
VẮC-XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN (VNNB) BẰNG GIÁM SÁT HUYẾT
THANH HỌC BỆNH VNNB Ở MỘT SỐ TỈNH THÀNH MIỀN BẮC
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. PHAN THỊ NGÀ
Cơ quan chủ trì đề tài: VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Cấp quản lý: BỘ Y TẾ
Thời gian thực hiện: từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 120 triệu đồng
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học: 120 triệu đồng
Nguồn khác nếu có
NĂM 2007
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CẤP BỘ
1. Tên đề tài: Góp phần xác định hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin viêm não
Nhật Bản (VNNB) bằng giám sát huyết thanh học bệnh VNNB ở một số tỉnh
thành miền Bắc.
2. Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. PHAN THỊ NGÀ
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương
4. Cơ quan quả
n lý đề tài: Bộ Y Tế
5. Thư ký đề tài: KS. Bùi Minh Trang
6. Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):
7. Danh sách những người thực hiện chính:
- PGS. TS. Phan Thị Ngà
- BS. Đỗ Phương Loan
- CN. Nguyễn Việt Hoàng
- KS. Bùi Minh Trang
- KTV. Lê Thị Hiền Thu
- PGS. TS. Đỗ Sỹ Hiển
- PGS. TS. Nguyễn Thu Yến
-
Ths. Vũ Hải Hà
- BS. Phạm Văn Tân
8. Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có):
(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
(b): Đề tài nhánh 2
- Tên đề tài nhánh:
- Chủ nhiệm đề tài nhánh:
9. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 12 năm 2005 đến tháng 11 năm 2007.
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Arbo
ADN
ARN
CTTT
cADN
ELISA
E-MEM
RT-PCR
HCNC
Tế bào BHK
21
Tế bào RD
18
Tế bào Vero
VNNB
Arthropod borne
Acid desoxyribonucleic (Axit desoxyribonucleic)
Acid ribonucleic (Axit Ribonucleic)
Côn trùng tiết túc
Complement ADN
Enzym Linked Immunosorbent Assay
Eagle Minimum Essential Medium
Reverse Transcriptase polymerase chain reaction
Hội chứng não cấp
Tế bào có nguồn gốc thận chuột Hamster mới đẻ
(Baby Hamster Kidney cells)
Tế bào ung thư có nguồn gốc từ nguyên bào cơ vân
(Rhabdomyosarcoma)
Tế bào có nguồn gốc từ thận khỉ xanh châu Phi
Viêm não Nhật Bản
MỤC LỤC
PHẦN A: Báo cáo tóm tắt
1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu
2. Bản tự đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài
PHẦN B: Báo cáo chi tiết
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề
tài.
Chương 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.2. Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3 4. Phương pháp xử lý số liệu
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 5. BÀN LUẬN
Chương 6. KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC:
Kết quả kiểm định quốc tế bộ sinh phẩ
m MAC-ELISA
Các bài báo liên quan đến đề tài (3 bài)
1
6
8
10
10
11
19
24
24
25
29
30
49
60
61
62
75
1
PHẦN A
BÁO CÁO TÓM TẮT
1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm đạt được các mục đích sau: (1)
Lựa chọn bộ sinh phẩm phát hiện IgM trong chẩn đoán căn nguyên vi rút viêm
não Nhật Bản (VNNB) gây hội chứng não cấp (HCNC); (2) Xác định hiệu quả
phòng bệnh của vắc xin VNNB. Để đạt được những mục đích nghiên cứu này,
đề tài nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phát hiện IgM kháng vi rút VNNB để
xác
định căn nguyên vi rút VNNB gây hội chứng não cấp, nhằm khẳng định hiệu
quả phòng bệnh của vắc xin trên thực địa. Nghiên cứu được thiết kế là nghiên
cứu cắt ngang và sử dụng mẫu ngẫu nhiên đơn. Đối tượng nghiên cứu là bệnh
nhân HCNC nghi ngờ do vi rút. Tiêu chuẩn lấy mẫu từ những bệnh nhân này
theo tiêu chí đề nghị của Tổ chức Y tế thế giới: một bệnh nhân lấy 1 m
ẫu dịch
não tuỷ trong giai đoạn cấp, huyết thanh kép được thu thập trong giai đoạn cấp
và giai đoạn lui bệnh. Cỡ mẫu sử dụng cho nghiên cứu là 788 mẫu.
Đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài dựa trên các tiêu chí sau: (1) so
sánh độ nhậy để phát hiện IgM kháng vi rút VNNB của các bộ sinh phẩm
MAC-ELISA (do Viện Vệ Sinh Dịch Tễ trung ương sản xuất), bộ sinh phẩm
PEN TAX (do viện Các bệnh truyền nhiễm qu
ốc gia, Tokyo sản xuất); bộ sinh
phẩm Panbio do dự án PATH cung cấp; (2) Xác định các căn nguyên vi rút
khác gây HCNC; (3) Xác định độ nhậy của kỹ thuật MAC-ELISA với những
mẫu huyết thanh và dịch não tuỷ của bệnh nhân lấy trong 7 ngày đầu của bệnh;
(4) So sánh độ nhậy của kháng nguyên vi rút VNNB genotyp 1 và genotyp 3;
(5) Kiểm tra kết quả chẩn đoán VNNB của một số phòng thí nghiệm ở 3 tỉnh
Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá; (6) Xác định căn nguyên vi rút VNNB phân
bố theo nhóm tuổi và mối liên quan v
ới tỷ lệ tiêm phòng; (7) Xác định mối liên
2
quan giữa tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin VNNB các trường hợp VNNB và HCNC do
vi rút ở tỉnh Bắc Giang định hướng cho việc phát hiện vi rút mới gây HCNC.
Trong nghiên cứu này, sinh phẩm và trang thiết bị cần thiết cho nghiên cứu
được cung cấp đầy đủ. Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê.
Tính tỷ lệ bảo vệ của vắc xin ở 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá được
tính theo công thức: VE % = [(P1 – P2) : P1] x 100. (Chú giải: VE là hiệu quả
phòng bệnh củ
a vắc xin; P1 tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ không tiêm vắc xin; P2
tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm trẻ đã tiêm vắc xin).
