Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

những điều không nên làm trong buổi họp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.98 KB, 4 trang )

Những điều không nên làm trong
buổi họp
Họp thường bị coi là mất thời gian, nhưng đừng cho rằng họp là
không quan trọng. Thật ra chúng có thể tạo nên hoặc phá hỏng
sự nghiệp của bạn đấy! Sau đây là những điều bạn không bao
giờ nên làm trong cuộc họp:

1. Đi trễ: Đừng bao giờ tỏ ra vẻ không kỷ luật khi đi vào phòng
họp mà mọi người đã bắt đầu rồi. Đến sớm vài phút không chỉ
cho thấy bạn tôn trọng giờ giấc của đồng nghiệp, mà bạn có thể
tìm được một chỗ ngồi tốt.

2. Không chuẩn bị: Nếu bạn đã được biết lịch họp và nội dung
trước, hãy đọc chúng. Suy nghĩ các câu hỏi và những điều bạn
muốn góp ý, bạn có thể ghi ra những vấn đề cần tranh luận ra
giấy.

3. Độc quyền trong buổi họp: Trong buổi họp, theo nghi thức xã
giao thì nên để các sếp phát biểu trước. Bạn sẽ cho ý kiến ngắn
gọn súc tích sau. Đừng nói đều đều hay nói như bị ép buộc, nói
những điều không có gì cụ thể rõ ràng. Như một ngạn ngữ có nói
“trước khi nói hãy uốn lưỡi bảy lần”.

4. Có những biểu hiện gây hiểu lầm: Cố xác định xem nhu cầu và
tâm trạng của những người dự họp. Lắng nghe mọi người đang
nói để hiểu xem họ chấp nhận ý kiến của bạn như thế nào. Bạn
cần tạo ra một thông điệp thích hợp cho những người tham dự.
Ví dụ, nếu mọi người tập trung vào việc cắt giảm chi phí mà bạn
thì muốn hướng đến vấn đề nâng cấp hệ thống, bạn phải nhấn
mạnh phần mềm mới tiết kiệm như thế nào. Tùy thuộc vào tình
hình, có thể hoãn đề nghị của bạn vào ngày khác cũng được.



5. Dọa dẫm: Một số đồng nghiệp có thể xem cuộc họp như một
nơi đấu đá và bản thân họ như một người đấu võ mồm. Nếu bạn
trở thành nạn nhân của việc đấu đá này, hãy tự vệ một cách điềm
đạm. Nếu bạn cần thời gian để suy nghĩ, hãy đưa ra câu hỏi cho
những người tấn công bạn phải giải thích.

6. Nhai kẹo cao su hay ăn vặt: Nhai nhóp nhép trong khi người
khác nói, điều đó thật thô lỗ và không chuyên nghiệp chút nào.

7. Tắt điện thoại trong khi họp: Khi đi xem phim hay xem kịch, bạn
phải chuyển điện thọai di động sang chế độ rung, thì khi họp bạn
cũng phải làm vậy. Tiếng chuông sẽ làm gián đoạn người đang
nói, và làm xao lãng những người dự. Và dù bạn có bận đến
mấy, cũng không nên gọi điện thoại giữa cuộc họp.

8. Đưa ra những đề tài lan man: Đừng chệch khỏi chương trình
cuộc họp. Hãy tập trung vào điều bạn và đồng nghiệp đang cố đạt
tới. Nếu bạn lạc đề bằng các vấn đề không liên quan, phải đảm
bảo rằng nó phù hợp với những phát biểu của nguời khác. Cách
tốt nhất để không bị lạc đề, nên ghi lại điều muốn nói và đề cập
trở lại vào lúc thích hợp.

9. Bỏ họp: Cũng có lúc nếu bỏ họp, bạn có thể giải quyết đuợc
nhiều việc hơn. Nhưng nếu sếp triệu tập cuộc họp, bạn đã bỏ qua
cơ hội để sếp hiểu biết về chính mình. Nên nhớ, cuộc họp không
chỉ bàn về các vấn đề kinh doanh, mà còn cho thấy một hình ảnh
tích cực của bạn và xây dựng các quan hệ nghề nghiệp.


×