Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đồ ngọt có là “hung thần” với người bệnh đái tháo đường? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.72 KB, 7 trang )

Đồ ngọt có là “hung thần” với người
bệnh đái tháo đường?








Trước đây, bệnh nhân ĐTĐ thường được cảnh báo
hoàn toàn tránh ăn đường. Một số người còn nghĩ rằng
ăn đường gây ra bệnh ĐTĐ. Giờ đây, những suy nghĩ
như vậy không còn đúng nữa. “Ăn khoai tây luộc còn
làm tăng đường máu nhiều hơn so với ăn đường kính
khi dùng cùng một số calo như nhau. Điều tương tự
cũng xảy ra với việc ăn cơm và bột mỳ trắng”.

Bệnh nhân ĐTĐ không nên ăn nhiều bánh ngọt

Ngày nay, có nhiều thực phẩm chế biến sẵn, trên bảng
thành phần thường ghi tổng số carbohydrat theo gram. Với
người ĐTĐ, khi ăn các loại thực phẩm này cần phải tính
đến khối lượng chất carbonhydrat vì lượng tiêu thụ sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến mức đường máu. Vậy carbonhydrat là
gì? Ảnh hưởng của chúng lên sức khỏe ra sao?
Người ta chia carbonhydrat thành 3 loại: chất bột, đường và
sợi xơ.
Chất bột:
Thực phẩm giàu chất bột bao gồm:
- Đậu hà lan, ngô, đậu lima, khoai tây, khoai môn, khoai sọ,


khoai lang
- Các loại đậu đỗ.
- Gạo, yến mạch, lúa mạch, bột mỳ, bánh mỳ, miến dong,
bún, bánh phở
Loại chất bột dạng hạt như gạo chẳng hạn, bao gồm 3 phần:
cám, mầm hạt và phần lõi có nhiều tinh bột. Phần vỏ cám ở
bên ngoài có chứa nhiều sợi xơ và vitamin nhóm B
(vitamin B1, B2 ). Phần mầm hạt có nhiều dưỡng chất chủ
yếu là các acid béo và vitamin E. Chính vì vậy khi ăn gạo
lức nhiều người thấy đường máu tăng ít hơn (tác dụng giảm
đường máu của chất xơ) và cảm thấy khỏe hơn (vai trò của
các vitamin và acid béo). Hạt gạo khi đã tinh chế (như bún
chẳng hạn) bị loại bỏ phần xơ và vitamin nên không còn
nhiều dưỡng chất bằng hạt gạo xay giã dối (cơm gạo lức).
Hãy tưởng
tượng một bát
nước dùng chấm
nem cho 4 người
ăn thường có
10g đường (2
thìa cà phê), nếu
ăn hết toàn bộ số
nước chấm đó,
mỗi người cũng
chỉ đưa vào 2,5g
đường=1 thìa
cơm. Có đáng
phải hy sinh vị
Đường:
Đường cũng chính là một dạng khác của

carbonhydrat, thường được quy là hấp
thu nhanh vào máu. Có 2 loại đường
chính:
- Đường tự nhiên trong sữa, quả chín; Đường được thêm
vào khi chế biến như các loại xi-rô, trong bánh, kẹo, mứt
Trên nhãn hàng thường ghi tổng số gram đường (cả lượng
tự nhiên và thêm vào).
Trên bao bì sản phẩm, đường (sugar) được ghi nhiều tên
khác nhau tùy thuộc nguồn gốc. Ví dụ: đường kính có tên
là sucrose; đường từ quả chín thường được viết fructose;
đường từ sữa viết lactose. Hoặc các chữ như: dextrose,
levulose, maltose cũng có nghĩa là đường. Kèm đó là lượng
đường trong sản phẩm. Khi mua và ăn chúng, phải biết rõ
mình sẽ ăn bao nhiêu đường.
Bệnh nhân ĐTĐ có được phép ăn đường không?
Trước đây, bệnh nhân ĐTĐ thường được cảnh báo hoàn
toàn tránh ăn đường. Một số người còn nghĩ rằng ăn đường
gây ra bệnh ĐTĐ. Giờ đây, những suy nghĩ như vậy không
ngọt với một
chút đường như
thế?

còn đúng nữa. “Ăn khoai tây luộc còn làm tăng đường máu
nhiều hơn so với ăn đường kính khi dùng cùng một số calo
như nhau. Điều tương tự cũng xảy ra với việc ăn cơm và
bột mỳ trắng”. Về công thức hóa học mà nói, khi ăn đường
từ quả chín, sữa, sẽ có ít đường glucose hơn so với ăn cơm,
khoai sọ hoặc miến dong. Đường kính là loại đường đôi,
được kết hợp bởi 1 phân tử đường glucose và 1 phân tử
đường fructose. Đường sữa cũng là loại đường nối đôi gồm

1 phân tử đường glucose và 1 phân tử đường galactose.
75% đường trong quả chín là đường fructose và glucose.
Do vậy dù ăn chất ngọt từ
đường kính, đường sữa hay từ
quả ngọt, ta cũng chỉ có một
nửa lượng đường trực tiếp là
đường glucose. Trong khi tinh
bột (cơm, mỳ, khoai, ngô,
sắn ) khi tiêu hóa xong chúng
ta có 100% là đường glucose,
vì tinh bột thực chất là các
phân tử đường glucose nối với

Rau củ, hoa quả, ngũ cốc l
à
nguồn dinh dưỡng hàng
ngày rất quan trọng.
nhau. Tốc độ tiêu hóa tinh bột khi ăn riêng rẽ nhanh hơn ta
nghĩ nhiều. Hãy nhớ lại rằng nếu ta nhai cơm hơi lâu một
chút trong miệng, men tiêu hóa của nước bọt - dù khá yếu-
cũng đủ chuyển đổi tinh bột thành đường, thế nên ta cảm
thấy ngọt ngay khi cơm còn trong miệng. Những nghiên
cứu chỉ ra rằng: tổng số lượng carbonhydrat tác động nhiều
nhất lên mức đường trong máu. Tuy nhiên loại
carbonhydrat và cách chế biến thức ăn, thức ăn kèm theo
cũng ảnh hưởng trực tiếp lên mức độ gia tăng đường máu.
Ăn cơm rang với dầu ăn và thịt chắc chắn làm tăng đường
máu sau ăn ít hơn ăn cơm không.
Ngày nay, các chuyên gia đồng ý rằng bệnh nhân ĐTĐ có
thể ăn đường trong bữa ăn và được tính đến khối lượng các

chất carbonhydrat. Ví dụ: nếu muốn ăn thêm 10g mật ong
chẳng hạn, hãy bớt đi lượng đường trong quả ngọt (1 quả
chuối nhỏ) hoặc cơm tương ứng (1/3 bát cơm). Bệnh nhân
ĐTĐ có thể được thưởng thức vị ngọt ngào của đồ ăn thức
uống. Tuy nhiên cũng cần nói rằng không nên lạm dụng ăn
nhiều đường vì đường không phải là thực phẩm có nhiều
chất bổ dưỡng, chúng cung cấp năng lượng nhưng thiếu đi
vitamin, khoáng chất và chất xơ. Hơn nữa, thực phẩm có
nhiều đường thường kèm theo nhiều calo và chất béo (như
bánh ga-tô chẳng hạn).
Một người nặng 50kg, một ngày cần khoảng 150-200g chất
bột - đường. Lượng đường từ quả ngọt nên ăn từ 15-
30g/ngày (2 quả chuối chẳng hạn).

×