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định: trong số 671 bệnh nhân
HCNC nghi ngờ do vi rút, tỷ lệ thu thập được 3 mẫu bệnh phẩm rất thấp chỉ có
6,7 %; tỷ lệ thu thập được mẫu huyết thanh kép trong nghiên cứu này là 12 %;
phần lớn các mẫu thu thập để
nghiên cứu là mẫu đơn dịch não tuỷ hoặc huyết
thanh. Kết quả nghiên cứu xác định sự phù hợp về chẩn đoán VNNB bằng bộ
sinh phẩm MAC-ELISA (do Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương sản xuất) và
bộ sinh phẩm PEN TAX (do Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Tokyo sản
xuất) là 99 %. Ngược lại, sự sai khác về kết quả chẩn đoán của hai bộ sinh
phẩm này với bộ
sinh phẩm Panbio (do tổ chức PATH cung cấp) là trên 24 %.
Hơn thế nữa, bộ sinh phẩm Panbio được thiết kế để phát hiện IgM trong huyết
thanh còn độ nhậy phát hiện IgM trong dịch não tuỷ thấp, cho thấy bộ sinh
phẩm này không đáp ứng được tiêu chí phát hiện IgM trong dịch não tuỷ là
“tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán VNNB. So sánh kết quả phát hiện IgM
kháng vi rút VNNB trong mẫu huyết thanh lấy trong giai đoạn cấp và giai đoạn
hồi phục, kết qu
ả cho thấy bằng bộ sinh phẩm MAC-ELISA có thể phát hiện
được 92% (24/26) số mẫu dương tính và bằng bộ sinh phẩm PEN TAX có thể
phát hiện được 96% (25/26) số mẫu dương tính. Sử dụng hai bộ sinh phẩm này
để phát hiện IgM trong mẫu dịch não tuỷ lấy trong giai đoạn cấp (7 ngày đầu
của bệnh), kết quả phát hiện được 96 % (25/26) số mẫu dương tính. Như vậy,
3
nếu sử dụng mẫu dịch não tuỷ lấy trong giai đoạn cấp để chẩn đoán có thể chỉ
bỏ sót khoảng 4 %, kết quả này khẳng định tính ưu việt về độ nhậy của phương
pháp phát hiện IgM theo nguyên lý capture. Kỹ thuật MAC-ELISA không phức
tạp, cho đến nay, kỹ thuật này đã được phổ cập ở các phòng thí nghiệm tuyến
tỉnh để chẩn đoán và giám sát VNNB. Đố
i chiếu kết quả chẩn đoán VNNB ở 3
tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá với kết quả chẩn đoán VNNB ở Viện Vệ
Sinh Dịch Tễ Trung Ương bằng bộ sinh phẩm MAC-ELISA, kết quả cho thấy
tỷ lệ % biến thiên kết quả nằm trong giới hạn cho phép < 10 %, mặc dù trong
những năm gần đây, người chuyên trách chẩn đoán VNNB ở các tỉnh có sự
thuyên chuyển và thay đổi do việc chia tách Trung tâm phòng chố
ng HIV/AIDS
ra khỏi Trung tâm Y tế dự phòng. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng
cường năng lực xét nghiệm cho các phòng thí nghiệm tuyến tỉnh để tỷ lệ % biến
thiên kết quả < 5 %, đạt giá trị lý tưởng. Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự
sai khác về kết quả phát hiện IgM kháng vi rút VNNB bằng kháng nguyên
VNNB genotyp 1 và genotyp 3. Cho thấy, không cần thiết phải thay thế kháng
nguyên chẩn đoán được sản xuất từ chủng vi rút VNNB genotyp 3, mặc dù có
sự
xuất hiện thêm vi rút VNNB genotyp 1 ở miền Bắc Việt Nam trong những
năm đầu thế kỷ 21. Trong các năm 1998 – 2007, xác định có 45,5 % căn
nguyên vi rút VNNB gây HCNC. Trong số những mẫu dịch não tuỷ đã xác định
âm tính với kháng nguyên VNNB, bằng kỹ thuật ELISA phát hiện IgM đã xác
định có khoảng 11,8 % HCNC là do vi rút Nam Định; chưa xác định có mẫu
nào dương tính với vi rút West Nile. Trong các năm 1998 – 2007, các trường
hợp xác định VNNB chưa được tiêm phòng vắc-xin VNNB chiếm 93,1 % tổng
số mắc (284/305); những tr
ường hợp có tiêm phòng vắc-xin nhưng không theo
hướng dẫn sử dụng vắc xin bị VNNB chiếm 6,2 % tổng số mắc (19/305) ; chỉ
có 2 trường hợp đã sơ chủng đủ 3 liều vắc-xin VNNB nhưng vẫn bị VNNB
chiếm 0,7 % tổng số mắc (2/305). Theo kết quả thống kê số trẻ từ 1 đến 5 tuổi
4
của 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá là 496.600 trẻ, trong số này có
440.304 trẻ đã tiêm vắc-xin VNNB, chỉ còn 56.296 trẻ chưa được tiêm vắc-xin
VNNB. Theo kết quả chẩn đoán và giám sát bệnh VNNB xác định trong nhóm
trẻ chưa tiêm vắc-xin có 30 trẻ bị VNNB, tỷ lệ mắc VNNB của nhóm trẻ chưa
tiêm vắc-xin là 0,0533 (P1); Trong nhóm trẻ đã tiêm vắc-xin có 3 trẻ bị VNNB,
tỷ lệ mắc VNNB của nhóm trẻ đã tiêm vắc-xin là 0,0007 (P2). Như vậy tỷ lệ
bảo vệ của vắc-xin VNNB tinh khiết bất hoạt từ não chuột ở 3 tỉnh Bắc Giang,
Hà Tây và Thanh Hoá trong các năm 1998 - 2007 là 98,6 %. Vắc-xin VNNB
được đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng (CTTCMR) để tiêm phòng cho
trẻ em từ năm 1997. Trong những năm đầu, vắc-xin được dùng chủ yếu ở các
vùng trọng điểm dịch của miền Bắc như Hà Tây, Thanh Hoá Riêng tỉnh Bắc
Giang, vắc-xin VNNB mới được đưa vào sử dụng t
ừ năm 2000 sau vụ dịch lớn
