Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

luật pháp tác động đến những người làm công tác pr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.1 KB, 7 trang )

Luật pháp tác động đến những
người làm công tác PR
Có hai loại luật mà người làm công tác PR
cần phải nắm rõ: thông luật và luật thành
văn.
Thông luật liên quan đến những điều như vi phạm hợp đồng, sai
sót dân sự mà bên bị hại có thể đòi bòi thường bằng cách kiện ra
tòa dân sự.
Luật thành văn là quy định trong bộ luật do Quốc Hội ban hành,
hoặc các quy định buộc bên vi phạm tội do người vi phạm luật
gây ra.
Hợp đồng
Là một vấn đề tạo ra nhiều điều mục nhất trong lĩnh vực PR. Luật
pháp liên quan đến hợp đồng rất phức tạp và cũng có rất nhiều
sách đề cập về chủ đề này có rất nhiều loại hợp đồng, tuy vào
tình huống giao dịch khác nhau; ví dụ giữa nhà tư vấn và khách
hàng, giữa những người tìm kiếm dịch vụ chụp ảnh, thuê thiết bị,
thuê nhà thầu triển lãm… Với bất kỳ loại hợp đồng nào, cần ghi
nhớ những điểm sau:
1. Hãy đọc những chữ in nhỏ trước khi bạn ký.
2. Hãy nhờ phòng pháp chế kiểm tra giúp bạn.
3. Cả hai bên cần nắm rõ về những điều kiện và những yêu
cầu.
Một hợp đồng cần được soạn thành vân bản, nhưng cũng có thể
được soạn thành văn bản, nhưng cũng có thể được thống nhất
nhất qua điện thoại hay máy fax, như đối với các loại giao dịch
thuê thợ chụp ảnh, đặt chỗ khách sạn hay vé máy bay.
Khi thương lượng hợp đồng, cả hai bên nên thống nhất với nhau
rằng bất cứ thư tín giao dịch hay thảo luận nào cũng phải được
tuân theo hợp đồng.
Nếu không sẽ có những tình huống phát sinh do sự hiểu lầm, khi


hợp đồng miệng được thừa nhận. Điều này thường gây ra nhiều
tình huống rắc rối tốn kém và dẫn đến kiện tụng.
Một hợp đồng gồm những yếu tố gì?
Quá trình đi đến một hợp đồng gồm 3 yếu tố:
1. Lời chào hàng
2. Lời chấp nhận
3. Sự xem xét.
Lưu ý: Sự mặc cả của một bên, vd một món quà, không phải là
hợp đồng.
Lời chào hàng
Quá trình chào hàng phải hợp pháp. Nghĩa là, nếu một bên chào
hàng, thì bên kia phải đồng ý chấp nhận lời chào hàng đó.
Lời chấp nhận và lời chào hàng được sửa đổi
Việc chấp nhận là có điều kiện, tức là kèm theo những điều kiện
mới khác, thì lời mời chào hàng ban đầu sẽ trở thành lời chào
hàng được sữa đổi, nghĩa là sau đó cũng cần phải có lời chấp
thuận tương ứng tiếp theo
Sự xem xét
Điều này có nghĩa là 2 bên đều phải tạo ra giá trị cho nhau. Một
bên cung cấp hàng hóa hay dịch vụ , bên kia thanh toán tiền mua
hàng. Cả hai bên đều phải nhường cho nhau một số điều có giá
trị, mặc dù như thế không có nghĩa là hợp đồng nào cũng đều đạt
được sự công bằng trọn ven.
Bôi nhọ
Bôi nhọ được định nghĩa là: công khai một tuyên bố làm cho ai đó
bị ghét bỏ, chế nhạo hay miệt thị, cô lập và cách ly bởi những
người chân chính nói chung trong xã hội. Có hai hình thức bôi
nhọ: bôi nhọ bằng lời nói gọi là vu cáo, vốn mang tính nhất thời;
và bôi nhọ bằng văn bản hay phát sóng gọi là sự phỉ báng.
Do đó, những người lam PR cần phải hết sức cẩn thận dể không

đưa một cá nhân, tổ chức, sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ vào các
cuộc tranh luận. Ngay cả khi không cố ý, việc vi phạm cũng có
thể dẫn đến những thiệt hại hoặc sự phân giải của tòa án để
ngăn chặn những điều tiếng tiếp theo.
Một bài phát biểu được gọi là vu cáo hay phỉ báng có những đặc
điểm sau:
1. Có tính bôi nhọ
2. Sai lạc, trừ phi được chứng minh là đúng
3. Được hiểu là ám chỉ đến nguyên đơn
4. Công bố cho ít nhất một người khác biết, ngoài nguyên đơn.
Giả mạo
Giả mạo là sử dụng không phù hợp pháp tên giao dịch, thương
hiệu, hoặc nhãn hiệu hàng hóa. Nó cũng bao gồm cả việc làm giả
những đặc điểm hoặc bề ngoài cảu hàng hóa liên quan, có thể
bao gồm bao bì, nhãn hiệu…
Tuy nhiên nếu sản phẩm thuộc một lĩnh vực khác thì không thể
tiến hành các thủ tục pháp lý. Vd như cùng một từ “colt” có thể sử
dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau như: Bia colt, xe colt,
súng colt.
Động cơ lừa đảo hay gây sự nhầm lẩn cho công chúng không
cần phải chứng minh, miễn là có dấu hiệu cho thấy nó xảy ra một
cách rõ ràng.

×