Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

những thách thức đặt ra với quản trị chiến lược trong một nền kinh tế toàn cầu hóa hiện nay là gì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.08 KB, 2 trang )

Những thách thức đặt ra với quản trị chiến lược trong một nền kinh tế toàn cầu hóa hiện
nay là gì?
Một công ty muốn tồn tại thì nó cần cạnh tranh với các công ty khác, bởi cạnh
tranh là con đường để tồn tại. Tuy nhiên, những công ty muốn đạt được sự phát triển ổn
định cần có tầm nhìn xa hơn là việc cạnh tranh đơn thuần. Chỉ có chiến lược không
cạnh tranh với người khác mới là một chiến lược đúng đắn. Bởi vậy, chiến lược phát
triển của một doanh nghiệp hiện nay phải bao gồm những yếu tố sau:
1. phát triển sản phẩm hướng tới khách hàng.
Một lý do quan trọng giải thích cho sự thất bai của các công ty không phải là họ
kiếm được tiền nhờ những gì họ bán mà là việc vòng quay của sản phẩm đã biến mất,
sản phẩm không có người mua… dẫn đến phải lưu kho. Đây là yếu tố gây lên thua lỗ.
Bời vậy hàng hóa cũng cần phải đáp ứng các yêu cầu như theo đuổi sự tiện lợi; đa dạng
hóa sự lựa chọn; an toàn sức khỏe… Hướng tới khách hàng là vấn đề mà các công ty
cần phải quan tâm. Để làm được điều đó cần phải trả lời 2 câu hỏi:
+) khách hàng của công ty là ai?
+) nhu cầu thực sự của họ là gì?
Từ đó sẽ thiết kế và cung cấp những sản phẩm_dịch vụ vượt trên cả những đòi hỏi của
khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu hiện tại cũng như nhu cầu tiềm ẩn… khi đó, bất kỳ
sản phẩm hay dịch vụ nào mà họ sản xuất cũng sẽ bán được và tạo ra lợi nhuận.
2) tạo ưu thế nổi trội.
Thành công luôn đến từ việc đưa ra những hành động khác với mọi người và né
tránh cạnh tranh. Điều này cho phép doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm độc đáo và những giá trị mang tính kết hợp. từ những giá trị độc đáo đó doang
nghiệp sẽ đạt được ưu thế nổi trội trên thị trường. Giá trị nổi trội phải là những giá trị
đặc biệt, nhứng thứ mà không ai khác có thể cung cấp.
3) nghiên cứu khái niệm về sản phẩm mới.
Bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển về mặt kĩ thuật, cần phải tạo ra một môi
trường mà ở đó mọi nhân viên đều có thể tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển
các khái niệm về sản phẩm mới. Bởi lẽ sự sáng tạo sẽ đem đến cho sự vật những hình
thức tồn tại mới mà trước đây chưa từng có. Có thể công nghệ của sản phẩm chưa cao
nhưng nếu sáng tạo ra khái niệm mới về sản phẩm sẽ làm cho công chúng bị thu hút.


Vấn đề quan trọng đặt ra là phải tìm kiếm một công nghệ mới để chế tạo được sản
phẩm mới đó. Nhưng một khi đã có khái niệm mới về một cái gì đó thì chúng ta dễ
dàng có thể tìm kiếm các công nghệ hiện tại để đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu đó.
4) xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp là một môi trường mà ở đó các cá nhân dám nói lên suy
nghĩ của mình. Đó là cách tốt nhất để có thể tạo ra được những chuyên gia, nững người
biết làm việc và sáng tạo. cần hướng mọi người trở thành những người có thói quen
sáng tạo, hay nói cách khác là cho phép mọi người phát triển khả năng tư duy của mình.
5) kinh doanh sản phẩm kết hợp với dịch vụ.
Một ví dụ đơn giản cho vấn đề này là một hãng sản xuất máy tính không chỉ
đơn thuần là bán chiếc máy tính đó mà quan trong hơn hết, chiếm một phần không nhỏ
trong lợi nhuận thu về là nhờ vào việc cung cấp một loạt dịch vụ sử dụng trên chiếc
máy tính đó như là: soạn thảo văn bản, thiết kế đồ họa, gửi và nhận thư điện tử…
6) tận dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử.
Trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì buộc các doanh nghiệp phải sử
dụng tối đa các tiện ích của công nghệ thông tin bởi công nghệ thông tin sẽ giúp cho
mọi đối tác và khách hàng trên toàn cầu có thể thiết lập mối quan hệ với doanh nghiệp
thông qua mạng thương mại điện tử với tốc độ của ánh sáng.
Ngoài ra, trong sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa thì các doanh nghiệp
cần phải chú trọng các vấn đề sau:
Khách hàng mới_nhu cầu mới: toàn cầu hóa được thể hiện bằng việc các công
ty đa quốc gia thực hiện chiến lược bành trướng hệ thông cung cấp hàng hóa đến mọi
quốc gia. Do đó khách hàng là đa dạng ( không phải chỉ là khách hàng mục tiêu trong
khu vực mà là trên toàn thế giới ) đồng nghĩa với điều đó là nhu cầu và mong muốn của
họ cũng không đồng nhất. đòi hỏi nhà quản trị cần phải có kĩ năng lãnh đạo thành thạo
và linh hoạt để đạt được lợi nhuận tối đa từ mỗi kachs hàng.
Vị trí, quyền lợi của người lao động đã thay đổi: trước kia, quyền lợi của người
lao động chỉ được công đoàn bảo vệ nhưng hiện nay pháp luật và công luận cũng đã
vào cuộc. bất kì một công ty nào nếu vi phạm quyền con người sẽ phải trả một giá rất
đắt: phải bồi thường cho công nhân khoản tiền lớn, tồi tệ hơn là bị người tiêu dùng tảy

chay. Cái giá phải trả này lớn hơn rất nhiều so với đuổi việc một công nhân.
Nghệ thuật quản trị trong kỷ nguyên mới: đòi hỏi nhà quản trị phải thay đổi
cung cách điều hành, lãnh đạo mang tính dân chủ hơn, chú trọng đến mối quan hệ hợp
tác, bình đẳng hơn với các nhân viên dưới quyền.
Tóm lại: nhà quản trị cần phải có quan điểm mới về doanh nghiệp và nhận thức
được mối quan hệ với các nhân viên trong doanh nghiệp cung như với các doanh
nghiệp khác nhằm đạt được sự đồng thuận trong nội bộ đảm bảo thực hiện được chiến
lược kinh doanh, thắt chặt mối quan hệ với đối tác và cuối cùng là chiếm lĩnh thị
trường. một nhà quản lý giỏi không thiết lập mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp đơn thuần
về mặt tình cảm mà vì sự thành công của chiến lược kinh doanh phụ thuộc vào điều đó.

×