viêm não mùa hè ở Bắc Giang 1999. Tuy nhiên, đến năm 2003 trên 90 % trẻ em
ở tỉnh Bắc Giang đã được tiêm phòng vắc-xin VNNB, còn Hà Tây và Thanh
Hoá đến năm 2006 mới đạt được tỷ lệ tiêm phòng trên 90 %. Kết quả giám sát
căn nguyên vi rút VNNB gây HCNC thấp nhất là ở Bắc Giang 20,6 %; tiếp đến
là ở Hà Tây 32,0 % và cao nhất ở Thanh Hoá 65,2 %. Phân tích đánh giá hiệu
quả phòng bệnh của vắc-xin VNNB gián tiếp cho thấy tỷ lệ số mắc VNNB theo
nhóm tu
ổi trước giai đoạn tiêm phòng vắc-xin VNNB (1990 – 1995) và sau giai
đoạn có sử dụng vắc-xin VNNB (1998 – 2005) đã giảm trên 50 % trong nhóm
tuổi từ 1 đến 4 ở tỉnh Hà Tây, khẳng định hiệu quả phòng bệnh bằng vắc-xin
VNNB. Tương tự như vậy, so sánh tỷ lệ tiêm vắc-xin VNNB cho nhóm trẻ từ 1
– 5 tuổi và tỷ lệ xác định căn nguyên vi rút VNNB gây HCNC ở tỉnh Thanh
Hoá, cho thấy có tương quan tỷ lệ nghịch. Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin VNNB và
t
ỷ lệ xác định căn nguyên vi rút VNNB gây HCNC ở tỉnh Bắc Giang cũng theo
mối tương quan tỷ lệ nghịch. Tuy nhiên, số các trường hợp HCNC nghi ngờ do
vi rút về mùa hè ở tỉnh Bắc Giang không giảm, khoảng 2 – 3 năm lại có một vụ
5
dịch lớn. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở Bắc Giang, ngoài vi rút VNNB gây
HCNC còn có tác nhân vi rút khác cũng gây dịch viêm não về mùa hè mới được
phát hiện năm 2004.
Các kết quả khác của đề tài liên quan với khoa học, kỹ thuật và kinh tế.
- Đã đào tạo được 01 cử nhân sinh học có nghiên cứu liên quan đến đề tài.
- Có ba bài báo liên quan đến đề tài đã được công bố trên tạp chí quốc gia.
- Đã xây dựng được mạng lưới chẩn đoán phòng thí nghi
ệm bệnh VNNB bằng
kỹ thuật MAC-ELISA, quy trình đánh giá để củng cố hệ thống chẩn đoán.
- Khẳng định được chất lượng bộ sinh phẩm MAC-ELISA chẩn đoán VNNB do
Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung ương sản xuất có chất lượng cao tương đương với
bộ sinh phẩm PEN TAX của Viện Các bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, giá thành
phù hợp với khả năng chi trả của tuy
ến tỉnh (có kết quả kiểm định quốc tế tại
Viện các bệnh truyền nhiễm quốc gia, Tokyo, Nhật Bản).
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể đưa ra kết luận sau:
1. Đánh giá chất lượng bộ sinh phẩm phát hiện IgM để chẩn đoán căn nguyên vi
rút VNNB gây HCNC đã khẳng định:
- Bộ sinh phẩm MAC-ELISA, PEN TAX có độ nhạy cao có thể phát hiện IgM
kháng vi rút VNNB trong mẫu dịch não tuỷ
lấy trong giai đoạn cấp là 96,1 %,
tỷ lệ bỏ sót dưới 4 %.
- Trong các năm 1998 – 2007, tỷ lệ xác định căn nguyên vi rút VNNB gây
HCNC ở một số tỉnh miền Bắc trung bình là 45,5 %. Ngoài ra, đã xác định có
11,8 % HCNC do vi rút Nam Định; tuy nhiên chưa phát hiện được HCNC do vi
rút West Nile.
2. Xác định hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin VNNB khẳng định:
- Tỷ lệ bảo vệ của vắc-xin VNNB ở 3 tỉnh Bắc Giang, Hà Tây và Thanh Hoá
trong các năm 1998 – 2007 là 98,6 %, cho thấy khả năng kh
ống chế bệnh
VNNB bằng vắc xin.
6
2. BẢN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
a. Tiến độ:
• Đúng tiến độ
• Rút ngắn thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian rút ngắn: tháng
• Kéo dài thời gian nghiên cứu
Tổng số thời gian kéo dài tháng
Lý do phải kéo dài
b. Thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đưa ra
• Thực hiện đầy đủ các mục tiêu đề ra
•
Thực hiện được các mục tiêu nhưng không hoàn chỉnh
• Chỉ thực hiện một số mục tiêu đề ra
• Những mục tiêu không thực hiện được (ghi rõ)
c. Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến trong bản đề cương
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm đã dự kiến trong bản đề cương
• Chất lượng sản phẩ
m đạt yêu cầu như đã ghi trong bản đề cương
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng chất lượng có sản phẩm chưa đạ
• Tạo ra đầy đủ các sản phẩm nhưng tất cả không đạt chất lượng.
• Tạo ra được một sản phẩm đạt chất lượng
• Những sản phẩm chưa thực hiện
được (ghi rõ)
X
X
X
d. Đánh giá việc sử dụng kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 120 triệu đồng.
7
Trong đó: Kinh phí sự nghiệp khoa học 120 triệu đồng
Kinh phí từ nguồn khác: không
Toàn bộ kinh phí đã thanh quyết toán: 116,5 triệu
Chưa thanh quyết toán xong: 3,5 triệu
Lý do (ghi rõ): chưa thanh toán tiền nghiệm thu đề tài
e. Các ý kiến đề xuất
Đề xuất về tài chính: Không
Đề xuất về quản lý khoa học: Không
Đề xuất liên quan đến đề tài:
1. Có thể sử dụng bộ sinh phẩm MAC-ELISA hoặc PEN TAX để phát hiện
IgM cho chẩ
n đoán VNNB.
2. Có thể giám sát bệnh VNNB bằng một mẫu dịch não tuỷ.
3. Cần phát triển sinh phẩm chẩn đoán đối với các vi rút khác gây HCNC
mới được phát hiện ở Việt Nam.
8
PHẦN B: BÁO CÁO CHI TIẾT
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài,
tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài:
Vi rút viêm não Nhật Bản (VNNB) lưu hành rộng rãi ở nhiều nước thuộc
khu vực châu Á, Thái Bình Dương và miền Bắc châu Úc, là nguyên nhân hàng
đầu gây hội chứng não cấp (HCNC) cho trẻ em ở khu vực châu Á [38, 81].
Bệnh viêm não do vi rút VNNB có tỷ lệ tử vong và di chứng cao, thường để lại
hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội [28, 65, 78, 81]. Do tính chất nghiêm
trọng c
ủa bệnh, vắc-xin VNNB đã được sử dụng để phòng bệnh. Cho đến nay,
bệnh VNNB đã được khống chế thành công và được ghi nhận ở một số quốc gia
thuộc khu vực Bắc Á như Nhật Bản, Nam Triều Tiên [38, 46].
Về lâm sàng, HCNC do vi rút VNNB rất đa dạng, dễ nhầm với HCNC do
các căn nguyên vi rút khác. Do vậy, việc chẩn đoán xác định dựa chủ yếu dựa
vào kết quả phân lập vi rút ho
ặc phát hiện kháng thể đặc hiệu. Trên thực tế, việc
phân lập vi rút từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng rất khó đạt kết quả và phụ thuộc rất
nhiều vào các yếu tố khách quan như thời gian lấy mẫu, bảo quản và vận
chuyển mẫu, dòng tế bào dùng để phân lập và kỹ năng phân lập. Cho nên, việc
chẩn đoán xác định căn nguyên vi rút VNNB thường dựa vào kết quả phát hiện
kháng th
ể đặc hiệu. Trước đây, các kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu, kỹ
thuật kết hợp bổ thể hoặc kỹ thuật trung hoà thường được ứng dụng để chẩn
đoán phát hiện kháng thể đặc hiệu kháng vi rút VNNB; tuy nhiên, để chẩn đoán
VNNB bằng các kỹ thuật này cần có mẫu máu kép lấy đúng thời gian quy định.
9
Trên thực tế, trong số mẫu thu thập để làm xét nghiệm chỉ có khoảng 10 % số
mẫu bệnh phẩm thu thập được lựa chọn để làm xét nghiệm [21, 27, 29, 34, 51,
53]. Kỹ thuật MAC-ELISA phát hiện IgM kháng vi rút VNNB có độ nhạy, đặc
hiệu cao, là kỹ thuật chuẩn thức trong chẩn đoán VNNB, đặc biệt ở những nơi
có lưu hành cả vi rút Dengue, vi rút VNNB – hai vi rút cùng nhóm flavi [2, 40,
43, 49]. Tuy nhiên, trong số mẫu lấy trong những ngày đầu của bệnh, có khoảng
20 % số mẫu không phát hiện được IgM kháng vi rút VNNB [2, 29]. Để tránh
bỏ sót trong chẩn đoán VNNB, yêu cầu lấy mẫu máu kép cũng được đề cập
đến; theo tiêu chuẩn dự thảo của Tổ chức Y tế thế giới về giám sát VNNB trong
giai đoạn khống chế bệnh VNNB trong giai đoạn 2010 - 2015: đặt ra mục tiêu
cần đạt ≥ 80 % bệnh nhân được lấy 3 mẫu bệnh phẩm bao gồm có mẫu DNT,
mẫu máu lấy trong giai
đoạn cấp và giai đoạn lui bệnh. Trong nhiễm vi rút arbo
có hướng tính thần kinh, kháng thể qua hàng rào máu não để bảo vệ hệ thần
kinh trung ương, do vậy hiệu giá IgM kháng vi rút VNNB trong DNT thường
cao hơn trong máu bệnh nhân – kết quả phát hiện được IgM trong DNT là bằng
chứng của sự mới nhiễm vi rút và là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán VNNB
[29, 51, 73]. Hiện tại, chưa có bộ sinh phẩm phát hiện IgM kháng vi rút VNNB
thương mại trên thị trường quốc tế, các nước sử
dụng sinh phẩm và bộ sinh
phẩm chẩn đoán là sinh phẩm và bộ sinh phẩm tự sản xuất, như ở Việt Nam sử
dụng bộ sinh phẩm MAC-ELISA chẩn đoán VNNB là một sản phẩm nghiên
cứu của đề tài cấp Nhà nước (1991 – 1994).
Cho đến nay, người ta đã xác định vi rút VNNB có 5 nhóm genotyp; tuy
nhiên, chỉ có vi rút VNNB genotyp 3 được xác định lưu hành rộng rãi nhất,
ngược lại trước những năm 90 vi rút VNNB genotyp 1 được xác định lưu hành
chủ yếu ở Thái Lan. Do vậy một số chủng vi rút VNNB thuộc nhóm genotyp 3
đã được chọn để sản xuất vắc-xin phòng bệnh như các chủng Nakayama,
Beijing-1, SA-14-14 và các chủng Nakayama, Beijing 1 và JaGA-01 thường
10
được sử dụng để sản xuất kháng nguyên cho chẩn đoán VNNB ở nhiều nước
[25, 36, 56, 64, 68, 80, 83]. Trong những năm gần đây, có sự xuất hiện của vi
rút VNNB genotyp 1 ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Miền Bắc Việt Nam, cho
thấy sự cần thiết xác định lại độ nhậy của kháng nguyên vi rút VNNB genotyp
3 trong chẩn đoán VNNB. Hơn thế nữa, ngoài vi rút VNNB gây HCNC, một số
tác nhân vi rút do muỗi truyền cũng mới đượ
c phân lập từ dịch não tuỷ bệnh
nhân HCNC như vi rút Nam Định được phân lập từ bệnh nhân sống ở tỉnh Nam
Định năm 2002, vi rút Banna (thuộc họ Reoviridae) được phân lập từ bệnh nhân
ở tỉnh Gia Lai năm 2005 Hiệu quả của chương trình tiêm chủng có thể được
đánh giá căn cứ vào các trường hợp lâm sàng được ghi nhận hoặc tình hình
bệnh dịch; khi số các trường hợp lâm sàng giảm hoặc dịch không x
ẩy ra là bằng
chứng để khẳng định hiệu quả của chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, việc
đánh giá hiệu quả của chương trình tiêm chủng dựa trên những thông tin này là
cảm tính mặc dù sự bảo vệ không mắc bệnh là kết quả thực sự của việc sử dụng
vắc-xin Do vậy, giám sát huyết thanh học trong chương trình tiêm chủng mở
rộng là đảm bảo cho việc đánh giá hiệu quả
của chương trình một cách khách
quan nhất [5, 12, 14, 15, 23].
Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Góp phần xác định hiệu
quả phòng bệnh của vắc-xin viêm não Nhật Bản (VNNB) bằng giám sát
huyết thanh học ở một số tỉnh miền Bắc”.
1.2. Giả thiết nghiên cứu của đề tài:
Có cần phải lấy một mẫu dịch não tuỷ và hai mẫu huyết thanh để chẩn
đoán VNNB nếu có được bộ
sinh phẩm có độ nhạy cao? Nên lựa chọn bộ sinh
phẩm nào để chẩn đoán VNNB?
Có thể sử dụng vắc-xin VNNB để khống chế bệnh VNNB ở Việt Nam
trong tương lai?
11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá chất lượng bộ sinh phẩm phát hiện IgM để chẩn đoán căn nguyên vi
rút VNNB gây HCNC.
- X¸c ®Þnh hiÖu qu¶ phßng bÖnh cña v¾c-xin VNNB.
12
Chương 2. TỔNG QUAN
2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
2.1.1. Tác nhân gây bệnh, tình hình bệnh VNNB, khả năng dự phòng bằng
vắc-xin:
Lâm sàng bệnh VNNB được mô tả rất sớm ở Nhật Bản từ những năm
1871 nhưng phải hơn nửa thế kỷ sau, năm 1935 tác nhân gây bệnh – vi rút
VNNB mới được phân lập từ não tử thi của một bệnh nhân ở Tokyo, Nhật Bản
(chủng Nakayama), tiếp đó năm 1937 vi rút VNNB được phân lập t
ừ não ngựa
ốm và năm 1938 vi rút VNNB được phân lập từ Culex tritaeniorhynchus.
Những nghiên cứu tiếp theo ở Nhật đã xác định lợn và chim là những vật chủ
chính nhiễm vi rút huyết qua Culex truyền đến người [29, 32, 33, 35, 56, 68,
81, 87].
Vi rút VNNB là vi rút Arbo do muỗi truyền, thuật ngữ Arbo xuất phát từ
tiếng lóng của phòng thí nghiệm được sử dụng từ những năm đầu 1940 trong số
những nhà nghiên cứu ở California để chỉ m
ột loại vi rút động vật được truyền
cho động vật có xương sống từ những loài véc-tơ chân đốt hút máu [9, 29, 38].
Vi rút VNNB thuộc chi vi rút Flavi, trên cơ sở phân loại bằng huyết thanh học,
vi rút VNNB thuộc về phân nhóm vi rút West Nile [29, 39, 45]. Các vi rút thuộc
chi vi rút Flavi gây bệnh cho người với ba hội chứng chính: nhóm các vi rút
Flavi gây hội chứng viêm não cấp tiên phát như vi rút VNNB, vi rút West
Nile ; nhóm các vi rút Flavi gây sốt, viêm khớp, phát ban tiên phát như vi rút
Dengue các typ và nhóm các vi rút Flavi gây sốt xuất huyết tiên phát như vi
rút sốt vàng. Các vi rút Flavi gây HCNC gồm có vi rút viêm não do ve, viêm
não thung lũng Murray, viêm não St Louis, vi rút West Nile và vi rút
VNNB tuy nhiên tùy theo đặc đ
iểm sinh thái của các vùng địa lý khác nhau, sự
13
lưu hành của các loại vi rút này cũng khác nhau tuỳ từng châu lục [20, 30, 50,
52, 62].
Cho đến nay, vi rút VNNB được xác định chủ yếu lưu hành ở các vùng
nông thôn đồng bằng và miền núi ở Châu Á bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc,
Triều Tiên, Philippin, vùng Viễn Đông, hầu hết các nước ở Đông Nam Châu Á,
Ấn Độ và miền Bắc nước Úc, nhưng chưa thấy vi rút VNNB xuất hiện ở châu
Âu, châu Mỹ và châu Phi [78, 79]. Vi rút VNNB là căn nguyên hàng đầu gây
HCNC có tỷ lệ tử
vong và di chứng cao cho trẻ em ở khu vực châu Á, Thái
Bình Dương. Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 30.000 - 50.000
trường hợp mắc VNNB, khoảng 10.000 tử vong [68, 78]. Các nghiên cứu cho
thấy tỷ lệ nhiễm vi rút VNNB không có biểu hiện lâm sàng (nhiễm ẩn)/tỷ lệ
nhiễm vi rút VNNB có triệu chứng khác nhau tuỳ từng vùng địa lý dao động
trong khoảng: 25 : 1 – 1000 : 1 [68, 78]. Dịch VNNB bùng phát trong những
điều kiện sinh thái nhất định phù hợp cho sự phát triển của các loài Culex với
m
ật độ cao. Do vậy VNNB xẩy ra thành dịch vào mùa hè ở những vùng cận
nhiệt đới như Nhật Bản, Hàn Quốc, miền Bắc Việt Nam, miền Bắc Thái Lan,
còn ở vùng nhiệt đới các trường hợp VNNB xảy ra rải rác quanh năm như
Malaysia, Ấn Độ, miền Nam Việt Nam, miền Nam Thái Lan [1, 4, 7, 10, 17, 30,
78].
Trong những vùng có vi rút VNNB lưu hành, trẻ em là đối tượng có nguy
cơ mắc cao. Tỷ lệ mắc VNNB ở trẻ em dưới 10 tuổi chiế
m 87,7%, hiếm khi gặp
ở trẻ sơ sinh [4, 38, 48]. Đối với những người sống ngoài vùng lưu hành vi rút
VNNB, nguy cơ mắc bệnh VNNB đối với các lứa tuổi là ngang nhau. Khách du
lịch tới Châu Á rất dễ bị nhiễm vi rút VNNB, tuy nhiên nguy cơ này còn phụ
thuộc rất nhiều yếu tố như mùa du lịch, nơi đến, thời gian sống trong vùng có vi
rút VNNB lưu hành, nguy cơ tiếp xúc với muỗi truyền bệnh [60, 78].
14
Các nghiên cứu cũng đã xác định các loài chim hoang dại hoặc chim di
cư là ổ chứa vi rút qua giám sát huyết thanh học hoặc bằng kết quả phân lập vi
rút [20, 29, 78]. Điều tra về sự liên quan giữa các trường hợp VNNB và tỷ lệ
lợn có kháng thể kháng vi rút VNNB bằng kỹ thuật ức chế ngưng kết hồng cầu
cho thấy chúng có mối liên quan mật thiết tỷ lệ thuận: ở những nơi tỷ lệ kháng
thể kháng vi rút VNNB thấp khoảng 50 % trong quần thể lợn thì không phát
hiện được trường hợp nào bị VNNB [8, 52, 55].
Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh VNNB, nên điều trị triệu
chứng là chủ yếu. Do vậy, phòng bệnh VNNB là biện pháp tốt nhất. Về nguyên
lý, phòng bệnh là cắt đứt một trong ba mắt xích của dây chuyền dịch tễ: ổ chứa
vi rút (chim, lợn), vec-t
ơ truyền bệnh (các loài muỗi Culex) và đối tượng cảm
nhiễm người [29, 36, 38, 78]. Trên thực tế, loại trừ vi rút từ ổ chứa không thể
kiểm soát được vì các loài chim di cư bị nhiễm vi rút sẽ mang các vi rút từ vùng
này đến vùng khác, mặt khác những nghiên cứu gần đây cũng đã chứng minh vi
rút VNNB tồn tại ở chim qua mùa đông [38, 45, 54, 78]; việc tiêm phòng văc-
xin cho đàn lợn cũng khó thực hiện vì sự luân chuyển liên t
ục của đàn lợn trong
khoảng vài tháng. Biện pháp diệt trừ muỗi trưởng thành và bọ gậy không thể
triệt để vì muỗi truyền vi rút VNNB thường sống ngoài đầm lầy, đồng ruộng,
chuồng gia súc và những vật dụng khác nên khó tiêu diệt sự thay đổi hệ thống
tưới tiêu nước có thể hạn chế được sự phát triển của véc-tơ truyền bệnh, nhưng
biện pháp này chủ yếu
được thực hiện ở những nước kinh tế phát triển như Nhật
Bản. Do vậy, biện pháp phòng bệnh có hiệu quả là sử dụng vắc-xin để phòng
bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cảm nhiễm [18, 32, 46, 55, 78, 81, 87].
Kháng thể kháng vi rút VNNB được tạo ra sau nhiễm tự nhiên hoặc sau
tiêm phòng vắc-xin VNNB (trừ một số trường hợp thiểu năng miễn dịch), tuy
15
nhiên sự xuất hiện và tồn lưu của kháng thể trong nhiễm tự nhiên có biểu hiện
lâm sàng khác với nhiễm tự nhiên không có biểu hiện lâm sàng và tiêm phòng
vắc-xin VNNB [29, 45, 63, 85, 86]. Trong nhiễm tự nhiên, hoạt động của hệ
thống miễn dịch tạo kháng thể thường xẩy ra trước khi có triệu chứng lâm sàng.
Thông thường, trong dịch não tủy không có kháng thể do cơ chế hàng rào
“máu-não”, nhưng khi có vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, kháng
thể sẽ qua hàng rào “máu-não” để th
ực hiện chức năng bảo vệ. Trong các
trường hợp nhiễm vi rút Arbo có hướng tính thần kinh, nếu không phân lập
được vi rút trong dịch não tuỷ, nhưng phát hiện được sự có mặt của kháng thể
đặc hiệu kháng vi rút trong dịch não tuỷ đã đủ tiêu chuẩn để xác định được vai
trò gây bệnh của vi rút. Kết quả phát hiện được kháng thể trong dịch não tủy
được coi là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán các nhiễm vi rút Arbo có hướng
tính thần kinh nói chung và nhi
ễm vi rút VNNB nói riêng. Theo cơ chế bệnh
học, kháng thể xuất hiện trong dịch não tủy để diệt trừ vi rút, bảo vệ hệ thần
kinh trung ương trước sự tấn công của vi rút. Do vậy, hiệu giá kháng thể kháng
vi rút VNNB trong dịch não tủy thường cao hơn trong máu [3, 6, 16, 22, 37, 45,
51]. Trong trường hợp nhiễm ẩn (hoặc tiêm phòng vắc-xin), vi rút VNNB
không xuất hiện trong hệ thống thần kinh trung ương nên cơ thể không có biểu
hiện bệnh lý gì và trong dịch não tủ
y không có kháng thể, nhưng sự nhiễm ẩn
được ghi nhận bằng sự có mặt của kháng thể đặc hiệu kháng vi rút VNNB trong
huyết thanh.
Có ít nhất 3 loại kháng thể được tạo ra sau khi nhiễm vi rút, đó là kháng
thể ức chế ngưng kết hồng cầu, kháng thể kết hợp bổ thể và kháng thể trung
hoà. Mỗi kháng thể có đặc trưng riêng về thời gian xuất hiện, sự gia tăng hiệu
giá, thời gian t
ồn tại và tính đặc hiệu. Tuy nhiên về bản chất kháng thể là các
16
globulin miễn dịch gồm 5 lớp, trong đó IgG và IgM là các kháng thể chiếm tỷ lệ
chủ yếu trong dịch thể. IgM xuất hiện sớm sau khi nhiễm vi rút và tồn tại
khoảng 30 - 90 ngày tuỳ theo nhiễm tiên phát hay nhiễm thứ phát. IgG xuất
hiện muộn hơn và tồn tại trong một thời gian khá dài có khi suốt đời. Do vậy
việc phát hiện được IgM kháng vi rút trong mẫu bệnh phẩm lâm sàng là bằng
chứng của sự mới nhiễm vi rút [22, 43, 45, 46, 51, 67, 86].
Trong chẩn đoán VNNB trước đây thường sử dụng kỹ thuật ức chế
ngưng kết hồng cầu, kỹ thuật kết hợp bổ thể. Tuy nhiên, để chẩn đoán bằng
những kỹ thuật này cần có cặp máu kép lấy trong khoảng thời gian nhất định
sau khi khởi bệnh. Do vậy, thường chỉ có khoảng 10 – 20 % số mẫu nhận được
đáp ứng yêu cầu cho chẩ
n đoán, mặt khác thời gian thực hiện phản ứng kéo dài
vì các mẫu huyết thanh phải xử lý trước khi làm phản ứng [2, 3, 21]. Trong
những năm đầu của thập kỷ 80, nguyên lý kỹ thuật MAC-ELISA được đề xuất
cho việc phát hiện IgM trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng. Chính vì vậy,
nguyên lý kỹ thuật MAC-ELISA được ứng dụng trong trong chẩn đoán nhiều
loại vi rút như trong chẩn đoán vi rút Sởi, vi rút Dengue, vi rút VNNB Cho
đế
n nay, có rất nhiều kỹ thuật được phát triển để ứng dụng trong chẩn đoán
VNNB như kỹ thuật DOT BLOT , đặc biệt kỹ thuật ngưng kết hạt được các
nhà khoa học Nhật Bản phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 21 là kỹ
thuật dựa trên nguyên lý kỹ thuật MAC-ELISA và kỹ thuật ngưng kết, nên có
ưu điểm phát hiện được nhanh IgM trong mẫu bệnh phẩ
m lâm sàng không cần
xử lý mẫu như kỹ thuật MAC-ELISA, kết quả đọc bằng mắt thường như kỹ
thuật ngưng kết, rất thích hợp để triển khai kỹ thuật ở những vùng nông thôn
nghèo. Tuy nhiên kỹ thuật MAC-ELISA vẫn chiếm ưu thế và là kỹ thuật chuẩn
thức trong chẩn đoán sự nhiễm các vi rút Arbo, đặc biệt ở những nơi có lưu
17
hành cả vi rút Dengue và vi rút VNNB – cùng chi Flavi như ở Việt Nam, Thái
Lan [37, 46, 49, 51, 58, 59, 73].
Tương tự như các vi rút trong chi Flavi, vi rút VNNB có vật liệu di
truyền khoảng 11 Kb, mã hoá cho 3 protein cấu trúc và 7 protein phi cấu trúc.
Các protein này có những đặc tính kháng nguyên đặc trưng và liên quan đến
tính chất gây bệnh của vi rút [19, 71, 76, 82]. Phân tích về sự phát triển tiến hoá
của vi rút VNNB dựa vào kết quả so sánh trình tự toàn bộ vùng gen vỏ đã xác
định vi rút VNNB có 5 nhóm genotyp. Trong 5 genotyp này, genotype 4 được
ghi nhận có độc lực thấp nhất. Sự phân vùng của các genotyp cũng khác nhau
tuỳ theo t
ừng giai đoạn, trước những năm 1990, vi rút VNNB genotyp 1 chủ
yếu lưu hành ở Thái Lan, các chủng vi rút VNNB genotyp 1 được phân lập
phần lớn từ muỗi và lợn, chỉ có 5 chủng vi rút VNNB genotyp 1 được phân lập
từ bệnh nhân ở Thái Lan trong những năm 1970; ngược lại các chủng vi rút
VNNB genotyp 3 phân bố rộng rãi hơn ở hầu khắp các nước trong khu vực
châu Á. Đây chính là cơ sở để lựa chọn chủng vi rút VNNB thuộc genotyp 3 để
sả
n xuất vắc-xin VNNB để phòng bệnh trên thế giới [19, 26, 31, 42, 47, 57, 64,
66, 68, 80].
Trong những năm gần đây, sự lan rộng của vi rút VNNB đã được xác
định bằng kết quả phân lập vi rút ở những vùng trước đây bệnh VNNB không
được ghi nhận như miền bắc nước Úc, hoặc có sự mới xuất hiện vi rút VNNB
genotyp 1 ở Nhật Bản, Nam Triều Tiên và miền bắc Việt Nam. Lý do cho sự
lan rộng của vi rút VNNB và mới xu
ất hiện của vi rút VNNB genotyp 1 cho đến
nay có nhiều giả thiết, một trong những giả thiết đó là do chim di cư, nhưng cho
đến nay vẫn chưa có công bố nào về kết quả phát hiện được vi rút VNNB từ các
18
loài chim di cư [26, 42, 50, 56, 61, 62, 68, 80, 88]. Việc chưa tìm ra câu trả lời
thoả đáng cho sự lan rộng và mới xuất hiện của vi rút VNNB ở nhiều nước là
một lo ngại cho việc phòng bệnh trong tương lai.
2.1.2. Nghiên cứu vắc-xin VNNB, các loại vắc-xin hiện nay đang sử dụng,
hướng dự kiến cho vắc-xin VNNB toàn cầu.
Vi rút VNNB gây HCNC có tỷ lệ tử vong và di chứng cao nên nghiên
cứu sản xuất vắc-xin phòng bệnh được Mitamura và cộng sự
quan tâm nghiên
cứu thử nghiệm sản xuất vắc-xin VNNB từ não chuột vào năm 1936 (sau một
năm vi rút VNNB được xác định ở Nhật Bản). Quy trình sản xuất vắc-xin
VNNB từ não chuột ngày càng được cải tiến nâng cao, đến năm 1965 quy trình
sản xuất vắc-xin VNNB từ não chuột kết hợp hai phương pháp hoá- lý: xử lý
bằng protamin sulfate, bất hoạt bằng formalin và siêu ly tâm để có được vắc-xin
VNNB tinh khiết, an toàn và có công hiệu cao [65, 66, 78, 81].
Hiện tại, có 3 lo
ại vắc-xin VNNB đang được sử dụng, nhưng loại vắc-xin
sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới khoảng 30 năm nay vẫn là vắc-xin bất hoạt
sản xuất từ não chuột bằng chủng vi rút Nakayama [18, 38, 46, 55, 65, 78, 84].
Loại vắc-xin bất hoạt sản xuất từ não chuột lần đầu tiên được phép sử dụng ở
Nhật Bản năm 1954. Vắc-xin VNNB bất hoạt từ não chu
ột được sản xuất từ
chủng Nakayama và chủng Beijing-1 là vắc-xin duy nhất hiện nay được quốc tế
công nhận, hiệu lực bảo vệ sau 2 liều là 80 – 91 %. Cho đến nay, công nghệ sản
xuất này đã được chuyển giao cho một số nước trong khu vực châu Á như:
Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam và Thái Lan. Loại vắc-xin bất hoạt
trên tế bào thận chuột đất vàng (BHK) được sản xuất từ ch
ủng P3 ở Trung Quốc
từ năm 1967, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin khoảng 76 – 95 %. Do vậy, việc sản
xuất vắc-xin này đã giảm dần trong nhiều năm qua với sự phát triển song song
19
một loại vắc-xin sống giảm độc lực sản xuất ở Trung Quốc từ chủng SA-14-14-
2 trên tế bào thận chuột đất vàng. Những kết quả thử nghiệm vắc-xin này cho
thấy tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh là 99 – 100 % sau 2 liều và hiệu quả bảo vệ là
98 – 99,8 %, không có trường hợp nào bị viêm não do vắc-xin được ghi nhận.
Như vậy, chỉ cần tiêm nhắc lại lần thứ hai là
đảm bảo có miễn dịch suốt đời, giá
thành một liều vắc-xin thấp [18, 38, 46, 66, 77, 78, 81]. Vắc-xin bất hoạt ưu
điểm an toàn, nhưng kháng thể tạo ra bởi vắc-xin thường giảm dần theo thời
gian, nên sau khi tiêm đủ 3 liều cơ bản cần có sự tiêm nhắc lại khoảng 3 - 4
năm / lần cho đến khi trẻ 15 tuổi. Mặt khác giá thành một liều vắc-xin bất hoạt
tinh khiết sản xuấ
t từ não chuột thường cao. Do vậy, cho đến nay mới chỉ có
một số nước có nền kinh tế phát triển như Nhật Bản, Nam Triều Tiên sử dụng
vắc-này rộng rãi để khống chế bệnh. Vắc-xin sống giảm độc lực có ưu điểm là
tạo được miễn dịch bền vững sau khi tiêm, tuy nhiên vắc-xin này mới chỉ được
công nhận ở cấp quốc gia, chưa
được quốc tế công nhận, nên hiện tại vắc-xin
mới được sử dụng ở một số nước Trung Quốc, Nepal và Triều Tiên, cho thấy
cần tiến hành thử nghiệm vắc-xin này ở nhiều nước khác ở châu Á như Việt
Nam, Thái Lan để xác định lại phản ứng phụ và hiệu quả bảo vệ của vắc-xin
[29, 66, 78, 81, 84]. Như vậy nguồn vắc-xin VNNB rất phong phú, tuy nhiên để
khống ch
ế bệnh VNNB ở khu vực châu Á, rất cần có một loại vắc-xin phòng
VNNB an toàn, có số lượng lớn đáp ứng nhu cầu sử dụng và là vắc-xin có tính
miễn dịch cao trong cả đời tiêm không quá hai liều.
2.1.3. Điểm lại các nước đã khống chế bệnh VNNB bằng vắc-xin:
Nếu không có vắc-xin, bệnh VNNB có thể là một trong những vấn đề y
tế nghiêm trọng nhất ở châu Á. Giám sát bệnh VNNB trước và sau tiêm phòng
vắc-xin VNNB ở một số nước như Nhật Bản, Triều Tiên là một minh chứng
cho nhận định này. Ở Triều Tiên, trước khi sử dụng vắc-xin phòng bệnh (1949
20
– 1958) số các trường hợp VNNB trung bình hàng năm là 1.669, nhưng sau giai
đoạn tăng cường sử dụng vắc-xin phòng bệnh (1986 – 2000) số các trường hợp
VNNB trung bình hàng năm là 1,1 – giảm 99,9 % nhờ sử dụng vắc-xin VNNB
để phòng bệnh. Tương tự như vậy, ở Nhật Bản trước khi sử dụng vắc-xin
VNNB để phòng bệnh (1949 – 1958), số các trường hợp VNNB trung bình
hàng năm là 2.882, nhưng sau giai đoạn tăng cường sử dụng vắ
c-xin phòng
bệnh cho tất cả các đối tượng cảm nhiễm (1986 – 2000), số các trường hợp
VNNB trung bình hàng năm là 12,6 – giảm 99,6 % các trường hợp VNNB. Còn
ở Trung Quốc, vụ dịch VNNB lớn đầu tiên được ghi nhận vào năm 1966 với
150.000 trường hợp, vụ dịch VNNB lớn thứ hai xẩy ra sau đó năm năm với số
mắc lên đến 180.000 trường hợp; tuy nhiên, trong những năm gần đây số mắc
VNNB ở Trung Quố
c đã giảm, còn khoảng 20.000 – 40.000 trường hợp/năm
nhờ kết quả tăng cường sử dụng vắc-xin VNNB [38, 66, 78, 81]. Như vậy, việc
sử dụng vắc-xin VNNB để phòng bệnh rất hiệu quả, cho thấy có thể khống chế
bệnh VNNB trong tương lai nếu có đủ vắc-xin để phòng bệnh.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
2.2.1. Tình hình bệnh VNNB ở Việt Nam, các biện pháp phòng bệnh:
Ở Việ
t nam, năm 1959 dịch viêm não mùa hè đầu tiên được xác định là
do vi rút VNNB bằng chẩn đoán huyết thanh học tại Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung Ương. Năm 1964 chủng vi rút VNNB được phân lập lần đầu tiên từ não
tử thi một bệnh nhân sống ở Đông Anh ngoại thành Hà Nội, chủng vi rút có ký
hiệu HN-60, được xác định thuộc genotyp 3, có vật liệu di truyền tương tự như
chủng vi rút Nakayama [11, 31].